Hướng Dẫn Mẹ 5 Cách Nấu Cháo Ăn Dặm Cho Bé Thơm Ngon, Bổ Dưỡng

Một trong những yếu tố tiên quyết cho sự phát triển ban đầu của trẻ chính là việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất bổ dưỡng cho bé ngoài sữa mẹ, bởi lẽ sữa mẹ thì có hạn mà sự trưởng thành của của bé lại hữu hạn. Sau đây là một số mách nhỏ về công thức và cách nấu cháo ăn dặm cho bé cực ngon mà các mẹ nên bỏ túi.

Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm?

Khi trẻ tròn 6 tháng, đây là lúc các mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm, bởi lúc này hệ tiêu hóa của các bé mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thụ những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.

Kể từ khi bé được 6 tháng tuổi, nhu cầu năng lượng sẽ tăng, mà sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày, trong khi đó ở giai đoạn này, năng lượng trẻ cần lên đến khoảng gần 700 kcal/ngày. Vì vậy, cách nấu cháo ăn dặm cho bé đúng cách là cần thiết để bù đắp việc thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong bữa ăn dặm cũng cần tăng lên (tăng dần số lượng thức ăn và độ đặc), nếu không trẻ sẽ bị còi cọc và kém phát triển.

Nếu cho trẻ ăn dặm sớm (trước 4 tháng tuổi), lúc này cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột, vì vậy việc cho bé ăn dặm trước 4 tháng sẽ khiến bé dễ chán sữa mẹ nên bú ít đi, dẫn đến việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu, quan trọng từ sữa mẹ. Đồng thời điều này cũng làm giảm chất đề kháng, rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển tăng trưởng của trẻ.

Ngược lại, nếu cho bé ăn dặm muộn sau 6 tháng tuổi sẽ tăng khả năng làm trẻ bị đứng cân, tăng trưởng chậm. Bởi vì khi này sữa mẹ không đủ nguồn dinh dưỡng để cung cấp cho trẻ.

Các nguyên tắc về cách nấu cháo ăn dặm cho bé đúng cách

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) chia sẻ những kinh nghiệm về việc cho trẻ ăn dặm đúng cách cần bảo đảm những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc từ loãng đến đặc dần:

Ban đầu trong cách nấu cháo ăn dặm cho bé là các mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn dặm đúng cách bằng muỗng nhựa mềm để tránh làm tổn thương phần nướu răng của bé và nên bắt đầu với 1 lượng thức ít và loãng, đây là nguyên tắc quan trọng cần nhớ để giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể tiêu hóa được những thức ăn đặc và phức tạp hơn.

Nguyên tắc “ít – nhiều”:

Để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn ngày càng phong phú, các mẹ nên cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần 10 gram bột, rau xanh tăng dần đạt 10 gram, thịt xay 10 gram, dầu ăn 5ml mỗi bữa… Điều này sẽ đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Nguyên tắc ăn từ ngọt đến mặn:

Khi mới tập cho trẻ ăn dặm đúng cách, các mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm có vị ngọt như táo, chuối, khoai lang (vì vị gần giống sữa mẹ, bé sẽ không cảm thấy bị thay đổi đột ngột). Ngoài ra, cách tốt nhất là nghiền mịn và trộn với sữa mẹ hay sữa bột trong lần đầu tiên để bé có được khẩu vị quen thuộc. Rồi sau đó mới cho bé thử đến các loại rau, thịt cá. Mẹ không nên nêm muối, bột ngọt hay bột nêm vào thức ăn của con.

Nguyên tắc “không ép trẻ ăn”:

Khi trẻ tỏ ra phản đối về việc ăn dặm, nhăn nhó, ngoảnh mặt đi hoặc phì thức ăn ra thì lúc đó bé chưa sẵn sàng và mẹ không nên ép con. Cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc ăn dặm từ 5 – 7 ngày rồi sau đó tiếp tục trở lại việc luyện tập cho trẻ ăn dặm để trẻ không bị căng thẳng trong thời gian ăn dặm.

Nếu lần đầu chưa thành công, mẹ hãy kiên trì thử lại. Trung bình, thường phải sau 6 – 10 lần trẻ mới chấp nhận thức ăn mới và khả năng này tăng lên đáng kể sau 12 – 15 lần thử.

Bỏ túi 5 công thức và cách nấu cháo ăn dặm cho bé thơm ngon, bổ dưỡng

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé – Cháo cua biển rau ngót

cách nấu cháo ăn dặm cho bé

Nguyên liệu:

  • 1 con cua biển
  • 50 gr rau ngót
  • 100 gr đậu đỏ
  • 3 muỗng canh bột gạo

Chọn mua những nguyên liệu tươi ngon:

Các mẹ nên ưu tiên chọn rau ngót còn nguyên lá, không bị dập nát và bị sâu ăn. Ngoài ra, nên chọn những lá ngót mỏng nhưng nhìn trông cứng cáp.

Nên chọn những hạt đậu đỏ có kích thước vừa, tròn đều, có màu đỏ sẫm, không có những vết đốt do mọt gây ra. Tốt nhất nên chọn những hạt có kích thước to hơn hạt đậu xanh 1 ít, hạt như vậy nấu lên sẽ bùi, mềm và ngon hơn.

Cháo cua biển rau ngót – các bước chế biến và cách nấu cháo ăn dặm cho bé:

Bước 1: Sơ chế cua biển

Chuẩn bị một nồi nước để luộc chín cua biển, sau đó gỡ lấy phần thịt và gạch cua cho ra tô đựng.

Lưu ý nhỏ: Nhớ giữ lại phần nước luộc cua để làm thành nước dùng nấu cháo nhé.

Bước 2: Sơ chế rau ngót

Rau ngót rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố cùng với một ít nước, xay nhuyễn rồi lọc qua rây ép lấy nước, bỏ xác.

Bước 3: Sơ chế đậu đỏ

Ngâm đậu đỏ với nước trong khoảng 3 – 4 tiếng để đậu mềm, rồi sau đó cho vào xửng hấp hoặc nồi cơm điện nấu đến khi đậu đỏ chín nhừ. Kế đến cho đậu đỏ đã nấu chín vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.

Bước 4: Nấu cháo

Bắc nồi lên bếp, để lửa vừa, cho nước luộc thịt cua và thịt cua vào nồi, khuấy đều cho đến khi nước trong nồi sôi thì đổ từ từ rau ngót vào nồi, nhớ vớt bỏ lượng bọt trong quá trình đun sôi.

Tiếp theo, cho đậu đỏ đã xay nhuyễn vào nồi, khuấy đều cho đậu đỏ tan ra. Pha bột gạo với nước ra chén rồi đổ từ từ nước bột gạo vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đến khi hỗn hợp sánh, sệt lại thì tắt bếp.

Cháo chín mềm, vị ngọt của rau ngót hòa quyện cùng với vị béo bùi của đậu đỏ, ăn cùng thịt cua vừa ngon lạ miệng vừa bổ dưỡng.

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé – Cháo trứng gà cà rốt

cách nấu cháo ăn dặm cho bé

Nguyên liệu:

  • 35 gr gạo
  • 30 gr cà rốt
  • 1 quả trứng gà
  • 3 ml dầu ăn

Chọn mua những nguyên liệu tươi ngon:

Để chọn được những củ cà rốt tươi ngon, các mẹ cần chọn những quả có kích thước vừa phải, có màu cam đậm, sáng, cuống lá còn tươi xanh, hình dáng thẳng thuôn dài về phía đuôi, lớp vỏ trơn láng, hơi cứng và cầm chắc tay.

Không chọn những củ cà rốt có cuống bị dập héo, phần thân bị dập, chảy nhớt, xuất hiện những vết thâm có dấu hiệu hỏng hay củ quá to, phần lá, cành ở gốc và phần vai của củ to dày vì đây là những củ già, sẽ có nhiều xơ và ít chất dinh dưỡng.

Cháo trứng gà cà rốt – Các bước chế biến và cách nấu cháo ăn dặm cho bé:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cà rốt bào vỏ, rửa sạch và cắt thành từng khúc vừa ăn. Tiếp theo, tách lòng trắng trứng, giữ lại lòng đỏ rồi đánh tan.

Bước 2: Luộc cà rốt

Bắc nước lên bếp, cho lửa lớn, khi nước sôi, cho cà rốt vào và luộc trong 5 phút. Khi cà rốt chín, bạn vớt cà rốt ra, để ráo rồi cho vào máy và xay nhuyễn.

Bước 3: Nấu cháo

Cho 35gr gạo vào 450ml nước và ninh trên lửa vừa trong 15 – 20 phút để cháo được mềm. Lưu ý, khi nấu cháo, bạn nhớ đảo đều để tránh làm cháo bị khét và dính đáy nồi.

Bước 4: Cho trứng và cà rốt vào

Khi cháo đã mềm, cho trứng vào và khuấy đều. Sau đó, cho cà rốt đã xay nhuyễn vào, đảo đều và nấu thêm 2 – 3 phút nữa.

Cho cháo ra chén, thêm 3ml dầu ăn vào và khuấy đều, vị ngọt của cà rốt hòa cùng trứng gà rất đặc biệt, giúp cho trẻ thêm ngon miệng.

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé – Cháo cá hồi bông cải

cách nấu cháo ăn dặm cho bé

Nguyên liệu:

  • 112gr cá hồi phi lê
  • 125gr bông cải xanh
  • 1 muỗng canh sữa chua không đường
  • 1 muỗng cà phê vỏ chanh
  • 1 muỗng cà phê thì là
  • 1 muỗng canh dầu Oliu

Chọn mua những nguyên liệu tươi ngon:

cách nấu cháo ăn dặm cho bé

Các mẹ nên nhớ quan sát của bông cải khi lựa chọn bởi những bông cải có màu xanh càng đậm là sẽ càng ngon đấy nhé. Sau đó, hãy dùng tay nắm thử cuống bông cải xanh, bông cải nào có cuống còn cứng, chắc và không mềm dẻo là bông cải tươi.

Cháo cá hồi bông cải – các bước chế biến và cách nấu cháo ăn dặm cho bé:

Bước 1: Sơ chế cá hồi và bông cải

Nên chọn mua cá hồi đã được phi lê sẵn trong siêu thị hoặc tại các cửa hàng thực phẩm uy tín để có thể tiết kiệm thời gian công đoạn sơ chế. Sau đó dùng dao cắt bỏ phần da cá và kiểm tra xem còn sót lại xương cá hay không, dùng nhíp gắp bỏ phần xương cá.

Tiếp theo, rửa miếng cá nhẹ nhàng với nước sạch, dùng khăn sạch lau khô nước trên bề mặt miếng cá.

Về phần bông cải xanh, bạn nên cắt thành những miếng nhỏ vừa đủ cho trẻ ăn. Phần thân bông cải, nên gọt lớp vỏ cứng bên ngoài rồi cắt khúc tương tự bông cải. Tiếp đó, rửa với nước muối pha loãng và rửa lại nước sạch, để ráo.

Bước 2: Hấp bông cải

Bắc nồi lên bếp, giữ mức lửa vừa, cho vào nồi 500ml nước lọc rồi đặt xửng hấp vào nồi, nấu sôi khoảng 10 phút.

Sau đó cho bông cải đã cắt nhỏ và xửng hấp, đậy nắp lại và hấp trong khoảng 10 phút cho bông cải chín.

Hoặc bạn có thể luộc trực tiếp bông cải trong nước mà không cần đến xửng hấp nhé, sau đớt vớt ra để rổ cho ráo nước.

Bước 3: Áp chảo cá hồi

Bắc chảo lên bếp và cho vào 1 muỗng canh dầu ô liu, khi dầu bắt đầu nóng thì cho cá hồi vào áp chảo. Đợi khi một mặt cá chín hơi vàng, săn lại thì dùng sạn trở cá lại cho đến khi mặt còn lại cũng chín đều thì tắt lửa, vớt cá ra.

Bước 4: Xay nhuyễn nguyên liệu

Cho lần lượt cá hồi, bông cải, 1 muỗng canh sữa chua, 1/2 muỗng cà phê thì là, 1 muỗng canh vỏ chanh và 120ml nước luộc bông cải vào máy xay sinh tố. Xay nhuyễn tất cả nguyên liệu lại với nhau đến khi cho ra một hỗn hợp nhuyễn, mịn.

Bước 5: Thành phẩm

Cho cháo cá hồi bông cải ra bát để bé thưởng thức thôi nào, đặc biệt cháo cá hồi bông cải chứa thành phần độ béo tự nhiên của cá, thêm chút chua thanh của sữa chua khiến bé sẽ rất thích thú bởi hương vị của món cháo đấy.

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé – Cháo thịt bò khoai lang

cách nấu cháo ăn dặm cho bé

Nguyên liệu:

  • 50 gr gạo tẻ
  • 100 gr thịt bò
  • 100 gr khoai lang tím
  • 1/3 muỗng cà phê hạt nêm

Chọn mua những nguyên liệu tươi ngon:

Thịt bò ngon thường có màu đỏ tươi, mỡ màu vàng tươi, gân màu trắng và khi ấn và sẽ cảm giác cứng. Các mẹ nên chọn mua những miếng thịt mềm, nhỏ. Dùng tay ấn vào thịt, nếu có độ đàn hồi tốt, không bị dính tay và không có mùi hôi thì đó chính là thịt mới.

Cháo thịt bò khoai lang – các bước chế biến và cách nấu cháo ăn dặm cho bé:

Bước 1: Sơ chế thịt bò

Thịt bò mua về đem rửa sạch cùng nước muối loãng, sau đó thái nhỏ miếng thịt rồi băm nhuyễn ra (có thể cho vào máy xay để xay nhuyễn).

Cho thịt bò đã băm vào tô nhỏ, nêm nếm hạt nêm, đảo đều và ướp trong vòng 20 phút.

Bước 2: Sơ chế khoai lang

Rửa sạch củ khoai lang và gọt vỏ, sau khi gọt vỏ rửa sạch lại lần nữa.

Tiếp theo bạn cắt khúc nhỏ và cho vào máy xay xay nhỏ, nếu bạn không có máy xay thì có thể luộc khoai lang với 150 – 180 ml nước trong thời gian 20 phút nhé, sau đó vớt ra và tán nhuyễn.

Bước 3: Nấu cháo

Một mách nhỏ để nấu cháo nhanh chín và thơm ngon đó là trước khu nấu cháo, bạn nên ngâm gạo từ 30 – 45 phút hoặc rang hơi vàng lên nhé.

Bắc một nồi nước khoảng 180 – 200 ml nước lên bếp, sau đó cho gạo vào và tỉ lệ giữa gạo với nước là 1:10.

Nấu cho đến khi cháo gần nhừ thì cho thịt bò cùng khoai lang vào. Sau đó, nấu cho đến khi thịt bò chín thì bạn nêm gia vị cho phù hợp.

Bước 4: Thành phẩm

Cho ra bát và cùng bé thưởng thức thôi! Cháo thịt bò khoai lang là món ăn dặm rất dinh dưỡng dành cho bé trong giai đoạn khởi đầu ăn dặm đấy nhé, nguyên liệu lại cực kì dễ kiếm phải không nào!

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé – Cháo trứng gà bí đỏ phô mai

cách nấu cháo ăn dặm cho bé

Nguyên liệu:

  • 50 gr bí đỏ
  • 1 quả trứng gà
  • 1 cái phô mai vuông con bò cười
  • 1 tô cháo nấu sẵn

cách nấu cháo ăn dặm cho bé

Cháo trứng gà bí đỏ phô mai – các bước chế biến và cách nấu cháo ăn dặm cho bé:

Bước 1: Sơ chế bí đỏ

Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, sửa sạch. Cho bí đỏ vào nồi hấp trong khoảng 15 – 20 phút để bí đỏ chín. Khi bí chín thì lấy bí ra chén, tán nhuyễn.

Trứng gà tách lấy lòng đỏ

Bước 2: Nấu cháo

Trộn đều bí đỏ với cháo trắng rồi đưa lên bếp đun nhỏ lửa cho đến khi sôi. Tiếp theo, cho lòng đỏ trứng gà vào nồi cháo, vừa đánh vừa trộn cho tan trứng.

Đun sôi cháo thêm khoảng 10 phút nữa thì cho phô mai vào, tán đều trộn với cháo. Đến khi cháo sôi thì bạn tắt bếp.

Bước 3: Thành phẩm

Thật đơn giản phải không nào! Cháo trứng gà bí đỏ phô mai thơm béo là món ăn dặm đầy đủ chất xơ, canxi, vitamin… cho bé nhà bạn đấy nhé.

Một số lưu ý trong cách nấu cháo ăn dặm cho bé

Nêm nếm gia vị thật nhạt trong các món ăn dặm cho bé

Khi nấu cháo cho bé ăn dặm, các mẹ cần lưu ý hạn chế dùng nhiều gia vị, thay vào đó hãy nêm nếm thật nhạt, điều đó có thể giảm tối đa những ảnh hưởng xấu đến thận của bé. Về cơ bản, những lượng chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho bé đã có trong các loại rau củ mà các bé ăn hằng ngày rồi.

Cho bé thời gian làm quen với thức ăn mới

Thời gian đầu, bé sẽ cần làm quen với muỗng và cả cảm giác có thức ăn rắn trong miệng. Vì vậy mẹ đừng mong đợi bé sẽ ăn rất nhiều hoặc toàn bộ mà hãy biết rằng bé chỉ có thể ăn một hoặc hai muỗng cà phê tại một thời điểm mới bắt đầu. Thay vì cố gắng để bé ăn được một lượng cụ thể thì lưu ý khi cho trẻ ăn dặm là hãy tập cho bé làm quen với trải nghiệm mới này trước.

Ngừng cho bé ăn dặm ngay khi bé không muốn ăn nữa

Lúc bé nhè thức ăn vào muỗng, quay đầu đi nơi khác hay bặm môi thật chặt hoặc nhổ ra bất cứ thứ gì bạn đặt trong miệng của bé hay khóc ré lên, đó là khi bé cho bạn biết bé muốn ngừng ăn. Vì vậy, đừng ép trẻ ăn nhiều hơn những gì bé muốn, trẻ sẽ ăn khi đói và dừng lại khi no.

Cẩn thận chọn lựa các thành phần dị ứng với bé

Khi bé bị dị ứng với thành phần của thức ăn sẽ có những đặc điểm sau:

  • Tinh thần uể ỏi, mệt mỏi, thụ động hơn bình thường.
  • Toàn thân xuất hiện các nốt phát ban đỏ.
  • Bé có triệu chứng tiêu chảy, đau bụng.
  • Mắt, mặt, cổ họng bị sưng phù.

Khi đó, hãy dừng ngay các thực phẩm khiến bé bị dị ứng nhé.

Kết luận

Việc chăm sóc con và tập cho con thói quen ăn uống tốt là công việc không hề dễ dàng. Điều này đòi hỏi những kỷ luật và sự kiên trì nhất định bện cạnh tình yêu thương mà mẹ đã dành cho con. Qua bài viết trên của tapchimebe.com, hi vọng các mẹ đã bỏ túi được các công thức và cách nấu cháo ăn dặm cho bé thơm ngon, bổ dưỡng nhé!

Tham khảo thêm các bài viết khác tại:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *