Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tăng Cân Nhanh Chóng Mẹ Cần Phải Biết

thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt khi bắt đầu bước sang tháng thứ 6, trẻ cần được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất từ các loại thực phẩm khác nhau thông qua việc ăn dặm. Vậy các mẹ đã biết cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng sao khoa học và đủ chất hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thời điểm bắt đầu ăn dặm tốt nhất dành cho bé là khi nào?

Chưa có một mốc thời gian cụ thể nào quy định về việc bắt đầu cho bé ăn dặm. Thông thường khi bé được 6 tháng tuổi, cơ quan tiêu hoá cũng như răng miệng đã phát triển, do đó các mẹ có thể cân nhắc cho bé ăn dặm vào thời điểm này để bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng.

Ngoài ra mẹ có thể áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng khi bé nhà mình có những dấu hiệu sau đây:

  • Bé có thể tự giữ đầu thẳng và ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp của mẹ.
  • Hay đưa tay vào miệng, thích gặm đồ chơi.
  • Bé tỏ ra thích thú với các món ăn, chăm chú quan sát và mong muốn được thử.
  • Bé luôn đói bụng, đòi ăn mặc dù đã được uống sữa đầy đủ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bé không được ăn dặm đúng lúc?

Bắt đầu ăn dặm quá sớm dễ khiến bé gặp tình trạng khó tiêu hoá do các cơ quan bên trong vẫn chưa phát triển hoàn thiện, có thể gây nghẹt thở vì bé vẫn chưa biết cách nghiền nát thức ăn.

Trường hợp ăn dặm quá trễ sẽ khiến cơ thể không có đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng cho quá trình phát triển, làm bé chậm phát triển, nguy cơ bị suy dinh dưỡng, còi xương rất cao.

Loại thực phẩm nào nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng?

Các mẹ nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu vào thực đơn ăn dặm dành cho bé 6 tháng nhà mình để đảm bảo sự phát triển tốt nhất về thể chất và trí não của bé. Các loại thực phẩm tốt cho sự tăng trưởng của bé nên có như:

  • Thực phẩm giàu đạm: thịt, cá, trứng có giá trị dinh dưỡng khá cao và rất cần thiết trong thực đơn ăn dặm của bé.
  • Thực phẩm giàu canxi giúp xương và răng chắc khoẻ và bé cao lớn hơn.
  • Các loại thực phẩm giàu sắt, kẽm hỗ trợ quá trình trao đổi chất, lưu thông máu giúp bé phát triển trí não.
  • Các loại trái cây, rau củ giàu vitamin và khoáng chất sẽ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hoá.
  • Sữa: sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu cho bé, song song với việc ăn dặm, các bé nên được tiếp tục uống sữa mẹ để cơ thể hấp thu tốt nhất.

Các dạng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay có khá nhiều phương pháp ăn dặm dành cho bé 6 tháng tuổi, mỗi phương pháp đều có các đặc điểm khác nhau nhưng đều đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là một số kiểu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi kiểu truyền thống

thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng ngon miệng

Đây là cách thức nấu ăn quen thuộc và được áp dụng nhiều nhất từ trước đến nay, các loại thức ăn sẽ được trộn chung với nhau và xay nhuyễn để tạo thành một hỗn hợp bột lỏng.

Ưu điểm

  • Đảm bảo đầy đủ các nhóm dưỡng chất cung cấp trong khẩu phần ăn.
  • Giúp bé tiêu hoá và hấp thu thức ăn hiệu quả hơn.

Nhược điểm

  • Quá trình chế biến làm mẹ mất nhiều thời gian.
  • Khi bé đã quen với thức ăn nhuyễn sẽ khó chuyển sang các loại thức ăn được chế biến bằng cách khác.

Gợi ý thực đơn

  • Cháo cà rốt bông cải xanh
  • Nguyên liệu: cháo trắng, cà rốt, bông cải xanh.
  • Cách chế biến: nấu cháo trắng theo tỉ lệ 1 gạo : 10 nước, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch với bông cải xanh rồi đem đi luộc chín. Xay nhỏ cà rốt và bông cải xanh đã luộc sau đó trộn chung với cháo trắng đã nấu nhuyễn.
  • Súp bí đỏ
  • Nguyên liệu: bí đỏ, sữa mẹ/sữa công thức.
  • Cách chế biến: bí đỏ hấp chín rối nghiền nhuyễn, trộn chung với sữa và đun sôi là có thể dùng.
  • Cháo thịt gà cà rốt
  • Nguyên liệu: cháo trắng, thịt ức gà, cà rốt.
  • Cách chế biến: nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo : 10 nước, cà rốt gọt vỏ, thịt gà sơ chế rồi rửa sạch. Luộc chín cà rốt và thịt gà sau đó đem xay nhuyễn rồi trộn chung với cháo đã nấu là được.
  • Cháo tôm rau ngót
  • Nguyên liệu: cháo trắng, tôm, rau ngót.
  • Cách chế biến: nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo : 10 nước, tôm, rau ngót rửa sạch luộc chín, cho tôm đã bóc vỏ và rau ngót vào cối xay nhuyễn sau đó trộn chung với cháo trắng đã nấu.
  • Cháo trứng cà chua
  • Nguyên liệu: cháo trắng, cà chua, trứng gà.
  • Cách chế biến: nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo : 10 nước, cà chua rửa sạch đem đi hấp chín sau đó xay nhuyễn, cho cà chua nhuyễn vào cháo nấu đến khi sôi rồi bỏ thêm trứng gà, khuấy đều để trứng tan khoảng 2 – 3 phút sau đó tắt bếp.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo kiểu Nhật

thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân

Là phương pháp ăn dặm vô cùng khoa học, hình thành cho bé thói quen ăn uống hợp lý. Thức ăn không được xay chung toàn bộ mà được giã và rây mịn từng loại. Bé sẽ được ăn lần lượt từ lỏng đến đặc, từ mịn đến thô dần, quá trình này sẽ tạo hứng thú và kích thích niềm vui ăn uống của bé rất hiệu quả.

Ưu điểm

  • Giúp bé nhận biết được mùi vị của từng loại thức ăn, kích thích vị giác của bé.
  • Rèn luyện kỹ năng nhai, nuốt từ chế độ ăn uống hợp lý từ lỏng đến đặc.
  • Tạo hứng thú trong quá trình ăn uống, bé ăn ngon miệng hơn.

Nhược điểm

  • Tốn khá nhiều thời gian để chế biến từng loại thực phẩm khác nhau.
  • Không đảm bảo được lượng thức ăn đưa vào cơ thể do phương pháp này các mẹ sẽ không bắt buộc bé ăn hết và thường chú trọng vào sự độc lập của bé.

Gợi ý thực đơn

  • Cháo rau chân vịt
  • Nguyên liệu: cháo trắng loãng, rau chân vịt.
  • Cách chế biến: nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo : 10 nước, rau chân vịt rửa sạch hấp chín mềm sau đó cắt nhỏ, trộn rau đã nghiền nhỏ chung với cháo trắng là có thể dùng được.
  • Cháo rau ngót đậu phụ
  • Nguyên liệu: cháo trắng, đậu phụ, rau ngót.
  • Cách chế biến: nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo : 10 nước, đậu phụ, rau ngót đem đi hấp chín rồi nghiền nhuyễn riêng từng loại, trộn cháo đã nấu với rau ngót, đậu phụ để riêng cho bé dùng kèm.
  • Cháo cà rốt
  • Nguyên liệu: cháo trắng, cà rốt.
  • Cách chế biến: nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo : 10 nước, cà rốt gọt vỏ rửa sạch rồi hấp chín, sau đó nghiền cà rốt thật mịn, để cháo và cà rốt riêng từng bát rồi cho bé dùng.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi kiểu tự chỉ huy – BTW

thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng blw

Ở phương pháp này bé được khuyến khích tự chủ mọi thứ, mẹ sẽ chuẩn bị các món ăn đã được chế biến mềm, bé có thể tự cầm, bốc bằng tay và lựa chọn thứ tự các loại thực phẩm để ăn.

Ưu điểm

  • Giúp bé độc lập từ sớm trong việc ăn uống, mẹ không cần phải chăm bón từng chút.
  • Bé tự dừng ăn khi cảm thấy no, không bị nhồi nhét quá nhiều tránh gây tình trạng thừa cân.
  • Chế biến đơn giản, tiết kiệm công sức và thời gian cho mẹ.

Nhược điểm

  • Khả năng nghẹt thở, nghẹn thức ăn tương đối cao do bé không thể kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào.
  • Khó xác định chính xác lượng thức ăn bé đã ăn là bao nhiêu.

Gợi ý thực đơn

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu tự chỉ huy rất đơn giản, chỉ cần chế biến các nguyên liệu riêng biệt như gợi ý dưới đây:

  • Thịt gà luộc
  • Nui
  • Các loại rau luộc: rau bina, súp lơ, bắp cải, măng tây,…
  • Các loại củ quả hấp: bí đỏ, cà rốt, ngô, su su,…
  • Khoai tây, khoai lang nướng
  • Trái cây cắt nhỏ: xoài chín, đu đủ, dâu tây, kiwi,…

Lưu ý khi cho bé 6 tháng ăn dặm

Để việc ăn dặm của bé có hiệu quả và an toàn, mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Duy trì sữa mẹ trong chế độ ăn uống hàng ngày của bé bởi vì lúc này sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá nhất.
  • Đảm bảo cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nhằm giúp bé phát triển tối ưu.
  • Không bắt ép bé ăn: mẹ đừng lo lắng về việc bé từ chối các bữa ăn vì bé cần có thời gian để làm quen với thực đơn ăn dặm, hãy cho bé thời gian để trải nghiệm, bên cạnh đó mẹ nên chế biến các món ăn thật đa dạng sẽ giúp bé hứng thú và ăn tốt hơn.
  • Mẹ không nên nêm nếm thức ăn của bé theo khẩu vị người lớn, việc sử dụng các gia vị như muối, hạt nêm quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến thận và sức khoẻ của bé sau này. Thay vào đó các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên thêm một chút dầu ăn vào khẩu phần ăn để cung cấp chất béo, giúp bé tăng cân nhanh, tiêu hoá tốt.
  • Thức ăn phải được chế biến kỹ, đảm bảo vệ sinh, không được cho bé ăn đồ tái sống vì hệ tiêu hoá của bé lúc này vẫn còn yếu sẽ dễ gây ra ngộ độc, khó tiêu.
  • Luôn ở bên cạnh bé trong suốt quá trình ăn để đảm bảo không xảy ra tình trạng nghẹn, hóc thức ăn.

Hỏi đáp các thắc mắc thường gặp về thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

  • Nên cho bé ăn dặm bao nhiêu bữa 1 ngày?

Khi mới bắt đầu mẹ nên cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày cùng với duy trì uống sữa mẹ, khi thấy bé phản ứng tốt với việc ăn dặm và tiêu hoá khoẻ, lúc đó mẹ có thể tăng dần số bữa ăn dặm lên từ 2 – 3 bữa/ngày.

  • Nên áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi nào thì tốt?

Mỗi phương pháp ăn dặm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, mẹ nên cho bé thử đa dạng các loại thực đơn để có thể lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp nhất cho bé nhà mình.

  • Vì sao bé ăn dặm hay bị nôn, oẹ thức ăn?

Việc chuyển từ sữa mẹ sang các loại thức ăn khác sẽ khiến bé cảm thấy không quen và có xu hướng từ chối trong thời gian đầu, mẹ nên kiên nhẫn tập cho bé ăn từng chút, dần dần bé sẽ thích nghi và dễ dàng tiếp thu thức ăn hơn.

  • Có nên cho bé ăn dặm bằng thức ăn đóng hộp sẵn hay không?

Thực phẩm đóng hộp có tính tiện lợi cao, có thể dùng vào những lúc cấp bách khi mẹ quá bận không thể nấu ăn.

Tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn đóng hộp thấp hơn nhiều so với thực phẩm tươi sống tự chế biến, hơn nữa loại thức ăn này còn chứa một số gia vị và phụ gia bảo quản, do đó mẹ vẫn nên hạn chế cho bé ăn thức ăn đóng hộp để đảm bảo sức khoẻ và sự phát triển tốt nhất của bé.

Kết luận

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của bé, giai đoạn ăn dặm chính là tiền đề cho sự tăng trưởng về sau. Những gợi ý về thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng trên đây sẽ giúp mẹ xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, giúp bé tăng cân nhanh, phát triển tốt về thể chất cũng như trí não một cách toàn diện.

Tham khảo thêm:

Mẹ Có Biết Nên Cho Bé Ăn Dặm Vào Giờ Nào Trong Ngày Không?

Những Dấu Mốc Khi Bé 6 Tháng Tuổi Mà Bố Mẹ Nào Cũng Nên Biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *