Trách nhiệm không phải là một khóa học, mà trách nhiệm là một thái độ trong cuộc sống. Nhiều bậc phụ huynh cứng nhắc trong việc dạy con quên mất dạy con sống sao cho có trách nhiệm.
Dạy con kỹ năng sống để trở thành người có trách nhiệm không bao giờ là chuyện dễ dàng trong ngày một ngày hai là được, chính vì vậy bố mẹ cần phải nỗ lực kiên nhẫn trước khi con bước sang 3 tuổi.
1.Để trẻ học các dọn dẹp
Đối với mỗi đứa trẻ việc vô tình làm đổ thức ăn hay đồ vật là điều khó tránh khỏ. Thay vì tức giận la mắng con, các bậc phụ huynh hãy xem đây là cơ hội để rèn luyện tính tự giác bằng cho con tự mình dọn dẹp đồ. Để giúp con có thể làm quen được việc này, bố mẹ hãy hướng dẫn cho trẻ cách lau dọn bằng một tấm giấy.
2. Hãy là hình mẫu của một người sống có trách nhiệm
Trẻ em luôn được xem là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, chúng sẽ thường bắt chước, theo dõi những việc làm và hành động của bạn. Nếu trẻ thấy bố mẹ mình là người sống có trách nhiệm, bất giác trẻ cũng sẽ học hỏi theo những đức tính tốt để thành người sống có trách nhiệm giống như bố mẹ của mình.
3. Giao phó cho trẻ những việc làm phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi
Bố mẹ hoàn toàn có thể dạy con tính tự lập sống có trách nhiệm ngay từ khi con biết đi bằng cách cất dọn đồ chơi sau khi ngừng sử dụng. Vào thời điểm con 5 tuổi, con đã có thể mình dọn dẹp giường chiếu. Sau khi được bố mẹ tạo điều kiện cho con phát triển và sống có trách nhiệm, trẻ sẽ bắt đầu thành thạo với các nhẹ phụ giúp gia đình như dọn bàn ăn và quét nhà.
4. Không ép trẻ làm quá nhiều
Giao cho trẻ quá nhiều nhiệm vụ trong một ngày sẽ khiến cho trẻ bị áp lực và có thể khiến chúng quá sức. Ba mẹ chỉ nên chia sẻ với con những công việc nhẹ nhàng và giãn cách thời gian, để trẻ cảm thấy thoải mái không bị ràng buộc với thứ gọi là “nhiệm vụ”.
5. Hãy cho trẻ biết rằng ai cũng có thể mắc sai lầm
Theo khảo sát, có rất nhiều trẻ em không hiểu rằng tất cả mọi người đều có thể mắc sai lầm. Chính vì vậy, khi làm sai một điều gì đó con thường hoảng sợ, lo lắng, để con có thể hiểu được, bố mẹ cần đợi cho đến khi con bình tình rồi nhẹ nhàng phân tích đúng sai cho con hiểu, để sau này con sẽ không còn tái phạm (lặp lại) thêm lần nào nữa. Tuy nhiên, nhận thức của con chưa được rõ ràng nên các bậc phụ huynh không nên quá cứng nhắc trong việc dạy con.
6. Hãy giúp đỡ khi con đề nghị
Trường hợp con cần sự giúp đỡ từ phía bố mẹ thì bạn nên vui vẻ chấp nhận lời đề nghị này, ngay cả khi việc bố mẹ biết rằng việc đó con hoàn toàn có thể hoàn thành tốt một mình. Điều này sẽ làm cho bé cảm thấy được sự che chở, bảo vệ từ phía bố mẹ của mình, đây được xem là một cách để bé vững tâm và một cách tốt để gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con cái.
7. Thừa nhận và khen thưởng nỗ lực của con
Khen thưởng sau khi con làm việc tốt là điều nên làm, việc này giúp con nhận biết được việc nào đúng việc nào sai, từ đó những sự việc tích cực sẽ ngày càng bộc phát. Không chỉ khi con làm việc tốt mà ngay cả khi con không hoàn thành tốt nhiệm vụ, thì bạn vẫn nên ghi nhận những nỗ lực của con và động viên, an ủi, khuyến khích con làm tốt hơn vào lần sau.
8. Hãy ghi nhớ những lần phần thưởng cho con
Hãy là bà mẹ và ông bố sáng suốt khi dạy con thành một người có trách nhiệm. Việc khen thưởng con dù con không hoàn thành tốt việc gì sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Bạn cần phân biệt được việc gì nên khen thưởng và việc gì không nên. Ngoài ra, bạn cần tránh sử dụng các món quà và hứa sẽ cho để con phải làm việc nhà, vì như vậy sẽ hình thành thói quen có điều kiện thì con mới hành động.
9. Dạy cho con phải luôn trung thực mọi lúc
Nói dối là một vấn đề nguy hiểm đối với trẻ, đặc biệt là việc chúng trở thành thói quen xấu. Nếu bạn bắt gặp con mình đang thao thao bất tuyệt về một câu chuyện, sự việc không có thật, hãy nhẹ nhàng, bình tĩnh nói cho con hiểu rằng việc con nói không thực tế và bạn biết con đang không trung thực. Hãy đưa ra lời khuyên cho con rằng con có thể nói chuyện dựa trên câu chuyện có thật.
10. Nhẹ nhàng nhắc nhở con
Khi bạn phát hiện con đang nói dối hoặc con không hoàn thành việc mà chúng phải hoàn thành, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở con đúng cách và tránh cáu gắt, lớn tiếng với trẻ. Hãy chú ý theo dõi xem thái độ của con, và đừng hỏi xem tại sao trẻ vẫn chưa hoàn thành công việc. Không chỉ con nít mà ngay cả người lớn cũng hoàn toàn không hề thích điều đó.