Cách giảm cân cho trẻ béo phì

cach-giam-can-cho-tre-beo-phi-2

Làm sao để biết trẻ bị béo phì?

Béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy một lượng mỡ thừa vượt quá mức cho phép. Khi tình trạng béo phì ngày càng tăng thì khả năng sẽ gây ra một số bệnh lý nguy hiểm. Để xác định tình trạng béo phì, thừa cân ở trẻ, cha mẹ cần chú ý những dấu hiệu sau:

  • Cân nặng tăng nhanh hằng tháng.
  • Xuất hiện các cục mỡ ở phần đùi, phần cánh tay, bụng, ngực, cổ và cằm.
  • Thường xuyên mệt mỏi, việc đi lại trở nên khó khăn.

cach-giam-can-cho-tre-beo-phi-2

Những vấn đề về sức khỏe khi trẻ bị béo phì 

Khi trẻ xuất hiện các biểu hiện của việc tăng cân, thừa mỡ, việc đầu tiên các bậc phụ huynh nên làm trước khi tìm cách giảm cân cho con là hiểu rõ được những nguy cơ tiềm ẩn mà căn bệnh béo phì gây nên. Theo các bác sĩ, béo phì là một trong những yếu tố nguy hiểm gây ra nhiều bệnh lý làm ảnh hưởng đến sức khỏe như:

Bệnh lý tim mạch do béo phì

Khi trẻ bị béo phì, lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể sẽ di chuyển vào máu. Nếu việc này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng rối loạn lipid máu, đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, thậm chí là đột quỵ.

cach-giam-can-cho-tre-beo-phi-2

Trẻ con bị béo phì sẽ khiến cơ thể kháng insulin và gây bệnh đái tháo đường type 1. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh sẽ diễn biến xấu hơn tiến triển thành đái tháo đường type 2.

Bệnh lý về hô hấp

Lượng mỡ thừa khi xuất hiện ở vùng cổ sẽ gây chèn ép đường thở và gây các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp. Những biến chứng thường gặp ở trẻ béo phì chính là hội chứng giảm thông khí và hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Bệnh về khớp

Cân nặng sẽ làm tăng áp lực trực tiếp lên các khớp xương. Điều này khiến cho các khớp dễ bị tổn thương và gây ra các bệnh lý như thoái hóa khớp, hạn chế phát triển chiều cao và tỷ lệ gãy xương sẽ cao hơn người bình thường. 

Ảnh hưởng đối với tâm lý

Việc trẻ có ngoại hình nổi bật khác hẳn với bạn bè cùng trang lứa chắc hẳn sẽ khiến bé bị mặc cảm và tự ti về vẻ bề ngoài của mình. Nhiều khảo sát đã cho thấy, tỷ lệ trẻ em bị trầm cảm có dấu hiệu của bệnh béo phì cao hơn các bé còn lại. Điều này sẽ khiến các con trở nên rụt rè, ngại giao tiếp và tránh xa bạn bè. Để con không gặp phải tình trạng này, các bậc phụ huynh hãy an ủi, động viên và khích lệ tinh thần để con quyết tâm lấy lại vóc dáng khỏe mạnh như các bạn. 

cach-giam-can-cho-tre-beo-phi-2

Cách giảm cân cho trẻ béo phì

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Nguyên nhân chính gây ra bệnh gây béo phì chính là do chế độ không khoa học và lành mạnh. chính vì vậy, bố mẹ cần chú ý đến khẩu phần ăn sau đây để giúp con giảm cân đúng cách:

  • Chia nhỏ bữa ăn, thức ăn và kiểm soát khẩu phần của trẻ trong từng bữa/ ngày.
  • Phụ huynh chỉ nên khuyến khích con chỉ ăn khi đói chứ không phải vì thức ăn hợp khẩu vị hay vì buồn miệng mà ăn vô tội vạ .

Rèn thói quen ăn chậm, nhai kỹ

Theo bác sĩ, thời gian tối thiểu cho mỗi bữa ăn của con là 20 phút. Ba mẹ hãy tập cho con thói quen ăn chậm và nhai kỹ để con để hạn chế tình trạng trẻ ăn quá nhiều.

cach-giam-can-cho-tre-beo-phi-2

Chỉ ăn những thực phẩm lành mạnh

Cân nặng của bé sẽ được quyết định bởi thực lượng thức ăn mà bé tiếp thu vào hằng ngày. Do đó, chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong công cuộc giảm cân không thể thiếu cho trẻ béo phì.

Dưới  đây là những món ăn cần được bổ sung hoặc hạn chế trong các bữa ăn của trẻ:

  • Hãy bổ sung vào mỗi bữa ăn cho con các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, các loại củ…
  • Nếu thường ngày lượng tinh bột mà con dung nạp vượt quá chỉ tiêu thì bạn hãy chủ động cắt giảm lượng tinh bột trong khẩu phần ăn cho bé. Hiện nay có rất nhiều loại bột có chứa tinh bột nguyên cám như gạo nâu, ngũ cốc,…
  • Hạn chế những món ăn chứa nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, snack, đùi gà chiên…
  • Hạn chế các đồ ăn vặt chứa nhiều đường hóa học như bánh, kẹo, nước ngọt,…

Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao

Các hoạt động thể lực không chỉ giúp đốt cháy lượng  mỡ dư thừa mà còn có lợi cho sự phát triển về chiều cao và trí não của con. Chính vì vậy, cho con rèn luyện thể dục cách giảm cân lành mạnh cho trẻ bị béo phì được nhiều bác sĩ khuyến nghị sử dụng. Ba mẹ nên động viên bé tham gia những môn thể thao yêu thích như đá banh, bơi lội,…

Khi nào con cần gặp bác sĩ?

Nếu số cân của con không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các phương pháp trên thì bạn hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn những phương pháp giảm cân khác.

Bệnh béo phì ở trẻ em nếu không tìm cách giảm cân kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy về sau mà bạn không thể ngờ được. Do đó, giảm cân đúng cách cho trẻ là điều vô cùng cần thiết.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *