Những Điều Cần Biết Về Tuần Khủng Hoảng Của Bé

Tuần khủng hoảng của bé

Cha mẹ luôn mong muốn mang đến điều tốt đẹp cho con của họ, chỉ cần nhìn con vui vẻ, hạnh phúc lớn lên từng ngày thì đó chính là thành công của mỗi người làm cha, làm mẹ. Mỗi độ tuổi phát triển của con sẽ có những khó khăn riêng, giống như việc con chào đời, con sẽ trải qua những tuần khủng hoảng để phát triển hoàn thiện hơn. Vậy cha mẹ hãy cùng tìm hiểu về tuần khủng hoảng của bé là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ về tuần khủng hoảng của bé, giúp cha mẹ có thêm kiến thức, phương pháp giải quyết để cùng con phát triển mỗi ngày.

 

1. Tuần khủng hoảng của bé là gì?

Tuần khủng hoảng của bé

Tuần khủng hoảng của bé là cụm từ miêu tả những giai đoạn phát triển mạnh mẽ, tự nhiên của bé khiến bé có thay đổi về tâm sinh lý, hành động thể hiện qua việc ăn uống, quấy khóc, vui chơi,…

Có những giai đoạn bé phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần, bố mẹ dễ dàng nhận thấy nhưng cũng có những giai đoạn bé không thay đổi quá nhiều. Sự thay đổi tinh thần diễn ra trong não của trẻ 20 tháng tuổi, sau giai đoạn này bé sẽ có thay đổi về tính cách và thể chất giúp bé trưởng thành.

Để bé phát triển về sức khỏe và tâm sinh lý được tốt nhất, cha mẹ cần hiểu rõ về tuần khủng hoảng của bé, và cùng bé trải qua các giai đoạn phát triển.

Tuần khủng hoảng của bé hay còn gọi là Wonder weeks, mỗi bé thường trải qua 10 tuần khủng hoảng với từng giai đoạn thời gian sẽ có những dấu hiệu khác nhau, cha mẹ cần xác định mốc thời gian các giai đoạn và dấu hiệu của nó để tránh tình trạng lo lắng, căng thẳng khi con mình trải qua.

 

2. Các giai đoạn tuần khủng hoảng của bé.

Các giai đoạn của tuần khủng hoảng sẽ xảy ra với mỗi bé là khác nhau, các giai đoạn này sẽ bị ảnh hưởng bới các yếu tố như: di truyền, giới tính, môi trường, dinh dưỡng, thời gian sinh thiếu ngày hay thừa ngày,… Mỗi bé sẽ trải qua 10 giai đoạn phát triển hay còn gọi là 10 tuần khủng hoảng.

Giai đoạn các tuần khủng hoảng của bé

Tuần khủng hoảng của bé có thể đến sớm hoặc đến muộn, cha mẹ nên dựa vào các dấu hiệu và thời gian trung bình các mốc giai đoạn xảy ra ở đa số các bé để xác định cho bé nhà mình.

    • 5 tuần tuổi
    • 8 tuần tuổi
    • 12 tuần tuổi
    • 17 tuần tuổi
    • 26 tuần tuổi
    • 36 tuần tuổi
    • 44 tuần tuổi
    • 53 tuần tuổi
    • 62 tuần tuổi
    • 73 tuần tuổi

Từng giai đoạn bé có những biểu hiện cụ thể khác nhau giúp ba mẹ có thể nhận biết được bé đang sắp trải qua tuần khủng hoảng để thay đổi và phát triển. Hãy dựa vào các mốc giai đoạn trên và các dấu hiệu của mỗi giai đoạn và xác định được tuần khủng hoảng của bé.

 

3. Dấu hiệu nhận biết tuần khủng hoảng của bé

Các dấu hiệu khi bé bước vào tuần khủng hoảng khiến cha mẹ rất lo lắng, stress, đặc biệt với những người có em bé đầu tiên. Các biểu hiện thể hiện rõ trên các bé khi bước vào tuần khủng hoảng như:

Quấy khóc cả ngày

Chán ăn, bỏ ăn hoặc ăn ít mặc dù bình thường ăn rất tốt

Đòi bế và bám lấy mẹ

Ngủ ít hơn, giấc ngủ ngắn hơn và không sâu giấc

Tâm trạng bé thay đổi, đang vui chuyển sang cáu gắt, khó chịu

Khi bé có các dấu hiệu trên và thuộc khoảng thời gian xác định thì cha mẹ đừng lo lắng quá, em bé đang bước vào tuần khủng hoảng. Hãy trang bị các kiến thức để cùng bé trải qua các thay đổi của mỗi giai đoạn

 

4. Mối liên quan giữa tuần khủng hoảng và sự phát triển của bé

Trải qua mỗi giai đoạn tuần khủng hoảng bé sẽ thay đổi và phát triển về mặt tâm sinh lý, thể chất, sự phát triển đó qua mỗi giai đoạn sẽ thể hiện dần dần giúp bé hoàn thiện hơn, cha mẹ cùng theo dõi sự phát triển, thay đổi của bé qua 10 giai đoạn dưới đây.

Tuần khủng hoảng thứ nhất (5 tuần tuổi): Thời điểm này bé đã được hơn 1 tháng tuổi và khi bắt đầu bé thường quấy khóc và chán ăn, đây là giai đoạn chuyển hóa đầu tiên, bé có sự chuyển hóa về các giác quan. Kết thúc giai đoạn này đôi mắt bé long lanh nhìn chăm chú mọi thứ hơn, muốn với chạm các vật và bắt đầu những nụ cười.

Tuần khủng hoảng thứ 2 (8 tuần tuổi): Thời điểm này bé bắt đầu cứng cáp hơn, bé có thể hướng đầu về các phía nơi phát ra âm thanh, và bắt đầu biết tạo ra các âm thanh nhỏ ầm ừ ( còn gọi là hóng chuyện ở bé). Ở giai đoạn này biểu hiện của bé vẫn là chán ăn và quấy khóc.

Tuần khủng hoảng thứ 3 (12 tuần tuổi): Cơ thể bé ở độ tuổi này bắt đầu biết lẫy, lật người, ngóc đầu, bé cười nhiều hơn, muốn khám phá các âm thanh lạ hơn, thời điểm này bé cũng ít ngủ hơn cha mẹ chuẩn tinh thần tốt để thức và bắt chuyện với bé.

Tuần khủng hoảng thứ 4 (17 tuần tuổi): Cha mẹ hay thấy bé cho tay vào miệng mút, hoặc cầm nắm mọi thứ trong tầm tay cho vào miệng, đặc biệt thời điểm này bé bắt đầu biết bắt chước biểu cảm của mọi người xung quanh.

Tuần khủng hoảng thứ 5 (26 tuần tuổi): Bé đã bắt đầu học bò và có thể ngồi dậy, biết hét lên khi không vừa ý và cười lớn khi vui, thời điểm này bé hay biếng ăn, ngậm khi mẹ cho ăn dặm, mẹ cần chia các bữa ăn hoặc chế biến các món bắt mắt để thu hút sự muốn ăn của bé.

Tuần khủng hoảng thứ 6 (36 tuần tuổi): bé đã nhận biết được nhiều thứ, có thể bập bẹ bắt trước những từ đơn giản, biết thể hiện cảm xúc, hành động qua các bài hát

Tuần khủng hoảng thứ 7 (44 tuần tuổi): Khả năng bò của bé nhanh nhạy, biết nói vài từ đơn giản, biết đòi hỏi những thứ mình muốn bằng các hành động

Tuần khủng hoảng thứ 8 (53 tuần tuổi): Thời điểm bé biết bám vào các vật để tập những bước đi đầu, đây là thời điểm cha mẹ cảm thấy vui khi cùng con bước những bước chân đầu tiên trong đời.

Tuần khủng hoảng thứ 9 (62 tuần tuổi): Thời điểm này bé đã hơn 1 tuổi có khả năng chạy nhảy, học hỏi khám phá nhiều thứ, biết dỗi hờn, bày trò nói lời yêu thương với mọi người trong gia đình. Đây cũng là thời điểm tò mò và bắt trước nhiều thứ mà thấy cha mẹ làm, cha mẹ nên để ý các hành động cư xử của mình để con học tập.

Tuần khủng hoảng thứ 10 (73 tuần tuổi): Tâm lý, tính cách của bé dần hoàn thiện hơn, bé có thể hiểu biết chuyện và biết xử lý tình huống ở các hoàn cảnh, biết nói cảm ơn và xin lỗi.

Tuần khủng hoảng có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của bé, mặc dù khi trải qua các tuần khủng hoảng cha mẹ sẽ mệt mỏi, lo lắng, cáu gắt nhưng sự quan tâm mà cha mẹ dành cho bé sẽ giúp bé phát triển tốt nhất.

 

5. Cha mẹ nên làm gì đồng hành cùng bé ở mỗi tuần khủng hoảng.

Cha mẹ cùng bé trải qua tuần khủng hoảng của bé

Cuộc sống luôn là những điều mới mẻ và chúng ta cần học để trải qua những việc đó, việc học làm cha mẹ là một việc vô cùng thiêng liêng và vất vả. Việc cùng con trải qua 10 tuần khủng hoảng mới chỉ là bước đầu trong việc làm cha mẹ, những dấu hiệu khi con trải qua ở tuần khủng hoảng là những điều hoàn toàn bình thường và tự nhiên để bé phát triển nên cha mẹ không phải quá lo lắng theo sát con mà hãy chuẩn bị tinh thần thoải mái, sự kiên nhẫn và tình yêu thương đồng hành cùng con.

Khi bé quấy khóc mẹ hãy làm các hoạt động như vui chơi, massage, cho bé đi dạo, trò chuyện với bé

Mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn hoặc chế biến món ăn sinh động hơn để kích thích trẻ ăn, không nên ép bé ăn, hãy đợi khi bé có hiện tượng đói thì cho ăn tiếp.

Những thời điểm bé ngủ ít, cha mẹ nên sắp xếp giấc ngủ của bé nhiều vào ban đêm hơn, buổi sáng hãy chơi đùa với bé để tránh mệt mỏi cho cha mẹ vào buổi đêm.

Khi bé học bò, học đi, học nói hãy đồng hành, vui chơi, quan tâm đến bé.

Cha mẹ hãy để ý đến hành động và cách giao tiếp của mình vì thời điểm bé tò mò học hỏi bé bắt chước cha mẹ rất nhiều.

Một số dấu hiệu bé gặp khi trải qua tuần khủng hoảng cũng dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu bé bị ốm, mọc răng,… nếu thấy vấn đề nghi ngờ cha mẹ hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được tình trạng của bé và có phương pháp đúng.

 

6. Kết luận

Tuần khủng hoảng của bé là những biểu hiện tự nhiên của sự phát triển và trưởng thành, nó không quá đáng sợ. Cha mẹ hãy chuẩn bị tinh thần vui vẻ và tình yêu thương để đồng hành cùng bé trên hành trình đầu tiên này.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức bắt đầu cho hành trình thiêng liêng làm cha làm mẹ của mình.

Bài viết tham khảo:

Thứ tự mọc răng của bé và cách chăm sóc răng sữa

Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Mách mẹ 5 món ăn dặm từ trái cây siêu bổ dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *