5 tháng tuổi là thời kỳ mà các mẹ sẽ cho bé ăn dặm, vậy chế độ và thực đơn như thế nào để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Có rất nhiều các mẹ đang lo lắng và cũng đang tìm kiếm cho câu trả lời đó. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ đưa ra những gợi ý về thực đơn cho bé 5 tháng ăn dặm như thế nào, các mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé.
Cho bé ăn dặm khi nào?
Việc cho bé bắt đầu ăn dặm là để cung cấp đủ dưỡng chất, tăng sức đề kháng và phát triển cho bé. Vì thế các mẹ cần cố gắng tìm hiểu và tham khảo xem bé nên bắt đầu ăn dặm khi nào và cần bổ sung những gì.
Để vị giác của bé tiếp xúc với các loại thực phẩm thì các mẹ phải chú trọng tới việc lựa chọn thực phảm sao cho phù hợp với bé. Bới bé còn rất nhỏ, sẽ có những loại thực phẩm làm cho bé bị dị ứng, khó tiêu.
Việc ăn dặm sẽ giúp bé phát triển về xương hàm, vậy khi nào có thể cho bé ăn dặm?
Thời kì khi bé được 5 tháng
Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho bé 5 tháng ăn dặm
Khi bé được 5 tháng là khoảng thời gian bé đã bắt đầu có thể ăn dặm được, lúc này bé rất cần các dưỡng chất phong phú, đặc biệt là sắt và canxi. Các loại thực phẩm mà cung cấp cho bé cũng tùy vào từng giai đoạn và phải phù hợp với bé.
Thời điểm này, ngoài sữa mẹ ra thì bé đã bắt đầu muốn được trải nghiệm với những món ăn phong phú rồi. Khi cho các bé 5 tháng ăn dặm cũng là để hạn chế nguy cơ bé bị dị ứng với phực phẩm.
Bên cạnh đó bổ sung đủ chất dinh dưỡng cũng là để tăng sức đề kháng và phát triển hệ tiêu hóa của bé để tiêu hóa tốt thức ăn.
Thể chất của bé đáp ứng đủ cho việc ăn dặm
Khi bé được 5 tháng tuổi sẽ có những dấu hiệu để mẹ nhận biết là bé đã có thể ăn dặm được, đó là:
Đầu và cổ bé đã khá vững chắc, bé có thể ngồi và không cần mẹ phải hỗ trợ.
Tay sẽ với lấy đồ ăn và đưa vào miệng.
Khi mẹ bón thức ăn, bé đã biết đưa môi về trước để nhận lấy thức ăn.
Biết quay đầu đi khi không muốn ăn.
Thích thú khi được mọi người đưa đồ ăn cho.
Vì vậy các mẹ có thể hãy dựa vào thể chất của bé để nắm rõ và hiểu được cho bé 5 tháng ăn dặm đã được chưa nhé.
Cho bé ăn dặm đúng thời kỳ
Khi cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn thì bé sẽ có nguy cơ mắc dị ứng. Vì vậy, khoảng thời kỳ cho bé 5 tháng ăn dặm là hợp lý, bởi khi này thể chất của bé đã sẵn sàng cho việc trải nghiệm với các loại thức ăn khác nhau.
Vì bé vẫn còn khá non nớt, nên các mẹ hãy chú ý và tìm hiểu về các loại thức ăn khi chế biến cho bé, tránh tình trạng gây dị ứng cho bé. Thực phẩm có nguy cơ làm cho bé mắc dị ứng như là trứng, lúa mì hoặc bơ đậu phộng,….
Khi mẹ nhận biết được dấu hiệu của bé
Để nhận biết được dấu hiệu mà bé đã có thể ăn dặm được thì các mẹ hãy chú ý đến sự thay đổi của bé, như là:
Khi thấy bé để ý đến việc mẹ đang ăn uống.
Lấy tay với lấy đồ ăn.
Há miệng to khi cho bé ăn.
Các dấu hiệu này mẹ hãy chú ý và theo dõi khi bé được 5 tháng tuổi trở lên và cũng tùy vào những thời điểm khác nhau. Mẹ hãy lựa chọn những thực phẩm cần thiết nhất cho bé để đáp ững nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bé.
Cho bé 5 tháng ăn dặm một ngày mấy bữa?
Số bữa và lượng ăn dặm một ngày cho bé
Theo các chuyên gia, đối với các bé 5 tháng tuổi mới tập ăn thì các mẹ chỉ nên thử cho bé ăn từng chút một rồi sau đó mới tăng lượng thức ăn lên. Và có thể cho bé ăn dặm mỗi ngày từ 1 đến 2 lần, đối với lần đầu tiên thì cho bé ăn khoảng 3 thìa thức ăn.
Các mẹ cũng sẽ thắc mắc rằng bé 5 tháng tuổi sẽ ăn thức ăn như thế nào và có hạn chế sữa mẹ và sữa ngoài không? Thì khi cho bé bắt đầu ăn dặm, mẹ vẫn phải cho bé bú đủ sữa vì sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp chính cho bé. Ở thời kỳ này cũng chỉ là cho bé làm quen với mùi vị của thức ăn. Nhưng thức ăn của bé phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ sắt và canxi.
Khi mà bé đã bắt đầu quen dần với đồ ăn dặm thì mẹ nên tăng số lần ăn cho bé từ 2-3 lần mỗi ngày.
Bé ăn dặm cần những chất gì cho đủ?
Đáp ứng đầy đủ dưỡng chất cần thiết khi cho bé ăn dặm
Đối với các bé ăn dặm thì thực đơn cũng phải đầy đủ dưỡng chất gồm có protein, chất béo, bột đường, rau và hoa quả.
Khi bắt đầu cho bé ăn dặm thì chỉ nên cho ăn 1 loại thức ăn, không nên cho bé ăn quá nhiều để bé dễ tiêu hóa. Và khi bé được khoảng 8 tháng thì mẹ hãy bổ sung thêm chất vào cùng một bữa ăn. Cụ thể mẹ có thêm chất béo, đạm cùng với các loại rau củ.
Tất cả các thực phẩm mà cho bé ăn dặm, các mẹ nhớ cho bé ăn cả cái, đừng chỉ cho bé ăn nước như vậy mới đủ dinh dưỡng cho bé. Và khi nấu cho bé thì nấu bữa nào ăn bữa đó để đổi món, không nên nấu một lần ăn nhiều bữa.
Với hoa quả tươi thì có thể xay nhuyễn để bé uống thêm.
Thực đơn giàu dinh dưỡng cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm
Dưới đây sẽ là những gợi ý về thực đơn hàng ngày cho bé 5 tháng ăn dặm, ở tháng đầu tiên này mẹ hãy cho bé trải nghiệm các thực đơn khác nhau nhé. Các mẹ hãy tham khảo và thay đổi từng bữa, từng ngày cho bé nhé.
Thực đơn đầu tiên là cháo trắng mix cà rốt: Cà rốt là loại rau rất tốt cho sức khỏe, bởi nó có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mọi người. Thành phần dưỡng chất thiết yếu là vitamin A, vitamin B6, chất sơ và hàm lượng nước cũng khá cao. Là thực phẩm không thể thiếu cho bé 5 tháng ăn dặm.
Cháo cà rốt thực đơn tuyệt vời cho bé 5 tháng tuổi
Ngoài hàm lượng dồi dào vitamin A giúp bé sáng mắt thì cà rốt còn có tác dụng giúp bé tiêu hóa tốt ngăn ngừa táo bón và giúp da bé sáng hơn.
Để thực hiện thực đơn cháo cà rốt thì cần nguyên liệu sau:
10 – 15ml cháo trắng (nấu loãng hoặc xay nhuyễn)
Cà rốt ½ củ.
Cách chế biến như sau:
Cháo trắng đã nấu hoặc xay nhuyễn.
Cà rốt gọt và rửa sạch với nước sau đó hấp chín và xay nhuyễn.
Kết hợp cháo và cà rốt với nhau, nấu chín và khuấy đều tay cho đến khi cháo sánh mịn và cho ra bát, để nguội.
Cháo cải bó xôi cho bé 5 tháng ăn dặm: Cải bó xôi là tên gọi khác của rau bina hay rau chân vịt. Là loại rau xanh có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, không chỉ tốt cho phụ nữa mang thai mà còn rất tốt cho các bé đến tuổi ăn dặm.
Với hàm lượng chất khoáng và vitamin dồi dào, tăng sức đề kháng và phát triển về thể lực cho trẻ. Các nguồn dưỡng chất như canxi, magie, sắt, kali và vitamin A.
Bé ăn dặm với cháo kết hợp cải bó xôi
Nguyên liệu cần thiết:
1 ly gạo nhỏ
1 nhúm cải bó xôi
Dầu oliu
Cách chế biến:
Nấu cháo theo tỉ lệ 1:10
Cải bó xôi lấy lá, rửa sạch, xay nhuyễn và dây qua
Cho cải bó xôi vào cháo và nấu chín kỹ sau đó tắt bếp
Thêm chút dầu oliu và cho ra bát, để nguội.
Chế biến cháo rau ngót cho bé: Rau ngót là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi. Thành phần dinh dưỡng có trong rau ngót rất nhiều, tất cả đều tốt cho sự tăng trưởng của bé.
Hàm lượng dinh dưỡng trong rau ngót rất tốt cho bé ăn dặm
Nguyên liệu chuẩn bị:
Cháo loãng hoặc bột ăn dặm
1 nhúm rau ngót
Cách chế biến như sau:
Cháo đã nấu chín, hoặc bột ăn dặm cho vào 150 – 200ml nước và đun lên, khuấy đều tay
Rau ngót rửa sạch, luộc và xay nhuyễn sau đó dây qua.
Cho rau ngót vào nồi khuấy cùng cháo hoặc bột cho đến khi chín kỹ và cho ra bát, để nguội.
Cháo bí đỏ cho bé ăn dặm: Thành phần trong bí đỏ chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho bé, giúp bé phát triển nhanh và tốt.
Nguyên liệu:
Cháo loãng 1 bát nhỏ
1 vài miếng bí đỏ
Chế biến như sau:
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và hấp chín sau đó xay nhuyễn, lọc dây
Cho bí đỏ vào nồi khuấy đều tay cùng cháo cho đến khi chín đều và cho ra bát, để nguội và cho bé ăn.
cháo lòng đỏ trứng gà cho bé ăn dặm: Trứng gà rất tốt cho trí não và trí nhớ của trẻ. Protein có trong trứng gà là 7g, chất béo là 5g, chất béo bão hòa là 1,6g, sắt, vitamin,….
Cháo trắng mix lòng đỏ trứng gà, thực đơn giàu dưỡng chất cho bé
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
1 bát nhỏ cháo loãng
1 lòng đỏ trứng gà
Dầu oliu
Cách chế biến:
Trứng gà lọc lấy lòng đỏ sau đó cho vào nồi khuấy đều lên với cháo
Tắt bếp và cho chút dầu oliu vào
Cháo chín kỹ cho ra bát để nguội và cho bé ăn.
Cháo thịt lợn cho bé ăn dặm: Thịt lợn là thức ăn cung cấp chất đạm dồi dào, tăng cường sức đề kháng và giúp hệ tiêu hóa của bé thêm khỏe mạnh.
Nguyên liệu:
Cháo loãng 1 bát nhỏ
1 ít thịt lợn nạc
Cà rốt ½ củ
Cách chế biến:
Thịt lợn xay nhuyễn và hấp chín đều
Cà rốt cạo vỏ và rửa sạch, hấp chín sau đó nghiễn nhuyễn
Cho thịt và cà rốt vào nấu cùng cháo cho đến khi chín kỹ và cho ra bát, để nguội.
Như vậy, với những thực đơn cho bé 5 tháng tuổi ở trên mẹ có thể áp dụng và thay đổi trong một tuần cho bé. Và khi lên thực đơn cũng phải phù hợp với từng giai đoạn của bé.
Ở thời kỳ 5 tháng tuổi này dạ dày bé còn yếu, vì thế các mẹ cũng chỉ nên cho bé tập làm quen với các loại thực đơn lành mạnh, không nên ép bé ăn. Sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp chính, khi bé lớn hơn mẹ có thể thay đổi thực đơn đa dạng hơn.
Khi cho bé 5 tháng ăn dặm cần những lưu ý sau
Khi cho bé 5 tháng ăn dặm thì các bậc phụ huynh nào cũng sẽ có những điều lo lắng và băn khoăn. Vì vậy, các mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản nhất để lên được những thực đơn cho con yêu của mình.
Bên cạnh đó các mẹ cũng cần biết những lưu ý khi cho bé 5 tháng ăn dặm như thế nào. Thời điểm và cách phối hợp các thực phẩm sao cho tốt nhất.
Và lưu ý những dấu hiệu của bé khi bắt đầu có thể cho bé ăn dặm như:
Một ngày bé đòi bú nhiều hơn
Miệng bé nhai tóp tép
Khi thấy người lớn ăn, bé sẽ nhìn và đòi theo
Bé có thể tự ngồi vững
Tay của bé với lấy đồ ăn.
Nguyên tắc khi cho bé 5 tháng ăn dặm:
Bắt đầu từ loãng đến đặc: Do dạ dày bé còn non nên khi bắt đầu cho bé ăn dặm thì các mẹ lưu ý đến vấn đề là cho bé ăn đồ ăn loãng trước để bé được thích nghi.
Đối với bột ăn dặm, khi cho bé ăn thì mẹ phải pha theo đúng công thức. Còn khi nấu cháo mẹ nên nấu loãng cho bé.
Nguyên tắc từ ít đến nhiều khi bé bắt đầu lớn dần: khi cho bé 5 tháng ăn dặm thì mẹ nên nhớ quy tắc cho ăn từ ít đến nhiều. Mỗi ngày ăn 1 – 2 lần, và mỗi lần chỉ bằng ½ bát nhỏ.
Sẽ có bé ăn rất ngon miệng nhưng các mẹ cũng không nên ép con ăn quá nhiều, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
Cân đối chất dinh dưỡng cho bé: Phải cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng bao gồm: chất đạm, chất béo, Vitamin và bột đường.
Tránh cho mắm, muối vào thực đơn ăn dặm: Tuyệt đối không nên cho mắm, muối khi cho bé ăn dặm. Thận của bé còn yếu nên sẽ không thể ăn những đồ mặn được, nếu cho bé ăn thì thận sẽ làm việc quá sức.
Kết luận:
Bài viết trên hi vọng sẽ bổ sung được thêm kiến thức về thực đơn cho bé 5 tháng ăn dặm cho các mẹ có thể tham khảo. Với những thực đơn phong phú các mẹ có thể thay đổi từng bữa ăn cho bé, để bổ sung thêm hàm lượng dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Mong rằng các mẹ sẽ áp dụng thành công những thực đơn trên khi cho bé ăn dặm nhé.
Chúc các mẹ thành công.
Bài viết tham khảo:
Phát Triển Khoẻ Mạnh Nhờ Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi – Tạp chí mẹ và bé (tapchimebe.com)