Đối với mỗi người mẹ, khi sinh con xong họ sẽ luôn chăm sóc cơ thể mình thật chu đáo, vừa là nuôi mình vừa là để cho đứa con thân yêu nhận được nguồn sữa tốt nhất.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện để có thể ở bên và cho con bú đến khi đủ 24 tháng tuổi – thời gian chăm sóc trẻ bằng sữa mẹ được khuyến khích bởi y học.
Vì vậy nhiều người mẹ đành lòng và phải tìm cách cai sữa cho con sớm hơn dự định rất nhiều.
Thấu hiểu điều này, tapchimebe.com đã gợi ý những thông tin tuyệt vời và có chọn lọc nhất cho bạn thông qua bài viết “Mách Mẹ 5 Cách Cai Sữa Cho Bé Hiệu Quả Nhất”.
Những lý do phải cai sữa cho bé sớm
Cai sữa cho bé là điều xuất phát có thể từ phía bé hoặc từ phía người mẹ và cũng có thể xuất phát từ cả hai.
Cách tự nhiên nhất để cai sữa cho bé là đợi đến khi bé đã sẵn sàng dứt bú mẹ, tuy nhiên thực tế thì có rất nhiều người mẹ phải cai sữa cho con sớm hơn sự tự nhiên đó.
Dưới đây là một vài lý do phổ biến mà những người mẹ thường phải cai sữa sớm cho con của mình:
Quay trở lại công việc
Theo luật lao động Việt Nam hiện nay thì đối với lao động nữ khi mang thai sẽ được hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Việc nuôi con là một quá trình cần nhiều chi phí, vậy nên nhiều người mẹ để có tiền trang trải cuộc sống sẽ có thể đi làm lại sớm hơn cả thời hạn được nghỉ phép.
Nhưng đa phần họ sẽ đi làm lại khi hết thời hạn được nghỉ và lúc này tần suất ở với con sẽ không nhiều nên nhiều người mẹ sẽ đau lòng khi thấy con đói, không được bú sữa thường xuyên.
Vì vậy việc cai sữa cho bé dần dần là thực sự cần thiết để bé không bị hụt hẫng vì mất sữa đột ngột.
Người mẹ có vấn đề về sức khoẻ
Nhiều người mẹ sau khi sinh hoặc trước khi sinh em bé thì phát hiện ra mình có vấn đề về sức khoẻ, có thể là các bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh liên quan đến bầu vú.
Để tránh cho con nhỏ không bị lây bệnh hoặc nhận nguồn sữa không tốt thì việc cai sữa cho bé là việc nên làm.
Mặc khác việc cai sữa cho bé đồng nghĩa với việc tần suất mẹ và bé gặp nhau sẽ giảm, vì thế mẹ bé có thể an tâm tập trung điều trị bệnh.
Áp lực
Trong quá trình mang thai, người mẹ có thể gặp nhiều vấn đề về áp lực và thường xuyên cảm thấy khó chịu rất nhiều.
Nhưng đến lúc sinh em bé rồi thì vấn đề này chưa chắc có thể thuyên giảm hơn vì một số người vô tình bị stress mỗi khi cho con bú, việc đau, nhột, nóng rát sẽ xảy ra khá thường xuyên khi bé bú sữa mẹ.
Nếu tình trạng stress này kéo dài quá lâu thì người mẹ có nguy cơ mắc các bệnh sau sinh như trầm cảm, suy nhược, thất thần,..
Vì vậy một số người chọn cách cai sữa cho bé để có thể tập trung vực dậy tinh thần đi lên.
Mang thai
Mang thai gần nhau là trường hợp không hiếm gặp, người mẹ vừa sinh em bé được một thời gian thì tiếp tục có thai lần nữa.
Lúc này rất nhiều người mẹ phải tìm cách cai sữa cho bé gấp và đây là điều khá cần thiết.
Vì một số khuyến cáo nói rằng việc người mẹ cho con bú lúc mang thai sẽ khiến co thắt tử cung, điều này gây hại cho thai nhi trong bụng.
Những dấu hiệu có thể cai sữa cho bé
Thời gian cai sữa cho bé tốt nhất luôn là từ 18 -24 tháng tuổi, tuy nhiên nếu bé có sức đề kháng yếu, cơ thể thường xuyên yếu thì người mẹ có thể trì hoãn việc này đến sau 24 tháng tuổi.
Dưới đây sẽ là những gợi ý của tapchimebe.com về những dấu hiệu có thể cai sữa cho bé:
Thứ nhất, đối với những bé sau 6 tháng tuổi thì mẹ có thể tập cho bé ăn dặm từ từ.
Và sau một thời gian quan sát theo dõi, nếu thấy bé ăn dặm hay cơm nhão ổn, đặc biệt là có khả năng nhai và nuốt chửng thì có thể cai sữa cho bé từ đây.
Thứ hai, khi người mẹ phát hiện mình mắc các bệnh về truyền nhiễm hay những bệnh liên quan đến bầu vú thì cần phải cai sữa cho bé ngay.
Thứ ba, khi bé đã có thể nói được từ đơn giản như: bố, mẹ, bà, … hoặc là 2 – 3 từ hay nhiều nhất là 1 câu ngắn.
Thứ tư, khi trẻ đã có thể nhận thức được với màu sắc và âm thanh đơn giản ( có thể là tiếng của bố, mẹ, bà).
Thứ năm, khi trẻ có thể tự ngồi thẳng, nắm vững các món đồ chơi.
Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh và hệ vận động của bé đã phát triển tương đối và cứng cáp, việc thiếu sữa mẹ lúc này cũng không ảnh hưởng nhiều đến đề kháng của bé.
Thứ sáu, khi trẻ có thể tự leo lên và xuống được cầu thang ở những bậc 1, 2 đơn giản nhất mà không cần sự trợ giúp của mẹ.
Những lưu ý trước khi cai sữa cho bé
Muốn cai sữa cho bé nhanh và hiệu quả thì có rất nhiều cách, nhưng điều quan trọng là người mẹ phải đảm bảo được những lưu ý quan trọng này trước khi tiến hành cai sữa cho bé:
Thứ nhất, không được từ chối khi bé muốn bú, con người thường có xu hướng hành động ngược lại khi bị cấm đoán, vì thế càng ngăn cản thì bé càng muốn bú.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và chăm sóc nhi, muốn cai sữa cho bé hiệu quả và tốt nhất thì phải có sự chuẩn bị trước vài ngày,
Bạn có thể tạo nên sự thiếu thốn những thứ thường ngày mà bé thích.
Ví dụ như những món bé thích ăn, những bản nhạc bé thích nghe, những đồ chơi thường ngày bé thích để khi thực hành cai sữa, những thứ đó sẽ hấp dẫn đối với bé.
Hoặc nếu người mẹ còn sữa tốt thì có thể vắt sữa dự trữ trong tủ lạnh, đây vừa là biện pháp vừa đảm bảo dự trữ dinh dưỡng cần thiết cho bé mà vẫn có thể cai sữa cho bé.
Thứ hai, việc cai sữa tuy rằng cấp thiết trong quyết định của người mẹ nhưng phải lưu ý rằng không nên cai sữa cho bé khi bé đang bị ốm hay đang gặp những vấn đề về sức khoẻ, nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng.
Vì việc thiếu đi sữa mẹ trong tình trạng này khiến bé không dễ dàng thích nghi với những thay đổi mới, từ đó sản sinh ra các bệnh biến ăn và còi xương.
Thứ ba, trong những thời kỳ nắng nóng, chuyển mùa, thời tiết bất thường hay khắc nghiệt quá nhiều thì việc cai sữa cho bé là một việc hết sức không nên làm.
Vì cai sữa cho bé giai đoạn này sẽ khiến bé mất sức do thiếu sữa mẹ, không thích nghi với sự thay đổi thất thường của thời tiết và có thể bị sốt.
Thứ tư, cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bé khi tiến hành cai sữa.
Nhằm đảm bảo bé vẫn được cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu có thể thay thế được sữa mẹ.
Vì vậy người mẹ cần phải bỏ ra thời gian nhiều hơn để tìm hiểu các thông tin thực phẩm dinh dưỡng này.
Thứ năm, khi cai sữa cho bé người mẹ thường sử dụng những loại sữa bò, sữa công thức để thay thế cho nguồn sữa mẹ.
Nhưng cần lưu ý rằng phải kiểm tra xem bé có bị dị ứng với bất kì thành phần nào của sữa công thức hay sữa bò mà bạn cho bé uống.
Nếu thấy dấu hiệu không tốt xảy ra thì cần xin tư vấn từ bác sĩ để chọn loại sữa công thức có thành phần phù hợp.
Thứ sáu, cai sữa cho bé có thể là quyết định vì lý do cá nhân của bạn, nhưng dù là vì lý do gì đi nữa thì việc cai sữa cho bé nên cần nhận được sự tư vấn từ bác sĩ, để đảm bảo an toàn và tránh các rủi ro không tốt cho bé.
Thứ bảy, việc cai sữa là một giai đoạn thật sự khó khăn đối với bé, vì vậy người mẹ cần chuẩn bị một tâm lý vững vàng, kiên nhẫn để chịu đựng được sự thay đổi khó chịu hay những cáu giận thường xuyên của bé sắp tới.
Thứ tám, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng hàng đầu và cần thiết nhất đối với sự lớn lên và phát triển của trẻ, vì vậy theo khuyến cáo của WHO thì người mẹ chỉ nên cai sữa cho bé khi trẻ đã được tối thiểu 6 tháng tuổi.
Với những lưu ý trên, hy vọng tapchimebe.com đã giúp mẹ bé có cái nhìn khách quan nhất cho những thay đổi sắp tới trong giai đoạn cai sữa cho bé.
5 cách cai sữa cho bé HIỆU QUẢ nhất
Trên Google hay Youtube hiện nay có rất nhiều bài viết chỉ hàng chục mẹo về cách cai sữa cho bé, nhưng ở đây, tapchimebe.com đã chọn lọc và chia sẻ cho các bạn 5 cách cai sữa cho bé đơn giản và hiệu quả nhiều nhất, hãy cùng theo dõi tiếp nhé.
Bôi cao hay chất đắng vào đầu ti
Với cách này bạn sẽ bôi cao hoặc chất đắng như nước khổ qua, rau đắng nồng mùi hoặc thuốc đắng cloxit vào đầu ti, lưu ý đừng bôi quá nhiều không sẽ làm bỏng rát làn da ngực và ti.
Nếu con đòi bú thì trước tiên chỉ cho ngửi thôi chứ không cho bé bú ngay.
Bé sẽ ngửi thấy mùi hăng hắc, cay nồng, đăng đắng và không đòi bú nữa, và đến vài 3 ngày bé sẽ quên luôn.
Nhận xét:
Đây là cách ngày xưa mẹ dứt sữa cho cả 3 chị em mình, mẹ còn kể ngày ấy sau khi làm cách này thì mỗi lần mẹ vạch ti lên thì mình còn nói “ Cay lắm, cay lắm, cay lắm” và thế là bỏ ti luôn.
Làm hề trên đầu ti
Đây là cách cai sữa cho bé vừa hài hước vừa giải trí đến từ vị trí của mẹ bé.
Bạn có thể làm hề trên đầu ti của mình như việc tô son, dùng 1 – 2 sợi chỉ hoặc sợi tóc buộc vào đầu ti.
Hoặc cũng có thể dùng băng keo đen dán kín đầu ti hay dùng 2 chiếc mặt nạ đắp lên bầu ngực.
Cách làm này cũng như việc bạn tạo một lớp hoá trang trên bề mặt ngực để bé cảm thấy lạ lẫm với vị trí bú mẹ hàng ngày, thậm chí là có thể sợ và sẽ bỏ ti ngay.
Nhận xét:
Đây là cách hay và cũng rất hiệu quả vì có rất nhiều chị em đã áp dụng thành công.
Tuy nhiên bạn cần phải thể hiện sự hài hước này một cách nhẹ nhàng và vui vẻ, đừng làm bé quá sợ hãi và có thể ảnh hưởng đến tâm lý sau này.
Tạm xa bé một thời gian
Với cách này, bạn có thể xa bé 2 -3 ngày, có thể là vào ngày các ngày lễ bạn cho bé về quê thăm ông bà.
Với cách này thì do không được gặp mặt và tiếp xúc với mẹ thường xuyên, ban đầu 1 ngày không quen nhưng tới ngày thứ 2 hoặc thứ 3 thì bé sẽ quên dần hơi mẹ và thói quen bú mẹ.
Lưu ý nếu muốn dùng cách này thì phải thực hiện tốt ở bước chuẩn bị tâm lý cho bé mà tapchimebe.com đã chỉ cho bạn ở mục “Những lưu ý trước khi cai sữa cho bé“ phía trên.
Nhằm tránh sự gây sốc cho bé vì phải xa mẹ đột ngột.
Nhận xét:
Đây cũng là cách bạn có thể cai sữa cho bé và cũng đã được nhiều chị em thử áp dụng và hiệu quả không ngờ.
Tuy nhiên thì người mẹ nào cũng thương con, sợ con khóc, con đói nên dễ mềm lòng.
Nhưng đã quyết định cai sữa cho bé thì mẹ bé phải cần quyết tâm và giữ vững tinh thần hơn nữa.
Dùng lá lốt/lá dâu tằm
Một số người dùng lá lốt hay lá dâu tằm dã ra để lấy nước uống, vì một số người mẹ sau khi uống 2 loại nước này thì mẹ sẽ mất sữa.
Lúc bé ti mẹ mà không thấy sữa sẽ thấy chán và từ bỏ.
Nhận xét:
Cách này cũng rất hiệu quả, nhưng mẹ bé sẽ bị rát đầu ti khi bé đòi bú trong những ngày đầu, nhưng dần sẽ không còn đau nữa.
Chế biến “món ăn” tương tự “sữa mẹ”
Mẹ bé thay vì hoá trang đầu ti hay uống nước lá lốt, lá dâu để làm bớt sữa thì có thể chế biến cho bé một số món ăn ngon, hợp khẩu vị với bé.
Mẹ bé có thể làm thưa dần các bữa bú của bé, chẳng hạn như bình thường sẽ cho bé bú 4 – 5 lần/ngày thì bây giờ chỉ cho bú khoảng 3 – 4 lần/ngày, và sau đó tiếp tục là 1 – 2 lần/ngày.
Rồi thay vào đó mẹ bé sẽ chế biến các bữa sữa công thức hoặc những đồ uống từ hoa quả, bữa ăn phụ cho bé, hay những bữa ăn dặm.
Đây là một số gợi ý của tapchimebe.com về thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ bé có thể tham khảo tại đây nhé.
Nhận xét:
Đây là cách thức làm giảm tần suất tiếp xúc với sữa mẹ cho bé.
Cách này khá khoa học và được khuyến khích áp dụng rất nhiều ở phương Tây cúng như phương Đông.
Tuy nhiên mẹ sẽ mất nhiều thời gian hơn để có thể cai sữa cho bé.
Hỏi – đáp một số điều về cách cai sữa cho bé
Có những loại thuốc nào có thể cai sữa cho bé?
Dưới đây, tapchimebe.com sẽ cung cấp cho bạn thông tin về một số loại thuốc cai sữa cho bé hiệu quả và an toàn sử dụng:
Thuốc đắng cloxit: đây là tên gọi của một loại thuốc có chứa kháng sinh chloramphenicol.
Hiện nay, nó được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi, do đó bạn có thể mua nó tại các hiệu thuốc tây vì nó được bán khá nhiều.
Thuốc cai sữa mẹo gia truyền( Thuốc mắc cỡ) : đây là loại thuốc có thành phần thảo mộc đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay.
Cai sữa sớm cho bé có tốt không?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và cần thiết cho trẻ sơ sinh, đảm bảo bé có được sức đề kháng tốt nhất và giúp trẻ lớn lên khoẻ mạnh.
Vì vậy các bác sĩ hiện nay khuyến cáo không nên cai sữa cho bé quá sớm.
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp người mẹ buộc phải cho con cai sữa từ rất sớm , nhưng phải đảm bảo rằng bé được tối thiểu 6 tháng tuổi mới cai.
Hoặc mẹ bé nếu không thể cho con dùng sữa mẹ do bệnh lý thì cần đi xin sữa mẹ từ bệnh viện.
Cai sữa cho bé khi nào là phù hợp?
Khi trẻ đã lớn tốt nhất là được đến khoảng 24 tháng tuổi và nguồn sữa mẹ đã bị suy giảm về chất lượng thì chúng ta sẽ cai sữa cho trẻ.
Với thói quen được bú sữa mẹ từ lúc lọt lòng, việc cai sữa sẽ có những khó khăn nhất định.
Bên cạnh đó, có những trường hợp cai sữa theo sự quyết định của chính bé, đơn giản nhất là khi bé không còn hứng thú với việc bú sữa mẹ nữa.
Và điều này cũng thường xảy ra đối với một số trẻ khi chúng bắt đầu được tập ăn thức ăn đặc để thay thế cho sữa mẹ ( từ khoảng 4 – 6 tháng).
Tuy nhiên đa phần việc cai sữa cho bé đều đến từ quyết định của người mẹ, bạn có thể tham khảo lại mục “NHỮNG LÝ DO PHẢI CAI SỮA CHO BÉ SỚM” mà tôi đã cung cấp ở phần đầu tiên của bài viết.
Cách cai sữa cho bé nhưng mẹ không bị căng sữa? Cách cai sữa cho bé để mẹ không đau?
Khi cai sữa cho bé, người mẹ cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc lượng sữa cứ về liên tục nhưng không được tiêu thụ.
Điều này sẽ dẫn đến việc bầu ngực căng, cương, tức và khó chịu vô cùng.
Thấu hiểu điều này, tôi sẽ chỉ cho bạn một vài cách để khống chế tình trạng trên:
Thứ nhất, bạn có thể lấy lá bắp cải và để vào tủ lạnh, sau đó dùng nó để úp lên ngực, mỗi bên một lá.
Hay có thể dã nát lá cải ra, rồi chuẩn bị 2 chiếc khăn em bé cho bắp cải đã dã nát vào và dùng nó đắp lên hai bầu ti.
Với cách này, lượng sữa căng tràn sẽ rút đi nhanh hơn.
Thứ hai, khi lượng sữa quá nhiều và bầu ngực quá căng, bạn có thể dùng tay hoặc dùng máy để vắt sữa.
Lưu ý không nên vắt kiệt sữa, chỉ nên vắt theo nguyên tắc mà các bác sĩ tư vấn là “giảm dần giữa các lần và giảm dần lượng sữa vắt ra”.
Trước khi vắt sữa bạn nên lấy khăn ấm đắp lên hai bầu ngực để cho mềm rồi hẳn vắt nếu không sẽ bị đau đấy.
Cai sữa cho bé mẹ có nên vắt sữa không?
Như câu hỏi phía trên tôi đã cung cấp cách thức cho mẹ bé bớt bị đau khi bầu ngực căng, cương do dòng sữa đổ về quá nhiều.
Vậy khi cai sữa cho bé, việc người mẹ vắt sữa bằng tay hay bằng máy không chỉ là một cách thức giúp làm giảm tình trạng trên, mà nó còn là cách thức dự trữ nguồn sữa mẹ dinh dưỡng cho bé khi cần.
Và bạn có thể bảo quản nguồn sữa này trong tủ lạnh gia đình.
Tuy nhiên thì không nên vắt kiệt sữa và nên làm theo nguyên tắc mà các bác sĩ tư vấn là “giảm dần giữa các lần và giảm dần lượng sữa vắt ra”.
Kết luận
Cai sữa cho bé là một quá trình tưởng chừng như đơn giản và dễ dàng nhưng sự thật lại chẳng hề như vậy.
Việc này phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi của bé và kết hợp với sự khéo léo, tỉ mỉ của người mẹ.
Nếu người mẹ thiếu hiểu biết và chọn không đúng thời điểm sẽ dễ xảy ra những tổn hại không đáng có cho bé.
Việc cai sữa cho bé đúng cách sẽ giúp bạn vừa đảm bảo được sự an toàn cho bé và vừa đạt được mục đích cai sữa cho bé.
Qua bài viết “ Mách Mẹ 5 Cách Cai Sữa Cho Bé Hiệu Quả Nhất” mà tôi đã gợi ý phía trên, bạn có thể yên tâm lựa chọn cho mình một cách thức cai sữa cho bé phù hợp nhất rồi đó.
Chúc bạn có thể mau chóng cai sữa cho bé thành công nhé!
Bài đọc tham khảo:
Hướng Dẫn Mẹ 5 Cách Nấu Cháo Ăn Dặm Cho Bé Thơm Ngon, Bổ Dưỡng
Bỏ Túi 5 Tuyệt Chiêu Về Cách Nấu Cháo Gà Cho Bé Ăn Dặm Cực Ngon