Quá trình trưởng thành của một đứa bé trải qua rất nhiều giai đoạn. Đầu tiên, bé có một tháng làm quen với thế giới bên ngoài. Sau đó qua tháng thứ 2, bé sẽ có những bước phát triển không ngừng.
Chính vì vậy, để thuận tiện cho việc chăm sóc con nhỏ, các bà mẹ cần nắm rõ tâm sinh lý của bé 2 tháng tuổi. Và bài viết sau đây sẽ phần nào hỗ trợ quý phụ huynh trong việc chuẩn bị hành trang cùng bé khôn lớn.
Hiểu rõ bé 2 tháng tuổi qua từng giai đoạn
Đối với sự phát triển của bé 2 tháng tuổi, chúng ta có thể phân chia thành 4 giai đoạn.
Giai đoạn bé 8 tuần tuổi
Với sự phát triển của mình, bé khi bước vào giai đoạn 8 tuần tuổi đã bắt đầu nhận biết và phân biệt được âm thanh, giọng nói của ba, mẹ, hay những người thân thuộc bên cạnh với những loại âm thanh khác.
Ngoài ra, bé ở thời kỳ này dễ bị thu hút bởi các món đồ có màu sắc sặc sỡ, phức tạp hơn là những đồ có màu sáng, đơn giản. Vì vậy, quý phụ huynh có thể cho con mình vui đùa, tương tác với những đồ chơi nhiều màu như thú nhồi bông, bóng mềm…
Lưu ý, mọi người phải đảm bảo đồ chơi của bé 2 tháng tuổi luôn được vệ sinh sạch sẽ, vì bé thường có thói quen cho vào miệng bất kỳ thứ gì.
Giai đoạn bé 9 tuần tuổi
Vào giai đoạn 9 tuần tuổi, bé có biểu hiện rõ hơn của việc “buồn miệng”. Bằng chứng là bất cứ thứ gì mà bé nhìn thấy hoặc nắm được đều cho vào miệng, kể cả bàn tay cũng được bé bỏ hẳn vào miệng.
Có một số bé sẽ bắt đầu nhỏ dãi, tuy nhiên đây không phải dấu hiệu của việc mọc răng mà đơn thuần chỉ là phản xạ tự nhiên của việc làm trên.
Bên cạnh đó, khi bé được 9 tuần tuổi sẽ có giấc ngủ dài hơn. Thông thường, bé ngủ một ngày ít nhất 2 giấc, và tổng thời gian ngủ lên đến 15 hoặc 17 tiếng mỗi ngày.
Thời gian này, bé cũng vô cùng hiếu động. Bạn rất dễ để bắt gặp hình ảnh con mình cố gắng nghiêng người qua hai bên khi được đặt nằm ngửa. Thế nhưng, vì cơ cổ và cánh tay chưa phát triển hoàn chỉnh nên bé chưa thể tự mình nghiêng người được.
Cũng vì hành động nghiêng người này mà ở tuần thứ 9, nhiều bé đã có thể tự rời khỏi vị trí nằm ban đầu. Vì vậy để đảm bảo cho con luôn an toàn, quý phụ huynh hãy luôn để mắt đến các bé nhé!
Giai đoạn bé 10 tuần tuổi
Từ tuần thứ 9 bước sang tuần thứ 10, bé vẫn đang trong giai đoạn tập xoay người, đạp… nhưng chưa thật sự thành thạo. Tuy nhiên, đây đều là những việc bé có thể tự làm mà không cần sự phối hợp của những người xung quanh.
Lúc nào, mọi người nên tạo điều kiện cho bé về không gian, để bé có thể duỗi chân, quơ tay một cách thuận tiện. Và vào những lúc bé không ngủ, các bậc cha mẹ có thể cho bé nằm chơi trên thảm, đệm hay một không gian rộng, êm để bé được tự do hoạt động. Từ đó làm tăng khả năng vận động cũng như phát triển sức mạnh cho cơ bắp của bé.
Nhưng phụ huynh cũng phải lưu ý một điều, không nên để con một mình tự chơi. Hãy luôn để mắt đến các nhóc tì nhằm đảm bảo con bạn vẫn luôn trong trạng thái an toàn.
Đặc biệt, có một số bé sang tuần thứ 10 đã bắt đầu tìm cách lật, đạp 2 chân để cố gắng đẩy người về phía trước và cười thành tiếng. Có thể nói, đây là giai đoạn bé tiếp thu rất tốt, nên bạn hãy ưu tiên cho bé tương tác với mọi người xung quanh, nhất là những người thường xuyên chăm sóc, chơi đùa với bé.
Giai đoạn bé 11 tuần tuổi
Tương tự 2 giai đoạn trước, ở tuần thứ 11 bé vẫn duy trì thói quen ngậm tay hoặc đưa bất kỳ thứ gì vào miệng. Đây chỉ là biểu hiện bình thường của việc bé đang tự an ủi chính mình, nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng.
Nếu mọi người muốn hạn chế tình trạng bé “vớ được cái gì, bỏ miệng cái đó”, thì có thể cho bé ngậm ti giả. Đồ vật này với chất liệu được làm bằng cao su, chất dẻo với độ an toàn cao. Do đó, quý phụ huynh có thể yên tâm cho bé sử dụng.
Thêm vào đó, khi được 11 tuần tuổi, bé có thể ngẩng đầu lâu hơn so với trước đây một chút. Khi phụ huynh bế con mình ở tư thế đứng, bé có thể giữ cho đầu ổn định hơn trước nhiều.
Một số biểu hiện khác của bé 2 tháng tuổi
Bên cạnh 4 giai đoạn phát triển cơ bản trên, bé 2 tháng tuổi còn có những biểu hiện khác về sự phát triển của giác quan và giao tiếp. Cụ thể:
- Giác quan
Đầu tiên về thị giác, bé 2 tháng tuổi có thể nhìn thấy đối tượng trong phạm vi 46cm. Đồng nghĩa với việc, nếu bạn muốn bé nhìn thấy mặt mình thì phải đến gần bé. Có một điều thú vị là bé sẽ nhìn rõ mặt quý phụ huynh hơn khi bạn cho bé ăn.
Về thính giác, giai đoạn 2 tháng tuổi bé đã có thể nghe rõ hơn. Đặc biệt, bé rất thích lắng nghe giọng nói của người thân, mà cụ thể hơn là cha mẹ bé.
Nhìn chung, thời kỳ này thính giác của bé đang được cải thiện, nên hãy trò chuyện với bé thật nhiều để kích thích khả năng nghe của bé nhé!
- Giao tiếp
Bé 2 tháng tuổi thường giao tiếp với người khác thông qua việc khóc. Bên cạnh đó, một số bé cũng có nhiều biểu hiện phong phú hơn như tiếng gầm gừ của bé hoặc tiếng bụng réo. Bé sẽ tùy theo mức độ quen thuộc với người trước mặt để phản ứng lại và thể hiện cảm xúc của mình.
Mặc dù bé 2 tháng tuổi chưa thể đáp lại cuộc trò chuyện, nhưng nhiều chuyên gia khuyến khích phụ huynh nên nói chuyện nhiều với con. Một phần để bé phản ứng với âm thanh, phần còn lại giúp bé hình thành những từ ngữ cơ bản đầu tiên trong những giai đoạn phát triển sau này.
Ngoài ra, bé 2 tháng tuổi thường có xu hướng quấy khóc nhiều hơn. Một số trường hợp bé “thích thì khóc” mà không cần bất kỳ lý do nào. Điều này có thể khiến cha mẹ lo lắng nhưng hãy bình tĩnh để xử lý tình huống.
Một trong những cách đơn giản nhất là bạn hãy đáp ứng hết những yêu cầu của bé như thay bỉm, bế bé, tắm rửa… Nếu bé vẫn không ngừng khóc thì khả năng cao là bé bị hội chứng Colic – một trong những biểu hiện khóc do bị đau thắt bụng.
Trong thời gian này, mọi người hãy cứ làm theo bản năng của một người mẹ. Khi đối mặt với trường hợp đó, bạn sẽ tự biết con mình cần điều gì. Hãy dành thời gian âu yếm, vỗ về bé hoặc bế bé dạo bộ bên ngoài. Đặc biệt, hãy luôn kiên nhẫn đối với bé, trấn an và cho bé ngửi mùi quen thuộc từ mẹ để bé có thể giữ được bình tĩnh.
Những điều mẹ nên làm
Đối với một người mẹ, việc chăm sóc con cái rất quan trọng. Nhất là ở thời điểm bé 2 tháng tuổi, quý phụ huynh phải thường xuyên theo dõi sự phát triển và trưởng thành của con mình từ trí tuệ, thể chất cho đến chế độ dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, các bạn có thể dành thời gian ghi chép lại những biểu cảm, kỉ niệm về bé. Cùng bé chia sẻ cảm xúc của mình. Những việc này sẽ làm bạn cảm thấy hứng khởi hơn, đồng thời tạo nên một tâm lý thoải mái trong một hành trình dài làm mẹ.
Tuy nhiên, vui chơi cũng đừng quên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé yêu nhà mình. Nếu thấy bé có những biểu hiện bất thường, hãy tìm hiểu mọi lý do có thể xảy ra như đói, đau bụng…
Đặc biệt, nhà có trẻ nhỏ đòi hỏi phải sạch sẽ, nhằm đảm bảo sự an toàn cho bé, đồng thời tạo cho bé một không gian thoải mái để vui chơi.
Tiêm ngừa cho bé 2 tháng tuổi
Việc tiêm ngừa cho con khi còn bé hẳn không quá xa lạ với các bậc làm cha, làm mẹ. Thông thường, bé 2 tháng tuổi cần được tiêm ngừa một số loại bệnh như uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm não do Hib, viêm gan B.
Lịch tiêm của bé cụ thể theo từng giai đoạn như sau:
- 8 tuần đầu bé sẽ được tiêm: 1 mũi viêm gan B, 1 mũi BCG phòng bệnh lao, vacxin 6 trong, vacxin phòng phế cầu khuẩn, vacxin Rotavirus, vacxin Men-B.
- 12 tuần tiêm: vacxin 6 trong 1 mũi thứ 2, vacxin Rotavirus mũi thứ 2.
Tốt nhất ngay sau khi sinh, quý phụ huynh nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để nắm bắt rõ hơn về liều lượng cũng như chủng loại vacxin cần tiêm cho bé.
Mẹ chăm sóc tốt, bé 2 tháng tuổi lớn nhanh khỏe mạnh
Muốn bé lớn nhanh, khỏe mạnh thì đòi hỏi người mẹ phải có sự chăm sóc tốt. Từ chế độ dinh dưỡng đến các hoạt động kích thích sự phát triển cho con, người mẹ đều phải tìm hiểu và học cách thực hiện tốt những điều đó.
Đầu tiên về chế độ dinh dưỡng, thời gian này đa phần bé chỉ bú sữa mẹ. Do đó, hãy cho bé bú theo yêu cầu thay vì chia bữa theo khung giờ nhất định. Khuyến khích quý phụ huynh nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ đến hết 6 tháng tuổi.
Có một số bà mẹ kết hợp nuôi con bằng sữa mẹ và sữa ngoài, thì lượng ăn sẽ phải tính toán phức tạp hơn. Thông thường, những lúc bé ăn sữa mẹ hãy để bé bú no theo nhu cầu. Còn khi bé ăn sữa ngoài, các bạn hãy dựa theo công thức cho sẵn để pha cho bé.
Cụ thể, bé 2 tháng tuổi sẽ được mẹ cho ăn sữa ngoài theo công thức: 1 ngày ăn chừng 6 bữa sữa, số lượng ăn khoảng 110ml/bữa.
Kết hợp với chế độ dinh dưỡng là các hoạt động giúp bé phát triển trí tuệ, khả năng vận động như:
- Hát cho bé nghe: Đây là một trong những hoạt động kích thích khả năng thính giác cũng như thấu hiểu ngôn từ của bé. Trong quá trình hát, mọi người nên thay đổi giọng điệu và quan sát thêm về những biểu cảm của bé.
- Đọc sách cho bé nghe: Tuy thời gian này, bé vẫn chưa hiểu được điều gì, nhưng các bạn vẫn nên đọc nhằm kích thích nhận thức ngôn từ trong bé. Ưu tiên chọn những quyển sách có hình ảnh để bé có thể quan sát, từ đó rèn cho bé tính tập trung cao và khả năng nhận thức sự vật.
- Massage cho bé: Việc massage giúp cho bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Thêm vào đó, bé có thể cảm nhận được sự tiếp xúc, gần gũi từ cha, mẹ hay những người chăm sóc bé thường xuyên.
- Cho bé tiếp xúc đồ chơi: Quý phụ huynh có thể treo đồ chơi xung quanh tầm nhìn của bé. Một số như thú nhồi bông, mô hình đồ vật, con vật nhiều màu sắc nhằm thu hút sự chú ý của bé. Sau đó dần di chuyển nhẹ mọi thứ để bé có thể đưa mắt nhìn theo. Đây là một trong những phương pháp phát triển thị giác cho bé.
Như vậy, với cách quan tâm, chăm sóc trên, quý phụ huynh đã có thể tạo điều kiện để con mình lớn lên trong điều kiện tốt nhất và luôn trong trạng thái vui vẻ, khỏe mạnh.
Lời khuyên cho mẹ khi chăm sóc bé 2 tháng tuổi
Với những người lần đầu làm cha, làm mẹ, các bạn đừng ngại hỏi. Hãy mạnh dạn tìm đến bác sĩ để được tư vấn để tìm ra cách chăm sóc con phù hợp nhất. Dù hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều thông tin liên quan, nhưng tốt nhất vẫn là lời khuyên trực tiếp từ người trong nghề, bạn bè, gia đình và người có kinh nghiệm.
Nếu bạn vẫn muốn tìm hiểu kiến thức thông qua mạng xã hội, hãy đảm bảo nguồn đó uy tín và có thể áp dụng vào thực tế. Thêm vào đó, việc tiếp xúc rất quan trọng trong 2 tháng đầu tiên. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên quý phụ huynh nên thường xuyên massage cho bé, bế bé, tiếp xúc da với da để tạo cảm giác thân thuộc và an toàn cho bé.
Trong trường hợp bé khóc, hãy thử dỗ dành bé bằng nhiều cách khác nhau. Một số bé có phản ứng với các loại nhạc nhẹ, một số khác chỉ bình tĩnh khi có tiếng ồn xung quanh hoặc âm thanh quen thuộc từ người thân. Thế nên vì con, bạn “hãy cứ thử đi đừng ngại ngùng”, rồi bạn cũng sẽ tìm thấy những điều tốt nhất cho bé 2 tháng tuổi nhà mình.
Kết luận
Như vậy có thể thấy, sự phát triển của bé 2 tháng tuổi vẫn còn non nớt. Do đó, để bé được lớn lên trong trạng thái luôn khỏe mạnh, bậc cha mẹ cần có sự hiểu biết nhất định về quá trình phát triển của bé. Từ đó các bạn có thể hỗ trợ, chăm sóc bé đúng cách.
Cuối cùng, trên đây là những thông tin và kiến thức liên quan đến sự phát triển của bé 2 tháng tuổi mà chúng tôi đã tổng hợp. Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng có thể phần nào giúp các bậc phụ huynh cảm thấy dễ dàng hơn trong quá trình chăm sóc con cái.
Và nếu có thắc mắc, mọi người có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc để lại bình luận. Chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra lời giải đáp một cách tốt nhất. Xin cảm ơn!