Có thể nói: Sinh con là niềm hạnh phúc vô bờ đối với những người làm cha mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi bé, bố mẹ không ít lần đã phải trải qua sự hoang mang và lo lắng, nhất là những lúc trẻ bị bệnh. Có những bệnh tưởng như đơn giản nhưng nếu chúng ta không nhận thức được thì sẽ đe dọa đến sức khỏe củatrẻ. Một trong số đó là tình trạng bé bị nóng trong lòng bàn tay và lòng bàn chân. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm đến sức khỏe của bé hay không?
3 yếu tố có thể khiến bé bị nóng trong lòng bàn tay và lòng bàn chân
Bé bị nóng trong lòng bàn tay và lòng bàn chân là vấn đề thường gặp và hiện tượng này xảy ra có thể là do một trong những nguyên nhân sau:
Do bố mẹ bao tay và bao chân con quá kỹ, mặc đồ ôm sát người
Rất nhiều mẹ quan niệm trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm lạnh. Cho nên trong một thời gian dài luôn bao tay, bao chân và ủ ấm cho bé khá kỹ. Điều này vô tình khiến cho nhiệt độ ở lòng bàn tay, bàn chân của bé cao hơn nhiệt độ bình thường. Và cũng sẽ là nguyên nhân khiến trẻ bị sốt nặng hơn nếu lúc này bé đang có dấu hiệu sốt. Đây cũng là trường hợp khiến bé bị nóng trong lòng bàn tay và lòng bàn chân thường gặp nhất mà bạn cần lưu ý.
Do vậy, đối với việc bao tay, chân cho con thì mẹ chỉ nên thực hiện trong tháng đầu mới sinh. Vì nếu quá lạm dụng thì có thể gây ra nhiều nguy hại, đe dọa đến sự phát triển của trẻ.
Khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện
Cơ thể của chúng ta có khả năng điều hòa thân nhiệt. Đó là sự điều chỉnh giữa cường độ sinh nhiệt và thải nhiệt để cho nhiệt độ trung tâm trong cơ thể luôn duy trì gần điểm chuẩn 37 0C.
Đối với bé sơ sinh do khả năng này chưa được phát triển toàn diện. Cho nên có những thời điểm cường độ sinh nhiệt cao hơn cường độ thải nhiệt mà cơ thể không điều hòa được, dẫn đến bé bị nóng trong lòng bàn tay và lòng bàn chân .
Bé bị nóng trong lòng bàn tay và lòng bàn chân do sốt
Nhiệt độ bình thường ở trẻ là 36-37,5 độ C. Nhưng vì lý do nào đó, khi nhiệt độ cơ thể hơn 38 độ là dấu hiệu của trẻ bị sốt.
Sốt không phải là bệnh, chỉ đơn giản là phản ứng tự nhiên để bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không lưu tâm, và khi nhiệt độ quá cao (40 độ C) thì sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe cho bé, thậm chí có khi tử vong.
Khi bé bị nóng trong lòng bàn tay và lòng bàn chân mẹ cần làm gì để sức khỏe của bé không gặp nguy hiểm
Bé bị nóng trong lòng bàn tay và lòng bàn chân nhưng không bị sốt
Trong trường hợp này bố mẹ không cần quá lo lắng vì đó chỉ là những phản ứng thông thường của cơ thể bé. Do khả năng điều chỉnh thân nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện mà thôi.
Bé bị nóng trong lòng bàn tay và lòng bàn chân và có dấu hiệu sốt
Lúc này, bố mẹ cần phải quan tâm và theo dõi sức khỏe của bé một cách cẩn thận. Khi bé có dấu hiệu sốt cao hơn 39 độ C. Hoặc sốt kèm theo một số triệu chứng như: Nôn, mệt mỏi, khóc liên tục. Thì cần phải có biện pháp chữa trị kịp thời để sức khỏe của bé không gặp nguy hiểm.
Trẻ bị sốt và những điều bố mẹ cần phải biết
Tuy sốt là phản ứng có lợi nhưng nếu bố mẹ không phản ứng kịp thời để bé bị sốt cao. Thì sẽ xảy ra nhiều nguy hại như: Co giật, tắt nghẽn mạch máu não,.. rất nguy hiểm đến tính mạng của bé. Do vậy, lúc nuôi con nhỏ, bố mẹ cần phải nắm rõ những điều nên và không nên làm khi bé bị sốt. Để có thể đảm bảo sức khỏe của bé luôn an toàn.
Khi trẻ bị sốt có những triệu chứng nào?
Khi trẻ bị sốt ngoài triệu chứng bé bị nóng trong lòng bàn tay và lòng bàn chân thì cơ thể bé còn có một số biểu hiện khác như: khó chịu, hay quấy khóc, bỏ bú, chán ăn, khó thở. Hoặc thở dồn dập, tay chân lạnh, buồn nôn, ói, nhiệt độ cơ thể cao,..
Cách xác định trẻ sốt
Để xác định xem trẻ có phải bị sốt hay không thì các mẹ có thể nhận biết qua một số phương pháp như:
Áp má vào trán hoặc sờ bụng, sờ nách của bé để xem có phải nhiệt độ cao hơn bình thường hay không.
Tuy nhiên cách xác định chuẩn nhất là bố mẹ nên đo nhiệt độ cơ thể của bé. Nếu nhiệt độ tại hậu môn hoặc tai của bé ≥ 38.0 độ C. Hoặc nhiệt độ tại nách, miệng ≥ 37.5 độ C thì cơ thể bé đã có dấu hiệu sốt.
Khi đo nhiệt độ bố mẹ cũng cần lưu ý
Ở điều kiện bình thường, nhiệt độ tại các bộ phận khác nhau trên cơ thể không giống nhau. Ở nách và cổ luôn thấp hơn so với khoang miệng từ 0,3 – 0,5°C. Và nhiệt độ tại khoang miệng thì thấp hơn so với ở hậu môn từ 0,3 -0,5°C.
Do đó, với những trẻ có độ tuổi khác nhau thì nên đo thân nhiệt ở những vị trí khác nhau thì mới bảo đảm được tính chính xác.
Đối với trẻ sơ sinh nhỏ hơn 5 tuổi thì ưu tiên đo nhiệt độ ở hậu môn, nếu không thì đo nhiệt độ ở nách.
Đối với trẻ lớn hơn 5 tuổi thì nên ưu tiên đo nhiệt độ ở miệng, sau đó mới đến đó ở nách hoặc ở miệng.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt
Những năm tháng đầu đời trẻ rất hay bị sốt và có rất nhiều nguyên nhân gây nên vấn đề này: Do trẻ mọc răng, do tiêm phòng. Hoặc do nhiễm virus như cảm lạnh, cảm cúm. Và đôi khi nó xảy ra bởi các vi rút gây nhiều bệnh nghiêm trọng hơn: Nhiễm trùng máu, tai, viêm phổi, viêm màng não, sốt siêu vi hoặc bị mọc ban, sởi,..
Bé bị sốt và cách chữa trị
Khi bé bị sốt cách thì chữa trị hiệu quả nhất là dùng thuốc. Tuy nhiên, việc lạm dùng quá nhiều thuốc hạ sốt sẽ dẫn đến nguy cơ bé bị ngộ độc, suy gan suy thận và có thể bị tử vong. Do vậy, khi nào cần dùng thuốc và dùng như thế nào để an toàn thì cũng là vấn đề bố mẹ cần phải biết.
Trong các trường hợp bé bị sốt và có kèm theo các triệu chứng như: Nôn mửa, co giật, phát ban, nhiệt độ cao hơn 39 độ C thì bố mẹ phải dùng thuốc hạ sốt cho con. Và nếu cần thiết thì cho con đi thăm khám bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.
Hiện nay có nhiều thuốc hạ sốt, tuy nhiên an toàn nhất vẫn là paracetamol. Với liều dùng thích hợp nhất là 10-15mg/kg. Và một ngày chỉ nên dùng 4- 6 lần.
Trong trường hợp bé hơi sốt nhẹ 38-38,5 độ C thì bố mẹ chỉ nên thực hiện các biện pháp đơn giản. Để giải nhiệt trong cơ thể của bé ra ngoài.
Đặt bé chỗ thoáng mát, mặc ít quần áo cho bé để nhiệt độ trong cơ thể dễ tỏa ra ngoài .
Dùng khăn nhúng nước ấm lau cổ, nách, trán,.. cho bé (nhiệt độ nước ấm chỉ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 5-7 độ).
Cho bé bú nhiều cữ, uống nhiều nước để giúp con bổ sung lượng nước bị mất do sốt.
Thường xuyên đo và kiểm soát thân nhiệt cho bé. Nếu nhiệt độ tăng cao không hạ thì phải cho bé dùng thuốc hoặc cho con đi thăm khám bác sĩ.
Chú ý: Khi bé bị sốt, bố mẹ không nên chườm đá, dán miếng dán lạnh. Hoặc không được mặc nhiều đồ cho bé và không được lạm dụng thuốc đặt hậu môn để hạ sốt cho trẻ.
Cách phòng ngừa để trẻ không bị sốt
Cách phòng ngừa tốt nhất là phải luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ:
- Thường xuyên rửa sạch tay bằng nước với xà phòng.
- Trước khi cho bé bú thì mẹ phải vệ sinh thật kỹ.
- Tiêm phòng cho bé đầy đủ theo quy định.
- Cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong trường bé bú sữa mẹ thì mẹ phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho con nguồn sữa tốt nhất.
Một số vấn đề thường gặp ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý
Trong quá trình phát triển, ngoài tình trạng bé bị nóng trong lòng bàn tay và lòng bàn chân thì bé còn gặp một số vấn đề như sau:
Bé bị nóng đầu nhưng người mát
Có những thời điểm bé bị nóng đầu nhưng người mát đã khiến bố mẹ lo lắng, hoang mang và không biết phải xử lý như thế nào. Và vấn đề này có nghiêm trọng không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân
Do sự thay đổi thời tiết: Đôi khi thời tiết nắng nóng làm thân nhiệt trên cơ thể bé cao hơn so với bình thường.
Có thể đây là dấu hiệu cho biết cơ thể của trẻ mới bắt đầu bị nhiễm virus. Và đây là quá trình cơ thể bé đang tạo ra sự miễn dịch, chống lại sự xâm nhập và phát triển của vi rút gây bệnh.
Để làm giảm hiện tượng này bố mẹ cần lưu ý
Không nên cho trẻ phơi nắng quá nhiều hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vì những việc này dễ làm nhiệt độ cơ thể bé lên cao và dẫn đến bị sốt.
Đặt bé nằm ở nơi thoáng mát, thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho bé (nhưng không được tắm nước lạnh).
Cho bé bú nhiều lần và bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để luôn bảo đảm nguồn sữa tốt nhất cho con.
Tóm lại, bé bị nóng trong lòng bàn tay và lòng bàn chân hay nóng đầu nhưng người mát là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xuất hiện trong thời dài thì bố mẹ cần lưu ý. Vì nóng đầu còn là dấu hiệu của một số bệnh về viêm hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm amidan…
Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường có nguy hiểm không?
Khi bé bị sốt mà vẫn chơi bình thường thì bố mẹ không cần lo lắng. Vì điều này chứng tỏ bé chỉ bị sốt nhẹ và khi chơi đùa, vận động sẽ giúp cơ thể toát mồ hôi ra ngoài. Là yếu tố giúp hạ sốt hiệu quả. Tuy nhiên, bố mẹ cũng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra nhiệt độ xem có tăng quá cao. Hoặc bé có xuất hiện thêm triệu chứng nào nữa không: Nôn, mửa, bỏ bú,..Nếu có xuất hiện các triệu chứng này thì cho bé đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Có nên dán miếng hạ sốt vào lòng bàn chân của bé hay không?
Miếng dán hạ sốt có thành phần chủ yếu là hydrogel, không tan trong nước. Nó có tác dụng hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ra ngoài tại vùng da dán miếng dán chứ không có tác dụng toàn thân.
Miến dán chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Do vậy nó cũng không thật sự cần thiết khi điều trị trẻ bị sốt. Trong trường hợp bé bị sốt quá cao, sốt trong thời gian dài, ngoài việc cho uống thuốc theo liều lượng quy định. thì bố mẹ cũng có thể dán lại này lên các vị trí cần thoát nhiệt như: Trán, sau mép tai, dưới nách,..
Và không nên dán miếng dán hạ sốt vào lòng bàn chân vì chúng không có tác dụng lớn. Và gây khó chịu cũng như bé sẽ khó di chuyển..
Hiện tượng trẻ không bị sốt nhưng chân tay lạnh có nguy hiểm không?
Trong ba tháng đầu mới sinh, hệ tuần hoàn trong cơ thể bé chưa hoàn thiện. Cho nên quá trình lưu thông máu đến tay chân của trẻ sẽ chậm hơn so với các bộ phận khác như: Tim, gan, phổi,.. Do vậy, đây cũng là điều bình thường nên bố mẹ không cần lo lắng quá nhiều.
Tuy nhiên, đối với những bé có số tháng tuổi lớn hơn, khi tay chân lạnh. Và đi kèm với một số triệu chứng như: Sốt cao trên 39°C, khóc nhiều, mệt mỏi, cơ thể bé uể oải không chơi đùa, ngủ li bì, da nhợt nhạt,…Thì bố mẹ hay đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám vì có thể đó là các triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm như: Thiếu vitamin B12, viêm tĩnh mạch, viêm phổi cấp.
Kết luận
Nuôi con là một quá trình khó khăn nhưng hạnh phúc. Để đảm bảo sức khỏe của trẻ luôn an toàn thì đòi hỏi bố mẹ phải dành thời gian chăm sóc. Và có sự hiểu biết nhất định về các bệnh lý thường gặp ở trẻ. Hi vọng, với tất cả những chia sẻ về hiện tượng bé bị nóng trong lòng bàn tay và lòng bàn chân như trên. Sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn vấn đề này và có phương pháp chữa trị phù hợp để giúp trẻ luôn khỏe mạnh.
Bài viết tham khảo: https://tapchimebe.com/cai-sua-cho-be/
Mách Mẹ 5 Cách Cai Sữa Cho Bé Hiệu Quả Nhất