Khắc phục tình trạng bé bú đêm nhiều

Mỗi đứa bé đều có một nhu cầu khác nhau, do đó thời gian bú của mỗi bé cũng khác nhau. Có bé sẽ bú khoảng 6 đến 8 cữ một ngày, có bé sẽ chỉ bú vào ban ngày nhưng cũng có bé lại đòi bú cả vào ban đêm. Trong quá trình chăm sóc các bé, một số bố mẹ sẽ rất mệt mỏi trong việc bé bú đêm. Ngoài ra, một số bố mẹ thường lo lắng con mình đói, nên canh giờ thức dậy cho bé bú đêm. Bài viết này, Tạp chí mẹ bé sẽ cung cấp thêm thông tin cho bố mẹ về việc bé bú đêm nhiều và cách khắc phục.

bé bú đêm nhiều

Tại sao bé lại đòi bú đêm? 

Việc cho bé bú khi tỉnh giấc trong khi ngủ gọi là “bú đêm”. Lí do dẫn đến việc bé đòi bú đêm: 

Thói quen: thông thường bé sẽ bú mẹ hoặc bú bình trước khi ngủ, chính bình hay vú mẹ sẽ cho bé cảm giác quen thuộc, an toàn. Do đó khi thức giấc bé sẽ dễ ngủ lại sau khi được cho bú. 

Bé được cho ăn quá no vào ban ngày: Một số bố mẹ sẽ có thói quen cho bé ăn ngay khi bé khóc và xem như một cách dỗ bé hiệu quả. Tuy nhiên, điều này lại vô tình tạo cho bé thói quen ăn ít và ăn nhiều bữa, mỗi bữa ăn cách nhau 30 phút đến 1 tiếng. 

Những tác hại khi cho bé bú đêm quá nhiều

Bé sẽ gặp vấn đề về răng miệng: Khi bé bắt đầu mọc răng và vẫn duy trì thói quen bú đêm nhiều sẽ ảnh hưởng đến răng và nướu của bé. Dù bố mẹ có vệ sinh răng miệng cho bé trước khi ngủ nhưng vẫn không thể vệ sinh sau mỗi cữ bú. 

Gây ra tình trạng béo phì sớm ở bé: Bú đêm dễ dẫn đến việc bé bú quá no, dẫn đến thừa dinh dưỡng. Cũng giống như người lớn, về lâu dài bé sẽ có xu hướng béo phì và gây hại cho sức khỏe. 

Bé dễ bị ngạt: Khi thức giấc giữa đêm bé thường trong tình trạng ngáy ngủ, có bé chỉ bú một tí đã ngủ tiếp. Nếu bố mẹ không để ý phần sữa còn lại dễ làm ngạt khí quản của bé. 

Ảnh hưởng đến sức khỏe bố mẹ: Tình trạng bé đòi bú nhiều lần trong đêm khiến bố mẹ không ngủ đủ giấc, tăng áp lực, ảnh hướng đến cuộc sống. 

Nên cho bé bú đêm ở giai đoạn nào? 

Giai đoạn sơ sinh: Giai đoạn sơ sinh chính là 28 ngày đầu đời của bé, giai đoạn này chủ yếu để bé thích nghi với môi trường nên bé ngủ rất nhiều, thường bé sẽ ngủ từ 10 – 12 tiếng/ ngày. Việc đánh thức bé vào ban đêm là không cần thiết vì gan đã tích trữ đủ lượng đường để cơ thể bé cần sử dụng vào ban đêm. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc vào ban đêm giúp bé phát triển chiều cao và trí thông minh. 

Giai đoạn sau sơ sinh:  Ngoài giai đoạn sơ sinh nhu cầu cơ thể của bé tăng lên, bố mẹ nên đánh thức bé dậy để bú mỗi 2-3 giờ đồng hồ. Điều này hạn chế việc bé hạ đường huyết và vàng da do bú không đủ. Bố mẹ cần quan sát để chắc chắn rằng bé không bú quá no, làm vệ sinh răng miệng cho bé sau mỗi lần bú. 

Cách nhận biết bé nhà bạn đã bú no

 

bé bú đêm nhiều

Tã ướt:

Bố mẹ có thể quan sát số lượng tã bé dùng hàng ngày, thường trong 2 ngày đầu đời bé sẽ cần thay khoảng 2 – 4 cái tã. Tuy nhiên sau đó số lượng tã sẽ tăng lên khoảng 6 – 8 cái/ ngày. 

Nước tiểu của bé có màu nhạt, không mùi khi bé đã bú đủ no. Ngược lại, nước tiểu có màu đậm chứng tỏ bé vẫn cần được bú thêm. 

Đi ngoài

Sau sinh 1 – 2 ngày, bố mẹ sẽ thấy bé đi ra phân su (phân thường dày, dính, có màu đen hoặc xanh đậm). 

Giai đoạn 1 tháng tuổi, bé có thể ít đi đại tiện hoặc thậm chí không đại tiện vài ngày. Bước vào tháng thứ 4 – 6 bé có thể sẽ đại tiện ít nhất 1 lần mỗi ngày

Tăng cân

Các bạn có thể cho bé tăng khoảng 150 gram – 250 gram/tuần trong suốt 4 tháng đầu, sau đó tăng khoảng 100 gram – 170 gram/tuần từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7. 

Tâm trạng vui vẻ

Bé cũng giống như người lớn, khi được ăn no bé sẽ có vẻ thư giãn và thỏa mãn hơn. Ngược lại khi không đủ no bé sẽ quấy khóc, bé có thể ngủ khi đang bú nhưng lại quấy khóc khi bạn vừa đặt bé xuống. 

Vậy làm sao để cho bé bú đêm đúng cách?

bé bú đêm nhiều

Bố mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây để việc cho bé bú đêm trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn

Cho bé tập quen với việc phân biệt ngày và đêm: Giai đoạn sơ sinh là thời điểm bé cần tập làm quen với môi trường. Bố mẹ nên hạn chế việc bật đèn quá sáng khi cho bé bú vào ban điểm để giúp bé nhận thức được ngày và đêm. 

Bé cũng cần sự yên tĩnh: Một số bố mẹ thường có thói quen trò chuyện với con mình vào ban đêm nhưng vô tình việc này khiến bé khó ngủ hơn. Bé cũng cần một không gian yên tĩnh để từ từ đi vào giấc ngủ lại sau khi bú. 

Không đánh thức bé: bé nhỏ thường sẽ không có thói quen sinh hoạt và giờ giấc như người lớn. Có hôm bạn sẽ thấy bé thức dậy sau một giấc ngủ khoảng 2-3 giờ, nhưng cũng hôm bé sẽ ngủ một giấc dài 5-6 giờ liên tục vào ban đêm. Bố mẹ không nên đánh thức con dậy để cho bú vì thời điểm này cơ thể bé không có nhu cầu nạp thêm dinh dưỡng. 

Tập cho bé ợ hơi: Ngay sau khi cho bé bú dù ban ngày hay ban đêm bố mẹ cũng nên giúp bé ợ hơi. Làm như vậy sẽ giúp đẩy không khí dư thừa ra khỏi ruột để giảm tình trạng nôn trớ. 

Nằm nghiêng khi cho bé bú: Mẹ nên nằm nghiêng về một phía với 2 chiếc gối kê dưới đầu trong khi cho bé bú. Mẹ bế bé nằm nghiêng sao cho cằm của bé chạm vào ngực mẹ

Thời điểm nào nên cai bú đêm

Bé càng lớn bố mẹ càng cần quan tâm đến sự phát triển toàn diện cho bé, lúc này một giấc ngủ đủ đóng vai trò rất quan trọng. Thời điểm từ tháng thứ 6 trở đi, bố mẹ cần tập dần cho bé cai thói quen bú đêm. Bố mẹ nên tạo không gian yên tĩnh để bé ngủ ngon vào ban đêm, việc ngủ đủ sẽ giúp bé phát triển chiều cao và não bộ. Hệ tiêu hóa của bé hoạt động rất chậm vào ban đêm, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Như đã nói ở bén, việc bú đêm gây hại rất nhiều đến răng miệng của bé. 

Bố mẹ cần chuẩn bị gì để cai bú đêm cho bé?

Trước khi bắt đầu quá trình cai bú đêm, bố mẹ nên xây dựng một thời gian biểu sinh hoạt khoa học cho bé để hạn chế tình trạng bé đói vào ban đêm. Tăng cường bổ sung vitamin D và canxi bằng cách cho bé bú no và phơi nắng vào ban ngày để tránh việc bé giật mình tỉnh giấc vào ban đêm. 

Một số bố mẹ dùng cách cho bé uống nước để cai bú đêm, nhưng việc này là không nên vì có rất nhiều bé sau khi cai được sữa thì đồng thời sinh ra thói quen uống nước đêm. Lúc này bố mẹ lại mất thời gian để bé cai uống nước. . 

Các phương pháp giúp bé cai bú đêm

bé bú đêm nhiều

Phương pháp 1: Không nuông chiều bé: Cách này chính là kéo dài thời gian, trì hoãn cữ bú của bé lại

Đêm đầu tiên: Khi bé khóc đòi bú thời gian trì hoãn khoảng 5-10 phút sau đó bố mẹ hỗ trợ cho bé ngủ lại nhưng vẫn không cho bú. Nếu sau 20 phút này, nếu bé vẫn không chịu ngủ lại, lúc này bố mẹ mới cho bé bú. Và lần lượt như vậy mỗi đêm bố mẹ cứ tăng thời gian trì hoãn cữ bú thêm 10 – 20 phút nữa. Sau khoảng 4 – 5 đêm bố mẹ sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt về số lượng cữ đêm của bé. Bố mẹ cứ duy trì cho đến khi bé không đòi bú đêm nữa. Bên cạnh việc trì hoãn thời gian bú, bố mẹ cũng nên cắt giảm dần lượng sữa mỗi cữ. Trong quá trình này bố mẹ nên theo dõi biểu hiện của bé, thời gian này bé có thể dễ cáu gắt và ảnh hưởng đến giấc ngủ nhưng bé sẽ dần quen và ổn định lại. 

Phương pháp 2: Cắt dần số lượng cữ

Bố mẹ hãy bắt đầu từ việc cắt cữ muộn nhất trong đêm của bé. Ví dụ cữ muộn nhất là 4 giờ sáng, lúc này thay vì cho bé bú, bố mẹ hãy vỗ dành bé hoặc dùng ti giả thay thế để bé ngủ tiếp. Sau đó bắt đầu cử sớm nhất của bé trong ngày, có thể là lúc 6 giờ sáng. Sau khi bé đã quen với việc cắt cữ bú muộn nhất này, bố mẹ tiếp tục cắt cữ muộn thứ hai trong đêm và dần dần cho đến khi được hết tất cả các cữ. Đối với một số bé có biểu hiện quyết liệt bố mẹ có thể kết hợp với phương pháp 1, trì hoãn cữ bú từ từ trước khi cắt hắn cữ. bú. Tuy nhiên khi kết hợp với phương pháp trì hoãn cữ bú thì bố mẹ cần xác định là ban ngày bé sẽ ăn không ngon, đặt biệt ở cữ đầu ngày vì khoảng cách giữa các cữ bú quá gần nhau. 

Phương pháp 3: Cắt hết tất cả các cữ: 

Với phương pháp này bố mẹ nên tập dần cho bé chuyển từ phương pháp 1 và 2 sang vì những ngày đầu tiên khi cắt hết các cữ, bé sẽ quấy khóc rất nhiều nên, nếu bé dậy sớm hơn so với bình thường thì bố mẹ nên cho bé ăn ngay từ lúc đấy. Thông thường khoảng từ 12-26 tuần  là thời gian lý tưởng để cai bú đêm cho bé. Thời điểm muộn nhất để bé còn bú đêm là 1 tuổi. Sau  một tuổi, rất ít bé còn bú đêm, đặc biệt là các em bé bú sữa công thức thì bố mẹ nên cai bú đêm càng sớm càng tốt cho sức khỏe răng miệng của bé. 

Bố mẹ nên nói chuyện cho bé nhiều hơn ví dụ như mẹ sẽ cho con bú hoặc bú bình vào buổi sáng, bây giờ con đi ngủ nhé. Tuy bé chưa thể hiểu được hết nhưng cách này cũng rất hiệu quả. 

Một số, bé chỉ khóc trong 1- 2 đêm trước khi thích nghi với thời gian biểu mới. Nếu bé quấy khóc không nguôi trong nhiều đêm liên tiếp, bố mẹ hãy tạm thời quay lại thói quen bình thường, sau 1 – 2 tuần thử lại. Bố mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho bé để tránh việc thay đổi đột ngột ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

Bài viết đã giải đáp các vấn đề xoay quanh việc bú đêm của trẻ. Tạp chí mẹ bé hy vọng sẽ giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong quá trình đồng hành cùng con. 

Bố mẹ có thể tham khảo thêm cách cai sữa cho bé tại đây!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *