Ngày nay khi an toàn vệ sinh thực phẩm có quá nhiều vấn đề bất cập thì câu chuyện vào bếp của người phụ nữ trở nên khó khăn hơn. Lúc trước sáng ra khi mẹ bận bịu tay chân đi làm có thể mua cho con trẻ những món cháo có sẵn ở ngoài hàng quán nhưng gần đây do vấn đề ấy mà họ phải vào bếp tìm tòi, học hỏi một số công thức để chế biến những món cháo thơm ngon cho bé cưng nhà mình. Khi mẹ kết hợp với những nguyên liệu dân dã như cua đồng, cá, ốc,… bỗng chốc qua bàn tay của mẹ sẽ có món cháo thơm ngon và bổ dưỡng cho bé mà không ở đâu sánh được.
Trong số những nguyên liệu đó thì lươn có thể chế biến được rất nhiều món ngon, tạo nên đặc sản của nhiều nơi. Người dân việt không còn xa lạ với món cháo lươn, đặc biệt đối với người dân Nghệ Tĩnh, nó không chỉ là món ăn nổi tiếng ở miền Bắc mà còn là giá trị tinh thần tự hào của họ.
Những món cháo có nguyên liệu chính là lươn như:
- Cháo lươn khoai môn
- Cháo lươn rau cải xanh
- Cháo lươn bí đỏ
1. Cháo lươn cho bé ăn dặm với những giá trị dinh dưỡng cực kỳ tốt
Theo một số chia sẻ từ chuyên gia thì trong thịt lươn chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin, đạm,…hàm lượng các chất này cao hơn so với các loại thủy sản khác khác đặc biệt rất tốt cho bé trong thời gian ăn dặm. Ngoài ra thì lươn có hàm lượng canxi rất cao hỗ trợ cho xương của bé cũng rất tốt.
Còn theo ông bà ta ngày xưa thì lươn như một loại thần dược giúp cơ thể khỏe lại cho người sau khi ốm dậy, nâng cao sức đề kháng cho thể, bồi bổ khí huyết cho cơ thể, ngoài ra thì còn điều trị các loại bệnh của trẻ nhỏ như táo bón, suy dinh dưỡng, biếng ăn,…
Tuy nhiên cho bé ăn lươn trong gđ ăn dặm là rất tốt nhưng vì hàm lượng đạm và chất dinh dưỡng khá cao nên phải cân nhắc đến quy trình chế biến cũng như không nên cho bé ăn quá sớm có thể ảnh hưởng tới đường tiêu hóa non yếu của trẻ. Theo ý kiến của một bác sĩ thì trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên mới được ăn những thủy sản như tôm đồng, cua đồng , lươn,…. Các mẹ nên tìm hiểu một số nguyên tắc sử dụng các loại đạm trong ăn dặm.
Vậy hãy cùng theo chân chuyên gia dinh dưỡng tìm hiểu cách thức nấu cháo lươn cho bé ăn dặm nhé các bà mẹ.
2. Cách phân biệt để chọn lươn tươi ngon để chuẩn bị cho món cháo lươn cho bé con nhà mình.
Để chế biến từ lươn nói chung hay cháo lươn cho bé nói riêng để món ăn được ngon và nhiều chất dinh dưỡng thì các mẹ nên mua lươn đồng để chế biến nấu cháo. Tuy nhiên có nhiều người bán qua mắt các bà mẹ bán lươn nuôi ngang giá lươn đồng, khiến mẹ vừa bị hớ tiền mà không mua được nguyên liệu như ý, cũng là lươn nhưng vì ở môi trường sống khác nhau nên có những đặc điểm thay đổi khiến chúng ta dễ dàng nhận dạng được. Vậy khi đi chợ các mẹ hãy bỏ ngay những mẹo này vào giỏ để phân biệt lươn đồng và lươn nuôi
Phân biệt
- Đối với lươn đồng: Phần bụng của con lươn có màu vàng nghệ, thân lươn có độ lớn vừa phải còn đuôi nhọn, thịt dai và có sớ.
- Đối với lươn nuôi: Phần bụng lươn không có màu vàng nghệ đặc trưng mà thay vào đó là màu vàng nhạt chấm nâu, đuôi ngắn, nấu lên thì thịt bở, mềm, không dai
Lươn chắc chắn phải còn sống: Trong lươn rất nhiều Histidine và protein khi chết những chất này sẽ chuyển đổi thành chất Histamine gây độc cơ thể, ăn ít thì cơ thể có thể kháng lại được nhưng khi người ăn phải nhiều chất này sẽ gây ra nguy cơ ngộ độc rất cao. Nên việc lựa chọn lươn ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh rất quan trọng nha các mẹ ơi.
Những lưu ý cho các bà nội trợ nhà mình khi chọn lươn nấu cháo.
- Nếu nấu cho một bé thì mình chỉ cần một con lươn tầm 300g, nếu lươn quá nhỏ thì thịt sẽ không được chắc và nhão thịt
- Không nên khi ăn lươn đã chết: Dù là loại lươn gì thì các mẹ cũng chỉ nên mua những con còn sống, tận mắt thấy còn cử động không mua những con đã chết hoặc có dấu hiệu bất thường vì như vậy giá trị dinh dưỡng không cao mà còn chưa kể sẽ gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa của trẻ nhỏ.
- Chọn nơi uy tín để mua lươn: Nếu mua lươn đã chế biến sẵn thì nên lựa chọn những nơi uy tín để tránh “tiền mất tật mang”.
3. Không để các bà mẹ phải chờ lâu, chúng ta sẽ cùng đi vào bếp chế biến món cháo lươn cho bé ngay thôi nào.
Sơ chế thịt lươn.
- Lươn khi được mua về, các mẹ nên lấy nước vo gạo ngâm lươn trong khoản 1 tới 2 tiếng, để sạch bùn bẩn trên thân.
- Nếu mẹ không muốn cho con ăn da lươn thì có thể bỏ bằng cách dội nước sôi và sau đó chà nhẹ để loại bỏ da.
- Ở quê một số bà mẹ dùng tro và trấu để làm sạch nhớt trên thân lươn, tuy nhiên ở thành phố các mẹ có thể làm sạch lươn bằng cách bỏ chúng vào thau cùng với một ít muối hạt( muối biển),
- Vắt một nửa trái chanh, dùng tay chà xát, xả lại nhiều lần với nước sạch tới khi nào tuốt hết chất nhớt thì đã hoàn thành công đoạn làm sạch lươn.
- Khi rạch bụng để bỏ phần ruột và đầu của lươn thì mẹ nên rửa lại một lần với nước muối để thịt lươn được sạch hoàn toàn.
Một số lưu ý khi sơ chế thịt lươn
- Không nên sử dụng giấm ăn để làm sạch nhớt trên cơ thể lươn, làm như vậy sẽ mất mùi vị đặc trưng của lươn.
- Có một số mẹ để lươn nguyên con sau khi được làm sạch nhớt để hấp rồi mới bỏ đi phần ruột và đầu, theo một số ý kiến của bà mẹ như vậy sẽ giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên đối với trẻ trong giai đoạn ăn dặm điều này không đúng vì bụng bé còn rất non yếu, nên các mẹ phải chắc chắn đã làm sạch lươn rồi hãy chế biến.
- Đảm bảo lươn không bị tanh thì không nên rửa nước sạch trong bước rửa cuối cùng, mà phải dùng nước muối pha loãng.
Một số công thức nấu cháo lươn cho bé mà mẹ cần bỏ túi
A. Cháo lươn nấu cùng với khoai môn
Trong khoai môn giàu đạm, tinh bột chính vì vậy khi kết hợp nấu cháo với lươn sẽ hỗ trợ cho việc tiêu hóa cho bé rất nhiều.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Thịt lươn được chuẩn bị ở khâu sơ chế.
- Gạo 1 nắm tay(gạo tẻ trộn với gạo nếp), 1/3 lon gạo
- Khoai môn cắt hạt lựu
- Các gia vị cần có như: dầu ăn và hạt nêm cho trẻ em
Cách thực hiện
Bước 1: Vo gạo qua 1 nước, sau đó ngâm gạo vào nước ấm 30 phút trước khi nấu cháo. Sau đó cho gạo, nước ngâm và khoai môn vào nồi nấu cháo.
Bước 2: Lươn sau khi đã làm sạch ở khâu sơ chế thì các mẹ bỏ vào hấp chín, để loại bỏ hoàn toàn mùi tanh nên cho vào nước hấp vài lát gừng để khử mùi, nếu mẹ muốn lươn có màu đẹp thì hãy dùng nghệ để hấp lươn lên màu vàng đẹp hơn.
Bước 3: Sau khi lươn được hấp chín, mẹ tách xương khỏi thịt, công đoạn này cần sự tỉ mỉ để lấy sạch xương an toàn cho bé, phần bụng của lươn có rất nhiều xương dăm nhỏ. Xé nhỏ phần thịt lươn được lấy ra để tiện lúc xay cháo cho bé.
Bước 4: Khi cháo và khoai môn đã nhừ, các mẹ hãy cho thịt lươn đã được chuẩn bị vào đảo đều.
Bước 5: Nhỏ vài giọt dầu ăn cho trẻ, sau đó tắt bếp nêm nếm vừa ăn bằng hạt nêm cho trẻ.
Bước 6: Xay nhuyễn cháo là chúng ta đã có một món cháo thơm ngon, bổ dưỡng cho bé.
B. Cháo lươn nấu cùng với cải xanh.
Cháo lươn với cải xanh bổ sung chất xơ cho cơ thể bé rất tốt, ngoài ra cháo có màu xanh sẽ kích thích thị giác cho trẻ, giúp bé ăn ngon hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Thịt lươn được chuẩn bị ở khâu sơ chế.
- Gạo 1 nắm tay(gạo tẻ trộn với gạo nếp), 1/3 lon gạo
- Cải xanh nấu cháo phải dùng những lá cải non, không nên dùng lá già vì sẽ gây vị đắng, lá không sâu, cắt nhỏ.
- Các gia vị cần có như: dầu ăn và hạt nêm cho trẻ em
Cách làm
Bước 1: Vo gạo qua 1 nước, sau đó ngâm gạo vào nước ấm 30 phút trước khi nấu cháo. Sau đó cho gạo, nước ngâm vào nồi nấu cháo.
Bước 2: Lươn sau khi đã làm sạch bỏ vào hấp chín, để loại bỏ hoàn toàn mùi tanh các mẹ nên cho vào nước hấp vài lát gừng để khử mùi, nếu mẹ muốn lươn có màu đẹp thì hãy dùng nghệ để hấp lươn lên màu vàng đẹp hơn.
Bước 3: Sau khi lươn được hấp chín, bạn tách xương khỏi thịt, công đoạn này cần sự tỉ mỉ để lấy sạch xương an toàn cho bé. Xé nhỏ phần thịt lươn được lấy ra để tiện lúc xay cháo cho bé.
Bước 4: Khi cháo đã nhừ, các mẹ hãy cho thịt lươn đã được chuẩn bị vào đảo đều.
Bước 5: Bỏ cải đã cắt nhỏ vào cháo khuấy đều tay lá cải được chín đều
Bước 6: Nhỏ vài giọt dầu ăn cho trẻ, sau đó tắt bếp nêm nếm vừa ăn bằng hạt nêm cho trẻ.
Bước 6: Xay nhuyễn cháo là chúng ta đã hoàn thành món cháo lươn cải xanh cho bé thơm ngon.
C. Cháo lươn nấu cùng với bí đỏ
Trong bí đỏ có hàm lượng canxi rất cao, ngoài ra còn có một số axit amin khác rất cần thiết cho trẻ cho giai đoạn ăn dặm. Chính vì vậy cháo lươn nấu cùng với bí đỏ là một lựa chọn phù hợp cho bé con nhà mình.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Thịt lươn được chuẩn bị ở khâu sơ chế.
- Gạo 1 nắm tay(gạo tẻ trộn với gạo nếp), 1/3 lon gạo
- Bí đỏ gọt vỏ, cắt hạt lựu cần khoảng 30g
- Các gia vị cần có như: dầu ăn và hạt nêm cho trẻ em
Cách nấu
Bước 1: Vo gạo qua 1 nước, sau đó ngâm gạo vào nước ấm 30 phút trước khi nấu cháo. Sau đó cho gạo, nước ngâm và bí đỏ vào nồi nấu cháo.
Bước 2: Lươn sau khi đã làm sạch bỏ vào hấp chín, để loại bỏ hoàn toàn mùi tanh các mẹ nên cho vào nước hấp vài lát gừng để khử mùi, nếu mẹ muốn lươn có màu đẹp thì hãy dùng nghệ để hấp lươn lên màu vàng đẹp hơn.
Bước 3: Sau khi lươn được hấp chín, bạn tách xương khỏi thịt, công đoạn này cần sự tỉ mỉ để lấy sạch xương an toàn cho bé. Xé nhỏ phần thịt lươn được lấy ra để tiện lúc xay cháo cho bé.
Bước 4: Khi cháo và bí đỏ đã nhừ, các mẹ hãy cho thịt lươn đã được chuẩn bị vào đảo đều.
Bước 5: Nhỏ vài giọt dầu ăn cho trẻ, sau đó tắt bếp nêm nếm vừa ăn bằng hạt nêm cho trẻ.
Bước 6: Xay nhuyễn hoặc ray cháo sơ qua rây để bé có thể dễ ăn hơn.
4. Một lưu ý cho mẹ khi nấu cháo lươn cho bé
- Phải chắc chắn lươn đã được nấu chín kỹ: Dù bạn có thể chế biến lươn theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo rằng lươn đã được chín, các mẹ khi chế biến lươn nấu cháo thì nên hấp lâu một chút để loại bỏ tất cả ấu trùng có trong lươn. Bởi những ấu trùng đó có thể sống được trong nhiệt độ rất cao.
- Muốn cháo được ngon thì hãy trộn gạo tẻ với gạo nếp để cháo nấu được thơm ngon hơn.
- Cháo nấu cho bé ăn dặm mẹ có thể nấu nhạt hoàn toàn, từ tháng thứ 7 trở đi các mẹ có thể nêm ít hạt nêm nhưng phải cực kỳ nhẹ vị.
- Tất cả các loại cháo được nấu xong các mẹ đều phải để nguội hơi ấm hãy xay hoặc có thể rây cho trẻ ăn vẫn được. Càng lớn thì các mẹ hạn chế xay để bé tập ăn thức ăn thô.
- Đối lươn ăn dặm các mẹ không xào, có nhiều mẹ đem lươn đi xào rồi mới cho vào cháo, khiến lươn bị khô, chưa kể mất chất dinh dưỡng mà còn khó cho bé ăn.
- Hạn chế kết hợp với nhiều nguyên liệu, hãy đơn giản hóa món cháo lươn cho bé để đường ruột non yếu của bé có thể dễ dàng tiêu hóa, hạn chế kết hợp quá nhiều thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao trong giai đoạn ăn dặm của trẻ không tốt mà dẫn đến thừa chất khó hấp thụ đó các mẹ.
- Một số thực phẩm không nên ăn kèm hoặc ăn sau khi ăn cháo lươn, trong lươn có tính hàn nên sau khi ăn lươn không được ăn chuối hạt, một số hải sản dưới biển như cua tôm, dưa hấu,…nếu kết hợp có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
- Một số bà mẹ lấy lại nước hấp lươn để nấu cháo cho con, tuy nhiên nước hấp chỉ có tác dụng tăng hương vị mà lại khiến cháo có màu không được đẹp.
- Tuy nhiên đồ ăn dặm cho trẻ hạn chế hâm nhiều lần, bé sẽ ngán mà hàm lượng dinh dưỡng sẽ bị giảm đi, các mẹ nên nấu đủ và cho trẻ ăn một lần.
Chăm cho bé trong giai đoạn ăn dặm là một vấn đề cần khá nhiều thời gian tìm tòi, học hỏi để con có đủ chất, tạo giác ngon miệng khi ăn thì phải thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn cho bé. Làm mẹ là một cuộc hành trình nuôi nấng và chăm sóc chính vì vậy hãy cùng mình viết tiếp cho con những câu chuyện đẹp. Chúc các mẹ thành công với món cháo lươn cho bé con của mình.
Chúng ta cũng có thể chế biến những món cháo khác để thay đổi thực đơn cho bé con nhà mình Các Món Cháo Cho Bé 7 Tháng Tuổi Ăn Dặm Mẹ Nên Biết
Cũng có thể học được những bí kíp để giúp bé có thể tăng cân nhanh chóng Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tăng Cân Nhanh Chóng Mẹ Cần Phải Biết