Cho Bé Ăn Dặm Kiểu Nhật Có Thật Sự Tốt?

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Hiện nay, có nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau được các mẹ sử dụng cho con. Trong đó cho bé ăn dặm kiểu Nhật, thời gian gần đây đang rất được quan tâm. Vậy phương pháp này là gì? Áp dụng cho bé ăn dặm kiểu Nhật có thật sự tốt hay không?

1. Giới thiệu một số phương pháp cho bé ăn dặm

Từ tháng tuổi thứ 5-6, ngoài dinh dưỡng từ sữa, bé đã bắt đầu được mẹ tập cho ăn dặm. Có nhiều phương pháp ăn dặm được mẹ lựa chọn, với mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm khác nhau.

Dưới đây là 3 phương pháp phổ biến nhất được nhiều mẹ lựa chọn. 

1.1.  Cho bé ăn dặm kiểu truyền thống

Có thể nói rằng đây là phương pháp phổ biến nhất được các mẹ áp dụng tại Việt Nam. Ở phương pháp này, bé sẽ được tiếp xúc dần với thức ăn. 

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm truyền thống là phương pháp lâu đời tại Việt Nam

Khi cho bé ăn dặm theo kiểu truyền thống, mẹ sẽ bắt đầu thì dạng bột/cháo loãng rồi đến dạng đặc hơn để bé làm quen từ từ. Giúp bé thích ứng tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Ưu điểm:

  • Là cách ăn dặm thường được các ông bà truyền lại cho các bậc phụ huynh, nên khi thực hiện sẽ dễ dàng và tự tin hơn
  • Việc ăn dặm theo kiểu truyền thống giúp bé thích ứng dễ hơn với đồ ăn dặm.
  • Ăn đồ xay/nghiền nhuyễn sẽ tốt với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
  • Bé sẽ ăn chủ các chất dinh dưỡng hơn do có quá trình trợ giúp từ cha mẹ.
  • Việc chế biến các món ăn cũng dễ dàng và đơn giản hơn cho mẹ.

Nhược điểm:

  • Việc chế biến bằng cách xay nhuyễn thức ăn khiến khả năng ăn thô của bé sẽ kém hơn các phương pháp ăn dặm khác.
  • Do sự kết hợp của nhiều loại thực phẩm làm cho bé không thể cảm nhận được mùi vị từng loại. Nó sẽ không tạo được hứng thú, làm bé dễ biếng ăn.
  • Đảm bảo về lượng thức ăn bé ăn được thông qua việc ép bé ăn. Cách này có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, bé bị khó tiêu, đầy bụng.

1.2. Cho bé ăn dặm kiểu Nhật:

Phương pháp ăn dặm bắt nguồn và rất nổi tiếng tại Nhật Bản. Dù vậy cho bé ăn dặm kiểu Nhật không còn xa lạ tại Việt Nam. Ngày càng nhiều các mẹ áp dụng phương pháp này cho bé yêu của mình.

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Với mục tiêu kích thích bé ăn ngon, tìm được niềm vui trong ăn uống mà vẫn đảm bảo tiêu hóa tốt cho bé. Quan trọng nhất là khuyến khích mẹ dạy cho bé tự lập ăn uống sớm và ăn theo nhu cầu của bé.

Ưu điểm:

  • Bé được rèn tính tự lập trong ăn uống từ sớm. Các kỹ năng cầm, nằm, nhai, nuốt,… thức ăn đều được phát triển thành thạo. 
  • Bé ăn nhanh và tập trung hơn những phương pháp khác
  • Bé được làm quen với thức ăn thô sớm, ăn riêng từng vị nên tốt cho dạ dày và vị giác của bé. Hạn chế việc biếng ăn ở bé.

Nhược điểm:

  • Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ phải dành nhiều thời gian hơn khi chế biến.
  • Trẻ thường không ăn được nhiều do bé sẽ ăn theo sở thích và nhu cầu của mình
  • Đòi hỏi mẹ phải đầu tư mua sắm nhiều vật dụng liên quan như ghê ăn, nồi, bộ đồ chế biến, bát, thìa,…

1.3. Cho bé ăn dặm kiểu tự chỉ huy

Phương pháp ăn dặm kiểu tự chỉ huy hay BLW được du nhập vào Việt Nam từ các nước phương Tây. Hoàn toàn khác các kiểu ăn dặm truyền thống hay kiểu Nhật, BLW cho phép bé tự quyết định đồ ăn và cách ăn của mình.

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp BLW giúp bé có kỹ năng xử lý tốt, kích thích não bộ

Tức là, mẹ phải ăn cùng bé, cùng thời điểm và cùng một bàn. Sẽ không hề có các món bột ăn dặm hay cháo loãng. Bé hoàn toàn tự ăn thô như người lớn ngay từ đầu.

Mẹ hoàn toàn không cần lo lắng bé sẽ không ăn được gì vì nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu vẫn đến từ sữa.

Ưu điểm:

  • Kiểu ăn dặm này sẽ giúp bé rèn luyện sự phối hợp của tay, mặt và miệng cùng kỹ năng nhai. Bé có thể tự xúc ăn từ sớm
  • Bé được khám phá mùi vị, màu sắc, kết cầu của từng loại thức ăn
  • Bé sẽ được tự lựa chọn món mình thích, cách và thời gian ăn. Tăng tính tự lập sau này.
  • Mẹ sẽ tốn ít thời gian hơn vì bé ăn cùng với gia đình

Nhược điểm:

  • Phương pháp này khá mới lạ nên thường khiến các mẹ e dè và khó có sự đồng thuận trong gia đình.
  • Do ăn đồ thô ngay từ đầu nên bé dễ bị hóc, nghẹn thức ăn.
  • Bé ăn theo kiểu này sẽ khó tăng cân nhanh và đều như mong muốn của mẹ.
  • Tốn khá nhiều thời gian lau chùi của mẹ vì bé ăn cùng gia đình nên khá bừa bộn.

2. Ăn dặm kiểu nhật có thực sự tốt?

2.1. Lợi ích khi áp dụng cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Khi mẹ áp dụng cho bé ăn dặm kiểu Nhật hợp lý và đúng cách thì chắc chắn nó sẽ mang lại cho bé rất nhiều lợi ích:

Bé sẽ phân biệt được mùi vị của các thực phẩm khác nhau:

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Điều đầu tiên khi nhắc đến những lợi ích khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật đó là giúp cho bé có những nhận biết được mùi vị của thức ăn.

Nó rất quan trọng, vì khí bé phân biệt được mùi vị sẽ giúp con có hứng thú với bữa ăn hơn, không nhàm chán và giúp bé phát triển tốt vị giác.

Bé sẽ cải thiện được kỹ năng ăn các thức ăn thô:

Có một lưu ý quan trọng khi ăn dặm kiểu Nhật chính là mẹ tăng dần độ thô thức ăn của bé. Điều này giúp bé phát triển khả năng xử lý thức ăn tại quá trình phát triển cần thiết.

Bắt đầu từ loãng đến đặc, mẹ sẽ thay đổi từ xay mịn đến cho bé ăn nghiền rối, rồi miếng nhỏ. Tập thói quen cắn, xé thức ăn cho bé.

Đây cũng là một trong những ưu điểm nổi bật khi chọn cho bé ăn dặm kiểu Nhật so với ăn dặm truyền thống.

Hình thành thói quen tự lập ăn uống: 

Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật quy định rõ ràng về thời điểm nào bé sẽ tự ăn như dùng tay hay dùng thìa. Theo thời gian hình thành thói quen này, bé sẽ dần học được cách tự ăn từ sớm.

Dễ phát hiện loại thực phẩm khiến bé bị dị ứng:

Đặc điểm dễ nhận biết của kiểu ăn dặm này là bé được ăn riêng từng loại thực phẩm. Khi đó nếu bé có những dấu hiệu dị ứng thì mẹ sẽ dễ dàng phát hiện và xử lý hơn.

Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp này sẽ dễ nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình.

Vì so với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy còn khá mới mẻ với các gia đình Việt Nam, thì cho bé ăn dặm kiểu Nhật có những điểm gần tương đồng hơn với kiểu ăn dặm truyền thống.

>> Xem thêm: 10 cách dạy trẻ sống trách nhiệm và tự lập

2.2. Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cần sự kiên nhẫn và tỉ mỉ từ mẹ.

Những nguyên tắc quan trọng mà mẹ cần chú ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật để áp dụng thành công:

  • Không dùng gia vị trong đồ ăn dặm. Giai đoạn này, thực phẩm hoàn toàn thích hợp với vị giác của bé mà không cần bổ sung thêm. 
  • Nguyên tắc ăn là từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc. Không được thay đổi đột ngột sẽ làm áp lực lên quá trình tiêu hóa của bé.
  • Cung cấp đầy đủ 4 loại thực phẩm khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật: tinh bột – protein – rau củ – trái cây.
  • Bố trí số lượng bữa ăn dặm sao cho bé vẫn được bổ sung lượng sữa cần thiết. 
  • Ưu tiên sử dụng thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như rau củ, hoa quả, cá, thịt… Nên dùng thực phẩm đúng mùa sẽ tươi ngon hơn.
  • Chú ý về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi chọn và chế biến cho bé. Tuân thủ nguyên tắc thử dị ứng cho bé.
  • Cho bé ăn riêng từng món trong giai đoạn đầu. Giai đoạn sau có thể trộn nhiều loại thức ăn để thay đổi đa dạng hơn.
  • Cho bé ăn theo nhu cầu. Không ép ăn hay ép uống.
  • Căn cứ vào sự phát triển cơ địa của từng bé mà cho bé ăn thô sớm hay muộn.
  • ….

3. Mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

  • Có một quan niệm sai lầm khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật đó là phải dùng các loại thực phẩm giống người Nhật. Điều này hoàn toàn không chính xác.
  • Các loại như cà rốt, củ cải, bắp cải, cải bó xôi, bí đỏ, thịt gà… mẹ đều có thể dùng để nấu nước súp cho bé.
  • Dashi là tên loại nước dùng có hàm lượng canxi cao hay sử dụng cho bé. Được nấu từ nước hầm rau củ hoặc cá khô bào và rong biển. 
  • Khi chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật sẽ có rất nhiều cách khác nhau như rây, nghiền, mài hay miết thức ăn. Vì vậy, mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ để áp dụng đúng cho từng loại nhé.

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật

4. Cho bé ăn kiểu Nhật trong từng giai đoạn:

4.1. Cho bé ăn dặm kiểu Nhật khi 5-6 tháng tuổi

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Từ 5-6 tháng là giai đoạn bé tập ăn. Nên bé chủ yếu là nuốt chửng thức ăn.

Vì vậy khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên cho bé ăn cháo trắng loãng như nước canh ở tuần đầu tiên. Tỉ lệ thích hợp là 1 gạo: 10 nước. Sau đó, khi đã quen dần, mẹ có thể cho bé thử các loại rau củ dễ tiêu hóa.

Đây là giai đoạn bé làm quen với đồ ăn khác ngoài sữa nên mẹ không nên quá ép bé khi ăn. Hãy tập dần dần và thức ăn phải được chế biến mịn, mềm để dễ nuốt và không bị nghẹn.

Thực phẩm mẹ có thể chế biến cho bé như cháo loãng, bún, đậu hũ, lòng đỏ trứng, cà rốt, bí đỏ, cái bó xôi,…

4.2. Cho bé ăn dặm kiểu Nhật khi 7-8 tháng tuổi

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật

 

Sau quá trình nuốt chửng thức ăn, các bé từ 7-8 tháng sẽ có những phản xạ nhai trệu trạo khi ăn dặm. Bé thường dùng lưỡi đẩy đồ ăn lên hàm trên khi ăn.

Mẹ có thể cho bé tập làm quen với các món hấp thật mềm mà không cần rây hay lọc quá mịn. Cho bé ăn dặm kiểu Nhật thì tỉ lệ cháo hợp lý khi nấu là 1:7.

Mẹ cũng nên đa dạng thêm một số loại thực phẩm, tự cầm, tập cắn trái cây. Với 2 bữa ăn dặm mỗi ngày và tăng dần lượng đồ ăn theo nhu cầu.

Ngoài các loại thực phẩm như giai đoạn  5-6 tháng, bé đã có thể ăn thêm yến mạch, ngũ cốc, gan, gà, nấm hay một số loại rau.

4.3. Cho bé ăn dặm kiểu Nhật khi 9-11 tháng tuổi

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Mẹ có thể tăng số bữa ăn trong ngày lên thành 3 bữa chính. Lúc này thức ăn đã được bé nhai được bằng lợi. Vì vậy mẹ sẽ cho bé tiếp xúc với những loại đồ ăn cứng hơn một chút khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật.

Khi chế biến, mẹ không cần nghiền quá nhỏ mà thay vào đó nên hấp hoặc luộc chín, sau đó cắt thành miếng dài cho bé tập nhai.

Bé đã ăn được đa dạng thức ăn hơn cũng như đã có thể nấu kết hợp 2  nguyên liệu khi chế biến.

Ở giai đoạn này tỷ lệ khi nấu cháo nguyên hạt nên là 1:5. Và mẹ vẫn cho bé bú sữa theo nhu cầu nhé.

>> Xem thêm: Giải đáp: Sữa nào tăng cân tốt cho bé dưới 1 tuổi?

4.4. Cho bé ăn dặm kiểu Nhật khi 12-18 tháng

Bé từ 1 tuổi trở đi đã có thể nhai thành thạo hầu hết các loại thức ăn như người lớn. Mẹ nên tập cho bé cách tự xúc ăn để bé tự lập hơn. Lúc này khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật thì bé đã có thể tự ăn một mình hoặc ăn chung với gia đình.

Mẹ cần chú ý việc cân bằng dinh dưỡng cho bé với đa dạng chủng loại thực phẩm. Đồ ăn của bé không nên cho quá nhiều loại gia vị. Muốn bé thích ăn hơn, mẹ có thể thử trang trí bởi các tạo hình và màu sắc bắt mắt.

Bé cũng có thể cai sữa trong giai đoạn này nên mẹ cần bổ sung thêm 1-2 bữa phụ ngoài 3 bữa chính trong ngày nhé.

5. Kết luận

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật được đánh giá là phương pháp ăn dặm khoa học và phù hợp với trẻ em Việt Nam. Hi vọng qua bài viết, mẹ sẽ yên tâm hơn khi lựa chọn và kiên trì thực hiện để mang lại hiệu quả tốt nhất cho bé yêu nhé

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *