Khi bé được 1 tuổi, bố mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến sinh hoạt hằng ngày của bé. Ở giai đoạn này bé đã bắt đầu hiếu kì với mọi thứ xung quanh. Đây là thời điểm phù hợp nhất để bố mẹ xây dựng lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi giúp rèn luyện thói quen sinh hoạt và sự phát triển của bé. Vậy làm thế nào để xây dựng lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi chuẩn khoa học? Hãy xem bài viết này sẽ giúp ích rất nhiều cho bố mẹ và bé.
NỘI DUNG
I. Những điểm cần biết khi bé 1 tuổi II. Vì sao phải xây dựng lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi III. Các yếu tố cần chú ý trước khi xây dựng lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi IV. Lịch sinh hoạt chi bé 1 tuổi chuẩn khoa học V. Một số nguyên tắc khi thực hiện lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi VI. Kết luận |
Những điểm cần biết khi bé 1 tuổi
Để thiết lập được lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi chuẩn khoa học, trước hết bố mẹ cần phải biết rõ sự phát triển của bé. Trong giai đoạn này bé đã có sự thay đổi rõ rệt về thể chất và trí tuệ, cụ thể như sau:
- Cơ thể bé đã bắt đầu cứng cáp hơn nên sẽ học được nhiều các hành động như ngồi vịn lâu hơn, bò, đứng vịn, học đi được những bước đi loạng choạng hay cầm lấy được những món đồ chơi của bé. Đã có nhiều trường hợp bé đã biết đi khi mới 1 tuổi.
- Bé đã có thể kiểm soát được một số hành động phức tạp trên cơ thể của mình như mắt, ngón chân, ngón tay.
- Ngôn ngữ của bé linh hoạt hơn khi bé có thể bập bẹ nói được các từ đơn như bố, mẹ,…bé còn biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể để biểu đạt điều muốn nói như hành động chỉ tay, ánh mắt hay khóc để thể hiện không thích điều gì đó.
- Sự phát triển của bé thể hiện rõ nét hơn ở việc bé hiểu được những gì người lớn nói và cũng làm theo các động tác được bố mẹ chỉ dẫn.
- Cảm xúc của bé được thể hiện nhiều hơn như sợ hãi, đòi hỏi hay bướng bỉnh…
- Bố mẹ sẽ nhận thấy được bé nhà mình trở nên lắng nghe mọi người nói hơn. Đó là vì thính giác của bé đang phát triển khiến ngày càng nhạy hơn so với trước đó.
Những đặc điểm của bé khi 1 tuổi
Ngoài ra, trong giai đoạn này cân nặng của bé có sự thay đổi lớn, thường thì bé sẽ nặng gấp 3 lần so với lúc mới sinh và sẽ tiếp tục tăng cân trong giai đoạn này. Cân nặng trung bình mà bé phải tăng là 300g/tháng. Chiều cao của bé cũng có sự phát triển, bé 1 tuổi có chiều cao an toàn là 75cm, việc tăng trưởng chiều cao của bé có thể phụ thuộc vào gen di truyền hoặc chế độ dinh dưỡng trong ăn uống. Vì vậy, bố mẹ cần phải hết cẩn trọng trong việc chăm sóc bé ở thời điểm này.
Vì sao phải xây dựng lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi
Việc xây dựng lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi không chỉ giúp bố mẹ quản lý được thời gian chăm sóc bé một cách tốt nhất mà còn giúp ích rất nhiều trong việc phát triển tính cách và hình thành được thói quen tốt cho bé.
Lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi đóng vai trò quan trọng
- Có lịch trình sinh hoạt rõ ràng sẽ giúp bố mẹ dễ hình dung đến hoạt động hàng ngày của bé, thay đổi được những thói quen xấu và đảm bảo được sự phát triển cho bé.
- Giúp bé ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc hơn khi ăn ngủ đúng giờ, đúng giấc. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển toàn diện của bé và hình thành được thói quen đúng giờ cho bé từ khi còn nhỏ.
- Sau khi có lịch sinh hoạt rõ ràng sẽ giảm được tình trạng biếng ăn hay chán ăn của bé. Giúp bé sinh hoạt đúng giờ sinh học không lộn xộn trong việc ăn, chơi và ngủ.
- Khi quản lý tốt được thời gian chăm con, bố mẹ sẽ thoải mái hơn khi có thêm được cho bản thân nhiều thời gian để thư giãn.
- Vai trò quan trọng nhất là giúp bé có được tính kỷ luật từ nhỏ khi sống và sinh hoạt theo 1 thời gian biểu khoa học. Hỗ trợ cho bé có tính tự lập sớm, lớn lên sẽ không quá phụ thuộc vào bố mẹ.
Lịch sinh hoạt cho bé một tuổi chuẩn khoa học
Khi bé 1 tuổi có rất nhiều sự thay đổi về giấc ngủ và ăn uống. Bố mẹ cần phải chú ý để xây dựng lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi một cách hợp lý và khoa học, đảm bảo được sức khoẻ và sự phát triển của bé ở giai đoạn này. Cụ thể, lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi chuẩn khoa học mà bố mẹ có thể áp dụng như sau:
Thời gian | Hoạt động trong sinh hoạt | Ghi chú |
6:30 – 7:00 | Thức dậy và vệ sinh cá nhân | Mẹ nên đánh thức bé dậy theo cách nhẹ nhàng như xoa người, tránh gọi lớn tiếng để bé giất mình.
Sau đó vệ sinh cho bé: thay bỉm, vệ sinh thân thể, rửa mặt, súc miệng,.. |
7:00 – 8:00 | Ăn sáng | Mẹ chuẩn bị thức ăn nhẹ như cháo và cho bé ăn sáng. Cho bé thời gian 30 phút để hoàn thành xong bữa sáng.
Sau đó cho bé uống sữa với liều lượng nhỏ vừa đủ. |
8:00 – 9:00 | Cho bé hoạt động thể chất | Cho bé ra ngoài tắm chút nắng và hít thở không khi buổi sáng.
Trong trường hợp thời tiết xấu, bố mẹ và bé nên chơi đùa trong nhà với những trò chơi gây thích thú cho bé. |
9:00 – 10:00 | Ăn nhẹ và chơi tự lập | 9h mẹ sẽ cho bé ăn bữa phụ khoảng 15 phút.
Sau đó mẹ có thể để bé chơi một mình với đồ chơi của bé. Mẹ có thể làm việc khác trong thời gian này. Tuy nhiên, phải chú ý đảm bảo an toàn cho bé khi chơi một mình. |
10:00-10:30 | Ngủ ngắn buổi sáng | Lúc này bé sẽ cảm thấy buồn ngủ vì chơi mệt. Mẹ cho bé ngủ giấc ngắn khoảng 30 phút.
Trong trường hợp bé không muốn ngủ, mẹ có thể bỏ qua hoạt động này. |
10:30-11:30 | Giờ bé vui chơi cùng với bố mẹ | Khi bé thức dậy sau giấc ngủ ngắn. Bố mẹ nên chơi đùa cùng với bé. Có thể ca hát, đọc sách cho bé, cho bé xem tranh ảnh, trò chuyện với bé,… |
11:30-12:30 | Cho bé ăn trưa | Đây là bữa chính cho bé. Mẹ cần chuẩn bị bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Mẹ có thể dạy bé cách ngồi ghế, cách xúc thức ăn để bé sớm có thể tự ăn uống. Như vậy sẽ khoẻ cho mẹ hơn. |
12:30-14:00 | Cho bé ngủ trưa | Mẹ nên giới hạn giấc ngủ trưa cho bé trong khoảng 1 tiếng để tránh mất ngủ vào buổi tối vì ngủ nhiều. |
14:00-14:30 | Ăn nhẹ buổi chiều | Cho bé ăn nhẹ trong bữa phụ với sữa, bánh kẹo, trái cây hay nước hoa quả,… |
14:30-16:30 | Cho bé hoạt động thể chất | Bố mẹ có thể để bé tự chơi hoặc chơi đùa cùng bé.
Tốt nhất nên đưa ra các hoạt động vận động mạnh hơn cho bé như: dạy bé đi, dạy bé đứng hoặc dạy bé nói để giúp bé phát triển hơn về thể chất và ngôn ngữ. |
16:30-17:00 | Cho bé ăn nhẹ | Vì sau khi hoạt động xong bé sẽ thấy đói. Mẹ có thể cho bé ăn nhẹ với một ít bánh, sữa hoặc trái cây. Nếu bé không thấy đói mẹ có thể bỏ qua bước này. |
17:00-18:00 | Tắm rửa cho bé | Mẹ chuẩn bị trước nước ấm để cho bé tắm. Khi tắm mẹ nên massage nhẹ nhàng toàn thân tạo cảm giác dễ chịu cho bé để cho giấc ngủ buổi tối bé dễ vào giấc hơn. |
18:00-19:00 | Cho bé ăn tối | Mẹ cho bé ăn tối với những món dễ tiếu hoá như cháo, súp, cơm nát,…tránh việc bé bị đầy bụng vào buổi tối. |
19:00-20:00 | Vui chơi cùng bé | Bố mẹ chới đùa với bé qua việc trò chuyện, kể truyện, nghe nhạc hay xem tranh ảnh để bé kịp tiêu hoá thức ăn của buổi tối trước khi ngủ. |
20:00 – 6:30 | Cho bé đi ngủ | Mẹ cần cho bé ngủ sớm để đảm bảo giấc ngủ của bé. Giấc ngủ đủ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của bé ở giai đoạn này. |
Một số nguyên tắc khi thực hiện lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi
Nhằm mục đích để đạt được hiểu quả tối đa khi sử dụng lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi. Bố mẹ cần phải nắm rõ một số nguyên tắc sau:
- Khi bé có dấu hiệu quấy khóc, không thoả hiệp với hoạt động đã lên lịch thì bố mẹ không được mềm lòng. Nếu bố mẹ thoả hiệp với bé cũng đồng nghĩa với việc đang hình thành nên tích cách không nghe lời hay khóc toáng lên khi muốn đòi hỏi gì đó của bé sau này.
- Đặc biệt bố mẹ không được dùng bạo lực như nạt nộ, đánh bé khi bé không nghe lời. Nên dùng hành động nhẹ nhàng để thuyết phục bé sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
- Thời gian sinh hoạt có thể thay đổi để phù hợp với tình trạng của bé hay thời gian của mẹ. Vì ngoài việc chăm bé mẹ cũng sẽ bận với một số công việc khác nên sẽ khó thể tuân theo đúng thời gian để chăm bé tốt nhất.
- Nên hạn chế cho bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi,..Những thiết bị này ảnh hưởng không tốt đến mắt, trí não của bé. Ngoài ra còn tạo nên thói quen nghiện điện thoại khi bé nhận thức được khiến bé ít giao tiếp hơn.
- Vì bé đang ở giai đoạn tò mò về mọi thứ nên sẽ cằm nắm bất cứ thứ gì mà bé thấy, nên mẹ cần phải cho bé tránh xa các vật dụng nguy hiểm như ổ điện, dao, kéo, vật dễ vỡ,…để đảm bảo được sự an toàn cho bé.
Áp dụng nguyên tắc khi xây dựng lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi
Kết luận
Khi bé 1 tuổi, bé vẫn đang trong quá trình phát triển thể chất và trí tuệ. Vì vậy ở giai đoạn này bố mẹ cần xây dựng ngay lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi chuẩn khoa học để hoàn thiện sự phát triển của bé hơn trong mỗi ngày. Bài viết này sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ trẻ trong quá trình chăm sóc bé khoẻ mạnh.
Xem thêm nhiều bài viết bổ ích cho bé tại đây đảm bảo được sự phát triển khoẻ mạnh của bé nhé!