Mẹ Có Biết Nên Cho Bé Ăn Dặm Vào Giờ Nào Trong Ngày Không?

Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày là câu hỏi mà nhiều cha mẹ trẻ rất băn, đặc biệt là với những người có con đầu lòng. Vì mỗi bé sẽ có thể trạng khác nhau và nhu cầu ăn dặm cũng khác nhau. Do đó, để biết được chính xác thời điểm và trả lời cho câu hỏi nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày thì mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây.

Vì sao trẻ cần ăn dặm?

nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày 1

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn thì sữa mẹ đã không còn đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho sự phát triển toàn diện của trẻ nữa. Chính vì vậy mà bạn cần phải cho trẻ ăn dặm để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Bên cạnh đó, khi còn ở trong bụng mẹ bé đã nhận đủ lượng sắt tự nhiên cho sự phát triển của mình trong 6 tháng đầu tiên, khi bé càng lớn thì lượng sắt này đã không còn đủ cho nhu cầu tăng trưởng của bé. Do đó, bé cần có một chế độ ăn lành mạnh để bổ sung chất sắt và đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết khác như nhóm chất đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm rau củ và trái cây. Với chế độ ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu sẽ hỗ trợ tốt cho sự hình thành của não bộ và sự phát triển toàn diện của trẻ.

5 nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm

Nguyên tắc 1: Đúng thời điểm

Nhiều cha mẹ hay sốt ruột khi thấy bé chậm tăng cân cho nên muốn cho bé tập ăn sớm để bổ sung chất dưỡng cho cơ thể bé. Mặc dù, từ 4 – 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa của bé đã dần phát triển hoàn thiện và có thể tiết ra một loại enzyme có tên là Amylase, loại enzyme này có chức năng tiêu hóa tinh bột trong thực đơn ăn dặm của bé.

Tuy nhiên, với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa vẫn chưa có đủ khả năng hấp thụ trọn vẹn các chất dinh dưỡng từ thức ăn “lạ” như chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… Khiến cho trẻ dễ dàng mắc phải các bệnh về đường ruột.

Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm phải kể đến như

Hầu hết trẻ nhỏ vẫn chưa hình thành và thành thạo được phản xạ “ngậm, nuốt” nên trẻ dễ bị sặc nghẹn và gây viêm nhiễm đường hô hấp.

Thận của bé còn quá non yếu chưa đủ sức lọc.

Thông thường khi trẻ ăn dặm sẽ giảm bớt việc uống sữa, do đó mà bị thiếu vi chất dinh dưỡng.

Nhiều bé có thể ăn quá đà, nguy cơ bị béo phì.

Dạ dày dễ bị tổn thương.

Lượng sữa mẹ cần thiết cho cơ thể trẻ giảm vì trẻ sẽ ít bú mẹ hơn.

Trẻ chậm lớn do cơ thể trẻ chưa đủ sức để hấp thụ hết được các dưỡng chất từ thức ăn.

Ngược lại, với trường hợp cho trẻ ăn dặm quá trễ sẽ khiến cho trẻ bị xanh xao, thiếu máu.

Do đó, để biết được thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm thì cha mẹ cần tìm hiểu thêm thể trạng của bé.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì thời điểm lý tưởng để cho trẻ ăn dặm là khi trẻ đủ từ 6 tháng tuổi. Bởi vì khi ấy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đã bắt đầu tăng lên, hệ tiêu hóa cũng đã dần hoàn thiện để đủ khả năng dung nạp nhiều loại thức ăn phức tạp hơn so với sữa mẹ.

Tuy nhiên, để chắc chắn rằng trẻ đã sẵn sàng để ăn dặm thì mẹ nên chú ý đến các đặc điểm sau đây

Trẻ thường khóc đêm, đòi bú và bú nhiều hơn bình thường, mặc dù mới vừa bú cách đó không lâu.

Trẻ có biểu hiện tò mò, háo hức khi thấy người lớn ăn uống và với tay đòi.

Trẻ thường xuyên mút tay.

Trẻ có thể tự ngồi vững trên ghế mà không cần nhiều đến sự giúp đỡ của cha mẹ.

Trẻ bắt đầu có phản xạ nuốt thức ăn, không còn phản xạ đẩy lưỡi và cũng không còn chảy nhiều nước bọt ra ngoài.

Các mẹ hãy chú ý quan sát trẻ để biết được thời điểm chính xác để cho trẻ ăn dặm nhé!

Nguyên tắc 2

Khi mới bắt đầu cho bé tập làm quen ăn dặm thì mẹ nên cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ mềm đến cứng. Khi trẻ đã mọc đủ răng thì mẹ nên chuyển sang thức ăn cứng để cho bé tập nhai.

Nguyên tắc 3

Ban đầu có thể rất khó khăn nên mẹ hãy kiên trì tập cho bé ăn dặm, dần dần bé sẽ làm quen với mọi thức ăn. Mẹ không nên bắt ép trẻ ăn đủ theo số lượng ngay từ ban đầu và cũng không nên quá lo lắng khi bé chưa chịu ăn.

Nguyên tắc 4

Nên cho bé ăn đúng và ăn đủ theo lứa tuổi. Thường xuyên thay đổi thực đơn, màu sắc món ăn, chế biến hợp khẩu vị… để kích thích sự thích thú của bé đối với đồ ăn. Bên cạnh đó mẹ cũng phải chú ý đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong bữa ăn của bé.

Nguyên tắc 5

Mẹ nên cho bé giảm dần số lần bú trong ngày khi bắt đầu cho bé ăn dặm đến khi bé dứt sữa hẳn ở giai đoạn 18 – 24 tháng tuổi.

Những thực phẩm ăn dặm tốt cho bé

 

nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày 7

Chắc hẳn là mẹ sẽ rất bối rối và băn khoăn khi lựa chọn thực phẩm cho bé khi mới bắt đầu ăn dặm. Sau đây là những lựa chọn hàng đầu khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé mà mẹ nên biết

Trái cây

Thành phần của trái cây có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp bé phát triển khỏe mạnh và thông minh.

Ngoài ra, hương vị thơm ngon tự nhiên của trái cây cũng sẽ khiến bé rất thích.

Mẹ có thể cho bé ăn trái cây từ tháng thứ 4 dưới dạng nước. Từ tháng thứ 6 trở đi bé có thể ăn cả cái.

Rau củ

Rau củ rất cần thiết để bổ sung sắt, các loại muối khoáng, vitamin và các chất xơ… cho sự phát triển toàn diện của bé.

Mẹ có thể cho bé tập uống nước rau từ tháng thứ 4.

Tháng thứ 6 bé có thể ăn rau củ luộc, nghiền nhỏ như khoai tây nghiền hay cà rốt luộc.

Với những bé trên 12 tháng tuổi đã có thể ăn rau củ xào, luộc, nấu canh, thái nhỏ…

Khi lựa chọn rau củ cho bé ăn dặm thì mẹ nên chọn những loại củ có màu vàng đỏ như đu đủ, cà rốt, bí đỏ, gấc… và các loại rau có màu xanh như rau ngót, rau dền, rau muống… Vì các loại rau củ này có chứa nhiều caroten, giúp cho bé phòng ngừa được bệnh khô mắt do thiếu vitamin A.

 Chất đạm

Cơ thể bé sẽ cần cả đạm động vật và đạm thực vật từ thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu…

Đối với đạm từ các loại sữa thì mẹ nên nhớ rằng sữa mẹ là tốt nhất cho bé, rồi đến sữa bò, sữa dê, sữa đậu nành.

Mẹ nên tập cho bé ăn thịt, cá, trứng, sữa khi bé đủ 6 tháng tuổi; tôm, cua khi bé đủ 9 tháng tuổi dưới dạng nghiền hoặc xay nhuyễn, mẹ nên cho bé ăn cả xác thịt, không nên chỉ lấy “nước ngọt của thịt” nhé.

Bé càng lớn thì mẹ cũng nên tăng khẩu phần ăn cho bé. Từ 1 – 2 muỗng thịt nghiền tăng lên 50 – 100g thịt mỗi ngày.

Các nguồn đạm từ động vật thường đắt tiền nên mẹ có thể cho bé dùng thêm đạm có nguồn gốc từ các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng. Trong đó, đậu nành có hàm lượng đạm và chất béo cao nhất và có thể được chế biến dưới nhiều dạng như sữa, bột đậu nành, đậu phụ, tào phớ.

Dầu mỡ

Đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho bé. Trong mỗi chén cơm của bé thì mẹ nên cho thêm 1 thìa cà phê dầu phộng, dầu mè hoặc mỡ nước.

Trong dầu có tỉ lệ axit béo không no cao hơn so với mỡ động vật, đồng thời có nhiều loại vitamin có thể hòa tan trong dầu như vitamin A, D…

Một số loại dầu mẹ nên dùng cho bữa ăn dặm của bé có thể kể đến như dầu phộng, dầu mè, dầu dừa, dầu đậu nành.

Bột

Mẹ chỉ nên cho bé ăn bột khi đủ từ 4 tháng tuổi, vì khi ấy trong dạ dày bé đã có đủ men Amylase để tiêu hóa chất bột.

Nước

Nước có khả năng thải độc và giúp hệ tiêu hóa tốt hơn nên mẹ cũng nên chú ý cho bé uống thêm nước khi bắt đầu ăn dặm.

Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?

Vì sao nên cho bé ăn dặm đúng giờ?

Để cơ thể bé được phát triển một cách toàn diện, tăng cân, tăng chiều cao đúng chuẩn thì việc sắp xếp lịch ăn dặm cho bé hợp lí, khoa học là một điều hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, việc sắp xếp lịch ăn dặm cho bé sẽ giúp bé có được một thói quen ăn uống tốt sau này. Do đó, mẹ cần phải hiểu rõ nên cho trẻ ăn dặm vào giờ nào trong ngày, số lượng, khối lượng thức ăn bao nhiêu là hợp lý để tránh việc nhồi nhét thức ăn cho bé.

Rất nhiều cha mẹ thường xây dựng thời gian biểu ăn dặm cho bé khá dày đặc vì mong bé mau tăng cân. Nhưng thực tế việc nhồi nhét và ép bé ăn uống liên tục sẽ làm cho bé không có cảm giác đói, thèm ăn, ngược lại còn khiến bé biếng ăn.

Điều quan trọng khi cho trẻ ăn dặm là phải đúng giờ và đúng nhu cầu để trẻ có thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tốt nhất. Đồng thời còn tạo nên thói quen sinh hoạt khoa học để trẻ được phát triển thể chất một cách toàn diện.

Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?

Mỗi bé sẽ có khả năng hấp thụ khác nhau và lịch ăn dặm khác nhau tùy thuộc vào thói quen ăn uống của gia đình. Do đó, câu hỏi nên cho bé ăn vào giờ nào trong ngày sẽ không có câu trả lời chính xác nhất mà chỉ mang tính chất tương đối mà thôi.

Tuy nhiên, việc xác định nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày sẽ được xác định dựa trên một số nguyên tắc nhất định để có thể xây dựng lịch trình phù hợp nhất cho bé.

Đảm bảo hai bữa ăn cách xa nhau

 Khi cho bé ăn dặm thì mẹ cần phải đảm bảo rằng 2 bữa ăn phải cách xa nhau để bé có thể tiêu hóa hết được thức ăn. Dung tích của bữa ăn tùy thuộc vào khả năng hấp thụ của mỗi bé. Đối với những bé biếng ăn thì mẹ không nên chia thành nhiều bữa trong giai đoạn bé đang tập ăn.

nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày 3

Dưới đây là bảng sắp xếp thời gian cho bé ăn dặm trong ngày hợp lý nhất mà mẹ biết

Loại thức ăn Thời gian tiêu hóa
Sữa mẹ Từ 1 – 2 giờ
Sữa công thức Từ 2 – 3 giờ
Đồ ăn nhẹ Từ 3 – 4 giờ
Đồ ăn thông thường Từ 4 – 5 giờ
Đồ ăn có dầu mỡ Từ 5 – 6 giờ

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết thì ở giai đoạn đầu khi cho bé tập ăn dặm thì mẹ nên dùng bột ăn liền để bé làm quen trong khoảng thời gian ngắn và mẹ cũng không nên nấu nước hầm xương để pha bột cho bé, vì điều đó làm cho lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho bé bị mất cân bằng.

Mỗi bữa ăn dặm phải cách nhau tối tiểu là 2 tiếng. Khi mới tập ăn dặm có thể cho bé ăn 6 bữa / ngày, trong đó có 1 bữa cháo, còn lại là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau khi bé đã quen thì tăng dần bữa ăn dặm lên và giảm bữa sữa xuống, cho đến khi bé ăn 3 bữa chính / ngày khi bé đã tròn 2 tuổi.

Chú ý nên chọn thời gian bé tỉnh táo và cảm thấy dễ chịu, thoải mái nhất trong ngày để cho ăn dặm. Tránh trường hợp cho ăn bé lúc buồn ngủ để bé không bị cáu gắt, khó chịu và không có tâm trạng ăn uống.

Giờ ăn dặm tốt nhất là giữa buổi sáng và giờ ăn trưa

Giữa buổi sang và giờ ăn trưa là thời điểm ăn dặm tốt nhất cho bé trong ngày, mẹ nên cho bé uống sữa hoặc bú mẹ trước 1 – 2 tiếng để bé không bị đói nhé.

Nhiều mẹ cho rằng “trẻ lớn về đêm” nên thường ép bé ăn dặm vào buổi tối khoảng 20 – 21 giờ, điều này là hoàn toàn sai lầm và sẽ gây hại cho sức khỏe của bé. Do nếu bé được ăn no sát giờ đi ngủ thì thức ăn không tiêu hóa hết sẽ gây nên tình trạng trướng dạ dày, trào ngược thức ăn, tràn vào thanh quản khiến cho bé bị ho khi nằm hoặc ngủ.

Vậy nên mẹ cũng phải chú ý cho bé ăn dặm tốt nhất là trước 19h hoặc 2 tiếng trước khi đi ngủ nhé.

Thời gian biểu ăn dặm cho bé theo từng nhóm tuổi

Mặc dù thời gian ăn dặm của bé còn phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt của gia đình nhưng mẹ vẫn phải tuân thủ theo 2 nguyên tắc trên để đảm bảo cho sức khỏe và sự hình thành nên nói quen ăn uống cho bé nhé.

Dưới đây là thời gian biểu ăn dặm cho bé từ 06 đến 10 tháng tuổi.

Bé 6 tháng tuổi

  • 06h30: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
  • 07h30 – 08h00: Ăn dặm
  • 10h00: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
  • 13h00: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
  • 15h30: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
  • 16h30: Ăn dặm
  • 19h00: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức

Mẹ lưu ý về nhu cầu sữa của bé ở giai đoạn này là 900ml / ngày.

Một số mẹ nếu không đủ sữa hoặc bé có nhu cầu ăn dặm sớm thì có thể bắt đầu cho bé ăn dặm từ lúc bé 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của bé lúc này vẫn còn rất non yếu nên mẹ chỉ nên cho bé ăn nước cháo, nước rau củ hoặc bột loãng thôi nhé

Bé từ 7 – 8 tháng tuổi

  • 06h00: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
  • 07h30 – 08h00: Cháo loãng hoặc 2 – 3 muỗng trái cây hoặc rai củ nghiền
  • 11h30 – 12h30: Bột hoặc cháo ăn dặm.
  • 15h30 – 16h00: 2 – 3 muỗng trái cây hoặc rau củ nghiền
  • 18h00 – 19h00: Bột hoặc cháo ăn dặm
  • 21h00: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức

 Trong khẩu phần ăn của bé ở giai đoạn này thì mẹ có thể thêm vào các loại hải sản, ít nhất là 3 bữa / tuần. Bên cạnh đó thì thực đơn của bé phải được đảm bảo đầy đủ các nhóm thực phẩm gồm chất béo, chất đạm, vitamin và chất xơ, tinh bột. Mẹ cũng lưu ý rằng ở giai đoạn này bé đã có thể ăn được thức ăn mềm rồi đấy.

Bé 9 – 10 tháng tuổi

Giai đoạn này thì mẹ nên chú ý tăng khẩu phần ăn cho bé để cung cấp năng lượng cho sự phát triển của bé

  • 06h00: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
  • 07h30 – 08h00: Cháo hoặc bột ăn dặm
  • 10h00: Trái cây hoặc rau củ nghiền
  • 12h30: Cơm xay nhuyễn kèm thức ăn, rau củ mềm…
  • 15h30: Trái cây, sữa chua hoặc đồ ăn nhẹ
  • 18h00 – 19h00: Ăn tối với thức ăn đặc
  • 21h00: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức

Ở giai đoạn này thì không như những giai đoạn trước, các nguồn cấp chất dinh dưỡng chính cho bé đến chủ yếu từ các bữa ăn. Chính vì vậy mà bé cần ăn đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ và kèm với 1 bữa bé mẹ hoặc uống sữa công thức.

Bé 12 – 24 tháng tuổi

Bé ở giai đoạn này đã có thể ăn đa dạng các loại thức ăn. Trung bình 1 bữa bé có thể ăn hết được 1 tô cháo 250ml. Do đó, mẹ có thể xây dựng thực đơn đa dạng hơn cho bé với khẩu phần nhiều hơn.

Những lưu ý quan trọng khi cho bé ăn dặm

Mẹ nên lưu ý về một số quy tắc khi bắt đầu cho bé ăn dặm dưới đây

  • Tuân thủ theo đúng 5 nguyên tắc cho bé ăn dặm ở trên.
  • Khi cho bé ăn dặm thì không nên cắt ngang giấc ngủ của bé, bắt bé thức dậy ăn khi bé đang ngon giấc.
  • Mẹ tuyệt đối không nên cho bé vừa ăn vừa xem ti vi, vừa ăn vừa chơi hoặc bế bé đi loanh quanh để dỗ bé ăn.
  • Nên lựa chọn những dụng cụ ăn uống ngộ nghĩnh với nhiều hình dáng và màu sắc đáng yêu để kích thích bé.
  • Nên tạo cho bé không gian ăn uống thoáng mát. Mẹ cũng có thể cho bé ngồi cùng bàn ăn với gia đình để bé có thể cảm nhận được tình yêu thương của gia đình, vừa tạo hứng thú cho mỗi bữa ăn của bé.

nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày 4

Tổng kết

Việc xác định nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày sẽ không có một câu trả lời chung đúng nhất nào vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng của bé, chế độ sinh hoạt của gia đình… Và vào mỗi giai đoạn phát triển bé sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên thời khóa ăn dặm của bé cũng sẽ thay đổi theo.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp ở bài viết trên sẽ giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?”.

 Xem thêm:

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *