“có bầu ăn măng được không?” là thắc mắc luôn quẩn quanh trong đầu bà bầu mỗi khi nhìn thấy món măng ngon tuyệt mà còn ngần ngại vì sợ ảnh hưởng tới con.
Măng là một loại thực phẩm có thể chế biến thành nhiều loại món ngon, và đây cũng là món rất đỗi thân thuộc với ẩm thực Việt khiến bao bà bầu say mê nhưng sợ ảnh hưởng tới con mà không dám ăn, dưới đây web sẽ trả lời thắc mắc “Có bầu ăn măng được không?” cho các bà bầu yên tâm.
Có bầu ăn măng được không?
Câu trả lời cho câu hỏi ” Có bầu ăn măng được không?” chính là: Hoàn toàn có nhé. Bà bầu hoàn toàn có thể ăn các món từ măng trong bất kì giai đoạn nào của thai kì nhưng với chế độ vừa phải.
Đây cũng là một thực phẩm chứa khá nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu như vitamin A, E cũng như nhiều khoáng chất khách nói đến qua những lợi ích dưới đây.
Trong măng thường dùng có gì?
100 g măng cũng cấp: 19 calo bao gồm
90,00 g nước
4,24 g Chất xơ
1,01 g Tro
6,51 g Carbohydrates
0,27 g Tinh bột
0,50 g Chất béo
3,64 g Protein
3,57 g Amino axít
4,80 g Vitamin C
0,52 g Vitamin E
0.6 g sắt
Ngoài ra còn chưa một lượng nhỏ vitamin B1, B2 và PP
Lợi ích mà măng mang lại tốt cho bà bầu
Từ những chất kể trên ta đã thấy phần nào lợi ích mà măng mang lại khẳng định cho câu trả lời của “bà bầu có nên ăn măng không?” là có thể:
– Giúp bà bầu giảm cân
Đây là một thực phẩm giàu chất xơ (có tới 4.24 g chất xơ trong 100 g măng) giúp thỏa mãn cơn đói do đó rất tốt cho việc giảm cân, tránh béo phì cho bà bầu. Bên cạnh đó ăn măng chỉ mang một chút năng lượng không đáng kể (19 calo trong 100g măng).
– Kiểm soát lượng cholesterol xấu và tốt cho tim mạch của bà bầu
Chất xơ chứa trong măng chính là một trợ thủ đắc lực trong việc giảm lượng Cholesterol xấu trong máu, giúp máu lưu thông tốt hơn cùng với lượng đường trong măng thấp nên giúp phòng ngừa các bệnh về tim.
Không những thế trong măng còn măng những khoáng chất như selen, kali – được biết đến là có lợi cho tim mạch.
– Hạn chế các tác nhân gây bệnh ung thư ở mẹ bầu
Măng chứa chất chống oxy hóa và phytosterol tự nhiên. Đây chính là kẻ địch của bệnh ung thư do chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do, còn Phytosterol giúp ức chế sự tăng trưởng và đột biến của các khối u.
– Hệ miễn dịch của mẹ bầu được nâng cao
Một lượng vitamin lớn ở trong măng giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch. Do các loại vitamin này giúp tăng cường chức năng của cơ thể, giúp các hoạt động của cơ thể được hoạt động một cách trơn tru.
– Giúp hỗ trợ bà bầu chống viêm, phòng chống các bệnh về đường hô hấp
Do có tính chống viêm tốt đồng thời cũng có tính kháng khuẩn và virus nên tốt cho bà bầu. Bà bầu không nên ốm, cũng như không nên sử dụng nhiều loại thuốc tây trong qua trình mang thai nên phòng chống các bệnh cúm, bệnh về đường hô hấp là phương pháp tốt nhất không ảnh hưởng tới thai nhi.
– Giảm thiểu các vấn đề về táo bón
Chất xơ trong măng giúp làm mềm phân, tránh táo bón. Dưới áp lực của thai nhi lên đường ruột nên tình trạng táo bón ở bà bầu xảy ra thường xuyên hơn vì thế chất xơ trong măng chính là trợ thủ giúp bà bầu phần nào phòng tránh táo bón.
Một chất trong măng không tốt mà bà bầu cần lưu ý trước khi ăn
Mặc dù măng không chứa chất có hại nhưng khi ăn vào nó lại gây ra độc tố vì trong măng chứa Glucozit, chất này khi vào dạ dày cùng với men tiêu hóa sẽ sinh ra acid xyanhydric – chất gây ra ngộ độc, nôn mửa ở bà bầu. Và điều này có thể khiến thai nhi nhiễm độc mặc dù chưa có kết luận nào cho rằng mẹ bầu ăn măng có thể ảnh hưởng tới thai nhi nhưng mẹ bầu cũng nên hạn chế điều này.
Những điểm bà bầu cần lưu ý trước khi ăn măng
Do vẫn có những hạn chế ở trong măng nên mẹ bầu dù có thèm quá thì cũng không nên ăn măng nhiều.
– Tần suất ăn măng cho phép của bà bầu: 1-2 lần/tháng
– Liều lượng ăn cho phép trong một lần: 200g
Lượng glucozit có nhiều trong măng tươi nên bà bầu không nên ăn măng tươi mà nên ăn măng đã qua chế biến.
Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì, đây chính là giai đoạn nhạy cảm của bà bầu nên bà bầu hạn chế hoặc kiêng ăn măng trong giai đoạn này.
– Bà bầu nên tham khảo cách sơ chế và chế biến măng thật kĩ để loại bỏ đi chất có hại và tránh mua măng ăn sẵn ở ngoài vì có thể người bán chưa chế biến kĩ dễ gây ngộ độc.
Cách sơ chế và chế biến măng ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng và tốt cho bà bầu
Trước khi đưa măng và chế biến các món ăn, bà bầu nên sơ chế măng nhất là măng tươi để đảm bảo sự ngon miệng và giảm thiểu hoặc lọc bỏ những chất gây ngộ độc từ măm.
– 3 phương pháp giúp bà bầu có thể làm để sơ chế măng tươi
Phương pháp 1: Khử độc măng qua nước sôi nhiều lần
– Với măng tươi, mới hái về chứa rất nhiều glucozit, tuy nhiên chất này có thể bay hơi ở nhiệt độ cao nên bà bầu có thể loại bỏ chất độc này bằng việc luộc măng nhiều lần để loại bỏ nó.
– Các bước chế biến:
Bước 1: Bóc bỏ bẹ ngoài của măng, rửa sạch chất bẩn bằng nước sạch
Bước 2: Cắt hoặc xé măng thành miếng lát mỏng để trong quá trình luộc chất độc có thể thoát ra hết
Bước 3: Cho nước cùng măng vào nồi luộc và rửa sạch lại măng bằng nước sạch
Bước 4: Lặp lại bước 3 thêm 2-3 lần nữa đến khi măng mềm là hoàn thành
* Lưu ý: là khi luộc phải mở vung để chất độc có thể bay ra ngoài
Phương pháp 2: Khử độc bằng nước vo gạo
Bước 1: Bóc bỏ bẹ ngoài của măng, rửa sạch chất bẩn bằng nước sạch
Bước 2: Cắt hoặc xé măng thành miếng lát mỏng để trong quá trình luộc chất độc có thể thoát ra
Bước 3: Cho nước cùng măng vào nồi luộc
Bước 4: Vớt măng ra và cho nước mới vào luộc tiếp, làm như thế 2 – 3 lần
Bước 5: Chuẩn bị một thau nước gạo và vớt măng đã luộc cho vào thau nước gạo để ngâm
Bước 6: Thay nước gạo 2 lần/ngày và ngâm trong 2 ngày
Bước 7: Sau 2 ngày ngâm thì đem măng đi rửa sạch và chế biến các món ăn
* Lưu ý: là khi luộc phải mở vung để chất độc có thể bay ra ngoài
Phương pháp 3: Khử độc bằng rau ngót
Bước 1: Bóc bỏ bẹ ngoài của măng, rửa sạch chất bẩn bằng nước sạch
Bước 2: Cắt hoặc xé măng thành miếng lát mỏng để trong quá trình luộc chất độc có thể thoát ra
Bước 3: Cho măng cùng với nắm rau ngót nhỏ vào nồi nước và luộc
Bước 4: Vớt măng ra bỏ vào thau nước lạnh
Bước 5: Xả thêm một lần nước lạnh nữa là có thể đem đi nấu các món
* Lưu ý: là khi luộc phải mở vung để chất độc có thể bay ra ngoài
Phương pháp chế biến với măng khô
Bước 1: Hòa nước muối và cho măng khô vào ngâm
Bước 2: sau 1-2 tiếng xả lại với nước sạch và ngâm tiếp với nước muối, ngâm ít nhất 6 tiếng
Bước 3: Xả lại măng với nước sạch rồi đem đi luộc lại
Những món ngon từ măng ngon miệng và cung cấp nhiều dưỡng chất
Chân giò hầm măng
Đây là món ăn quen thuộc với ẩm thực Việt, với sự hòa quyện hoàn hảo giữa sự béo ngậy từ chân giò, vị ngọt từ thịt xương và vị chua từ măng làm có bát canh trở lên hấp dẫn, tốn cơm dành cho bà bầu.
Bên cạnh đó chân giò còn là thực phẩm rất tốt cho bà bầu, bởi nó cung cấp rất nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
Cách chế biến chân giò hầm măng ngon cho 2 người ăn
– Nguyên liệu cần chuẩn bị
400 g chân giò heo đã chặt khúc
200g măng tươi
1 củ hành tím băm nhuyễn
10 nhánh hành lá thái khúc
1 thìa dấm
1 thìa dầu ăn
1 thìa nước mắm
1 chút gia vị thêm nếm gồm: hạt tiêu, muối, hạt nêm
Cách sơ chế chân giò trước khi nấu
Bước 1: Bắc một nồi chứa 500ml nước lên đun
Bước 2: Đợi nước sôi cho 1 muỗng muối, một muỗng dấm và cho chân giò vào để chần sơ qua trong 2 phút
Bước 3: Vớt chân giò ra, để ráo
Bước 4: Cho 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng hạt tiêu cùng với chân giò đã ráo vào tô trộn đều, đợi ướp tầm 15 phút cho chân giò ngấm gia vị.
Về phần sơ chế măng thực hiện theo các phương pháp đã chỉ ở phần trên
Về phần công đoạn nấu:
Bước 1: Bắc nôi lên bếp, cho một muỗng dầu ăn
Bước 2: Nóng dầu, cho toàn bộ hành tím đã chuẩn bị vào phi đến khi hàng chuyển vàng nâu và thơm thơm thì cho măng đã sơ chế cùng với 1 thìa cà phê muối vào xào trong vòng 5 phút.
Bước 3: Sau đó, lần lượt đổ chân giò đã sơ chế lên trên bề mặt măng xào rồi đổ thêm 1 lít nước và hầm với lửa vừa trong vòng 1 tiếng. Sau 30 phút trôi qua thì thêm 1 muỗng hạt nêm.
Bước 4: Sau 1 tiếng hầm nhừ, nếm lại gia vị cho vừa khẩu vị, tắt bếp và cho ít hành lá đã được chuẩn bị là đã hoàn thành món ăn.
Thịt bò xào măng
Từ lâu ta đã biết đến thịt bò là món được xếp hạng cao trong nhóm thực phẩm bổ dưỡng, giàu đạm và tất nhiên đây chính là thực phẩm tốt cho bà bầu.
Thịt bà xào măng là sự hòa quyện của vị ngọt, mềm, dai dai của bò vào vị chua thanh, giòn giòn của măng. Đây chắc chắn là món xếp vào thực đơn bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu, tránh nhàm chán trong thực đơn.
Cách chế biến món thịt bò xào măng cho 2 người ăn
– Nguyên liệu cần chuẩn bị
300 g thịt bò
300 g măng tươi hoặc khô tùy sở thích
1 củ hành tím băm nhỏ
1 củ tỏi đập dập băm nhỏ
5 cọng hành lá thái khúc
10g ớt tươi thái miếng
1 chút gia vị thêm nếm: bột ngọt, bột nêm, muối, đường, nước mắm, tiêu
Cách sơ chế và ướp thịt bò
Bước 1: Rửa thịt bò với nước muối pha loãng
Bước 2: Rửa lại nhẹ nhàng với nước rồi để cho ráo nước, có thể dùng khăn sạch để lau bớt lượng nước còn lại trên thịt bò
Bước 3: Thái thành từng miếng mỏng, dọc theo chiều ngang của thớ thịt để thịt không bị dai
Bước 4: Cho vào phần thịt đã thái một muỗng bột ngọt, 1 muỗng bột nêm, nửa muỗng muối, một muỗng đường và một muỗng nước mắm và trộn đều. Sau đó ướp tầm 20-30 phút để thịt ngấm gia vị.
Cách sơ chế măng đã được lưu ý ở phần trên
Cách xào:
Bước 1: Cho dầu vào chảo, đợi khi dầu nóng cho hành và tỏi đã chuẩn bị vào phi vàng và thơm
Bước 2: Cho phần thịt bò đã ướp vào xào với lửa lớn, đảo đều cho bò vừa chín tới thì đổ ra đĩa
Bước 3: Cho măng đã sơ chế vào xào với lửa nhỏ, thêm ½ muỗng bột ngọt, ½ muỗng hạt nêm, ½ muỗng muối, ½ muỗng nước mắm vào xào, đảo đêu cho măng ngấm đều gia vị
Bước 4: Cho bò vào chảo măng đang xào và đảo đều một chút cho bò và măng hòa quyện và chín là tắt bếp. Bổ sung thêm chút hành lá, ớt đã chuẩn bị vào và bỏ ra đĩa là đã hoàn thành món ăn.
Mực xào măng
Nếu bào bầu không dị ứng hải sản thì đây là một món cung cấp nhiều dinh dưỡng bởi mực mang rất nhiều đạm, vitamin và dưỡng chất cho bà bầu. Mực xào măng sẽ khiến cho vị ngon của mực càng ngon hơn và không bị ngán khi xào.
Cách chế biến món mực tươi xào măng cho 2 người ăn
Nguyên liệu cần chuẩn bị
300 g mực nang
300g măng đã sơ chế như phần hướng dẫn trên
3 củ hành khô băm nhuyễn
1 củ tỏi băm nhuyễn
1 ít hành lá và rau răm thái nhỏ
1 ít gia vị thêm nếm: hạt nêm, bột canh, tiêu
Cách sơ chế mực nang:
Bước 1: Rửa sạch mực nang và thái miếng vừa ăn
Bước 2: Cho ½ hành, tỏi băm đã chuẩn bị với ít hạt tiêu và ½ thìa bột nêm vào ướp với mực trong vòng 15 phút cho mực ngấm gia vị.
Cách xào:
Bước 1: Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu ăn vào và đợi dầu nóng
Bước 2: Cho 1/2 phần hành và tỏi còn đã chuẩn bị vào chảo và phi thơm
Bước 3: Cho măng vào xào cùng một chút hạt nêm, đảo đều cho măng chín thì bỏ ra đĩa
Bước 4: Tiếp tục cho dầu ăn vào chảo đó, cho phần hành tỏi còn lại vào phi thơm và đổ phần mực đã được ướp vào xào trong lửa lớn
Bước 5: Khi thấy phần mực đang xào gần chín thì đổ phần măng vừa xào vào và nêm lại gia vị cho vừa ăn
Bước 6: Sau khoảng 3 phút xào thì tắt bếp và cho phần hành lá và rau răm vào là đã hoàn thành món ăn.
Những dấu hiệu xấu bà bầu cần đến gặp ngay bác sĩ khi ăn măng
Ăn măng có thể gặp phải ngộ độc và tùy vào liều lượng, cách chế biến măng mà bà bầu sẽ bị ngộ độc nặng nhẹ.
Sau khoảng 15-30 phút ăn măng bà bầu có thể bắt đầu có dấu hiệu bị ngộ độc:
Mức độ nhẹ:
– Sợ hãi, lo lắng
– Chóng mặt, đau đầu
– Rối loạn ý thức
– Buồn nôn, nôn
– Kích thích niêm mạc hô hấp,..
Biểu hiện nặng:
– Co giật
– Cứng hàm
– Duỗi cứng
– Giãn đồng tử
– Suy hô hấp, tái tím
– Hôn mê
Nếu có biểu hiện trên, ngay lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, tránh gây ra hậu quả xấu hoặc gây tử vong.
Lời kết
Việc có bầu có thể gây cản trở nhiều sở thích ăn uống của bà bầu. Để cần bằng chế độ dinh dưỡng tốt cho cả mẹ lẫn con thì bà bầu nên cẩn thận với thực phẩm gây ngộ độc, cũng như tìm hiểu cách chế biến hợp lý để có thể vừa thưởng thực món măng ngon tuyệt mà không ảnh hưởng tới thai nhi.
Trên đây là toàn bộ những thông tin giải quyết thắc mắc “có bầu ăn măng được không”. Hy vọng bà bầu có được những thông tin hữu ích cho mình.
Bài viết tham khảo: Mẹ Bầu Nên Ăn Gì Trong 9 Tháng Thai Kỳ