Mẹ Bầu Nên Ăn Gì Trong 9 Tháng Thai Kỳ

Trong suốt quá trình mang thai, các mẹ cần phải tìm hiểu và có kiến thức bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ và thai nhi. Bởi các chất dinh dưỡng từ mẹ sẽ truyền trực tiếp cho con nên thai nhi phát triển khỏe mạnh là nhờ vào mẹ. Và mẹ bầu nên ăn gì để vào con trong 9 tháng thai kỳ nhỉ? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Mẹ bầu cần chế độ dinh dưỡng như nào trong 9 tháng thai kỳ?

Để thai nhi phát triển toàn diện thì mẹ bầu cần có chế độ ăn uống phù hợp. Mẹ bầu nên ăn gì và cần kiêng những thực phẩm nào, đó là những thắc mắc của bất cứ mẹ bầu nào.

Vậy nên chế độ dinh dưỡng hoàn hảo nhất của mẹ bầu được chia làm 3 giai đoạn là: Giai đoạn 3 tháng đầu, giai đoạn 3 tháng giữa và giai đoạn 3 tháng cuối.

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ

Mẹ Bầu Nên Ăn Gì

Thực phẩm giàu dưỡng chất cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự hình thành của thai nhi. Ở thời kỳ này cơ thể các mẹ sẽ có sự thay đổi lớn vì thế nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu và bị ốm nghén, buồn nôn mỗi khi ăn uống. Nhưng để đảm bảo được đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi thì mẹ vẫn phải ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh,….

Cơ thể mẹ thay đổi, nội tiết tố tăng khiến cho mẹ thấy khó chịu và buồn nôn khi nhìn thấy đồ ăn. Vì thế các mẹ nên chia 3 bữa chính thành 6 bữa nhỏ trong một ngày và chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa.

Ngay tháng đầu tiên mẹ nên bổ sung Acid folic, hàm lượng mỗi ngày là 400mcg. Acid folic cực kỳ tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé, ngăn ngừa ống dị tật bẩm sinh ở bé. Những thực phẩm giàu folic như: Cam, sữa, măng tây, các loại rau màu xanh đậm,…

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung thêm sắt và canxi. Trong suốt 9 tháng thai kỳ bé sẽ hấp thụ rất nhiều sắt và canxi từ mẹ, vì vậy để tránh tình trạng thiếu máu và loãng xương thì mẹ nên bổ sung đầy đủ mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ có thể uống vitamin tổng hợp trong đó đã bao gồm sắt, canxi và acid folic theo chỉ định của bác sĩ.

Mẹ bầu nên ăn gì? Bổ sung dưỡng chất gì cho hợp lý? Là những điều mà mẹ cần phải nắm rõ. Ăn cho mẹ là ăn cho con nhưng không phải là ăn gấp đôi. Mẹ chỉ nên tăng từ 1 – 2kg trong 3 tháng đầu tiên, vì vậy mẹ cần phải chú ý đến khẩu phần ăn và chất lượng của món ăn.

Mẹ nên hạn chế chất béo, đường và thực phẩm nhiều calorie. Chú ý là mẹ nên uống sữa không đường để tránh bị tiểu đường thai kỳ. Và đây là mốc thời gian mẹ cần phải đi khám thai định kỳ mỗi tháng.

ở giai đoạn này thai nhi rất nhạy cảm với các tác nhân xâu ngoài môi trường, mẹ nên chú ý đến sức khỏe để không ảnh hưởng đến bé. Tránh uống bia, rượu, các chất kích thích và hóa chất độc hại. Mẹ hãy nhớ duy trì các thực phẩm, đồ ăn giàu chất dinh dưỡng lành mạnh.

Ngoài chế đệ dinh dưỡng lành mạnh ra thì hãy tạo cho bản thân thói quen uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày, hoặc có thể bổ sung thêm nước trái cây, sữa và nước canh.

Rau xanh và trái cây không thể thiếu, mẹ nên tránh những đồ ăn nhanh và bánh kẹo ngọt. Duy trì vitamin, sắt và canxi để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Chế dộ dinh dưỡng 3 tháng giữa của thai kỳ

Mẹ Bầu Nên Ăn Gì

Bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho 3 tháng giữa thai kỳ

3 tháng giữa của thai kỳ là thời gian thoải mái và dễ chịu nhất trong suốt 9 tháng mang thai, vì khi này đa số các mẹ sẽ không còn bị nghén, nôn nữa và việc ăn uống sẽ ngon miệng hơn.

Ở thời kỳ này thì các mẹ vẫn sẽ thắc mắc rằng mẹ bầu nên ăn gì? Thì ngoài acid folic, sắt, canxi, vitamin thì mẹ cũng cần bổ sung thêm kem để ngăn ngừa dị tật và giúp bé cao hơn. Những thực phẩm có chứa kem gồm: Thịt, sữa, họ nhà đậu, trứng, các loại hạt,….

Các chất dinh dưỡng thiết yếu như: Chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất, i-ốt, kẽm là những dưỡng chất và vi chất tuyệt đối không thể thiếu trong 3 tháng này.

Trong 3 tháng này, mẹ cũng chỉ nên cung cấp khoảng 300 – 400kcal mỗi ngày để bé phát triển bình thường. Không nên ăn quá nhiều, cần tránh những đồ uống có gas, chất kích thích, chất dầu mỡ, đồ ngọt có đường. Để một thai kỳ khỏe mạnh không mắc tiểu đường, không tăng huyết áp và nhất là không tiền sản giật trong thai kỳ.

Chế độ thai kỳ 3 tháng cuối mẹ nên biết

Mẹ Bầu Nên Ăn Gì

Dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ

3 tháng cuối này chính là bước phát triển vượt bậc của thai nhi, trọng lượng của bé sẽ tăng nhanh vì vậy mẹ cần bổ sung thêm năng lượng khoảng 450kcal mỗi ngày. Đặc biệt mẹ cần bổ sung vitamin C để hấp thụ tốt sắt và canxi, tránh trường hợp sinh non.

Cần bổ sung các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, vitamin, chất khoáng nhiều hơn 2 giai đoạn trước.

Thực phẩm chứa nhiều sắt cần bổ sung khoảng 27mg mỗi ngày để phòng ngừa thiếu máu. Những thực phẩm giàu sắt như: các loại hạt, trái cây sấy khô, thịt gia cầm, thịt đỏ và các loại rau xanh đậm.

Bên cạnh đó các mẹ cũng cần bổ sung thêm canxi, bởi 3 tháng cuối mẹ hay bị chuột rút và nếu thiếu canxi thì xương của bé sẽ phát triển kém. Bổ sung đủ 1000g canxi mỗi ngày, các loại thực phẩm như: Sữa tươi, sữa chua, phô mai,…

Các thực phẩm chứa magie, DHA rất cần thiết cho trí não của bé. Mẹ nên nhớ bổ sung thêm trong thực đơn, các thực phẩm bao gồm: đậu đen, lúa mạch, hạnh nhân, quả óc chó, cá hồi, cá ngừ,…

Acid folic vẫn không thể thiếu trong giai đoạn này, bổ sung thêm để giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở bé. Những thực phẩm giàu acid folic như: các loại hạt ngũ cốc, cam, yến mạch,….

Thực phẩm có chứa chất sơ để ngăn ngừa táo báo, mẹ nên ăn nhiều rau và uống nhiều nước, các loại hoa quả tươi rất tốt cho mẹ và bé.

Như vậy, trong suốt quá trình mang thai các mẹ sẽ phải bổ sung các chất dinh dưỡng và có chế độ ăn uống phù hợp. Tùy từng mỗi giai đoạn mà bổ sung ít, nhiều khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất cho mẹ và bé.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho mẹ bầu

Mẹ Bầu Nên Ăn Gì

9 tháng mang thai, các mẹ hãy lập ra cho mình nguyên tắc dinh dưỡng để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé. Giúp bé phát triển toàn diện về trí não và thể chất, tăng cường sức đề kháng cho bé.

Mẹ phải điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp

Bắt đầu từ tháng thứ nhất của thai kỳ, mẹ phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân, ăn đầy đủ chất đạm, vitamin, khoáng chất, acid folic, sắt và canxi để đmr bảo sức khỏe cho mẹ và cho sự phát triển của bé.

Các mẹ không cần phải ăn quá nhiều mà hãy ăn có chất lượng, cứ mỗi giai đoạn thai kỳ mẹ cần nạp thêm calo.

Bổ sung thêm thuốc uống có khoáng chất, vitamin

Trong suốt quá trình mag thai, các mẹ không chỉ nên ăn những thực phẩm có chứa vitamin, khoáng chất mà còn phải bổ sung thêm thuốc uống có vitamin và khoáng chất.

Khi dùng thuốc uống vitamin, khoáng chất thì phải theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý uống và cũng không được uống quá nhiều, bởi nó sẽ gây ra một số vấn đề phát ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuyệt đối không ăn kiêng trong suốt 9 tháng thai kỳ

Khi các mẹ thắc mắc mẹ bầu nên ăn gì? Thì chế độ dinh dưỡng là hoàn toàn hợp lý trong suốt 9 tháng và mẹ tuyệt đối không được ăn kiêng. Nếu mẹ ăn uống giảm cân thì cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé, lúc này mọi dưỡng chất mà mẹ cung cấp sẽ giảm đi.

Trong suốt thai kỳ thì bất cứ mẹ bầu nào cũng sẽ tăng cân, và nếu mẹ tăng quá ít thì cần phải xem lại chế độ ăn uống và cần bổ sung ngay đầy đủ dưỡng chất.

Chia nhiều bữa nhỏ trong một ngày

Nếu trước kia mẹ ăn ngày 3 bữa, thì trong suốt thai kỳ mẹ nên chia làm 6 bữa nhỏ để không bị đói quá. Khi mẹ đói thì cũng là lúc thai nhi đói lắm rồi đấy mẹ à. Vì vậy, khi mẹ cảm thấy đói thì mẹ có thể ăn bất cứ lúc nào.

Với chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất sẽ đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi.

Đối với đồ ăn vặt mẹ cũng cần chọn lựa sao cho phù hợp, tránh những đồ ăn có nhiều calo nhưng lại không đáp ứng đủ dinh dưỡng.

Bỏ ngay những đồ ăn có hại cho sức khỏe của mẹ và bé

Những thực phẩm như gỏi cá, thịt chín tái, hàu, sushi, thịt hun khói,…mẹ nên tránh xa ngay, những thực phẩm này sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn có hại cho bé.

Cá có chứa thủy ngân như cá thu, cá kiếm, cá bơn,… các mẹ không nên ăn. Bởi những loại cá này sẽ ảnh hưởng đến trí não của thai nhi.

Đặc biệt các loại rượu, bia, đồ uống có gas, đồ uống chứa caffein hãy dừng lại ngay. Những đồ uống này có thể sẽ gây dị tật, khuyết tật và các vấn đề cảm súc của bé.

Chính vì thế, mẹ nên xây dựng nguyên tắc dinh dưỡng ngay từ tháng đầu tiên cho bản thân và cho bé. Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và đầy đủ dưỡng chất.

Những quan niệm sai lầm của mẹ bầu cần chú ý

Có nhiều quan niệm mà ngày nay các mẹ vẫn cho rằng là đúng giống như việc:

Ăn nhiều và ăn cho hai người: Các mẹ cứ cho rằng mang thai là phải ăn gấp đôi người bình thường, ăn thật nhiều để bé to khỏe. Có những mẹ bầu ăn rất nhiều nhưng vào con thì rất ít và mẹ tăng cân ở mức khó kiểm soát. Chính việc ăn uống không điều độ như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ làm mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, trầm cảm.

Hơn nữa khi mang thai mẹ tăng cân quá mức thì khi sinh con xong mẹ sẽ phải đối mặt với việc phải giảm cân. Như vậy sẽ rất khó để trở về hình dáng ban đầu.

Vì thế ở 3 tháng đầu thai kỳ mẹ chỉ cần ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, sang 3 tháng tiếp theo bổ sung nhiều hơn các chất dinh dưỡng và 3 tháng cuối mẹ cần đáp ứng đủ 300kcal mỗi ngày.

Mẹ nhịn ăn: Là ở 3 tháng đầu khi mẹ ốm nghén do đồ ăn làm cho mẹ mệt mỏi, khó chịu và nghĩ rằng không ăn thì sẽ không nôn nên nhiều mẹ đã cố để nhịn ăn. Nhưng khi mẹ nhịn ăn thì sẽ rất ảnh hưởng đến bé, làm cho bé chậm phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Vì vậy, khi ốm nghén mẹ không nên nhịn ăn mà hãy chia thành các bữa nhỏ để ăn, như vậy mới có thể bổ sung đủ dưỡng chất.

Theo quan niệm giân dan: Có thai mẹ bầu nên ăn gì, không nên ăn gì. Chắc chắn rằng các mẹ đã tìm hiểu rất nhiều và cũng nghe mọi người nói rất nhiều, có những thực phẩm không nên ăn vì sẽ gây hại cho thai nhi nên các mẹ sẽ tránh xa. Tuy nhiên, nếu kiêng như vậy sẽ khiến mẹ và bé bị thiếu chất.

Thực phẩm nào cũng có lượng dinh dưỡng, nếu mẹ ăn với lượng ít thì sẽ không gây hại cho bé, chỉ ăn nhiều quá thì mới có nguy cơ gây sảy thai.

Cả quá trình mang thai, cơ thể mẹ sẽ thay đổi rất nhiều. Mẹ hãy chú trọng đến việc lựa chọn các chất dinh dưỡng để bổ sung cho cơ thể. Bên cạnh đó mẹ cũng cần kiểm tra và khám thai định kỳ cho bé.

Kết luận:

Suốt quá trình mang thai, các mẹ cũng sẽ có những điều cần lo lắng và thắc mắc. Mang thai mẹ bầu nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé, thì bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ bổ sung thêm nhiều kiến thức cho các mẹ.

Chúc các mẹ có một quá trình mang thai mạnh khỏe.

Bài viết tham khảo:

Mẹ Bầu Không Nên Ăn Gì Trong Quá Trình Mang Thai? (tapchimebe.com)

Thực Đơn Cho Bé 2 Tuổi Giàu Dinh Dưỡng Nhất – Tạp chí mẹ và bé (tapchimebe.com)