Khi Mẹ Bầu Bị Tiêu Chảy Cần Nằm Lòng 5 Điều Này Dễ Kịp Thời Ứng Phó

Mẹ bầu bị tiêu chảy không hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, việc đi lỏng nôn mửa và khiến cho Mẹ bị mất nước quá nhiều sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe Mẹ và bé. Mẹ sẽ có cảm giác khó chịu, nôn mửa, tình trạng thể chất suy kiệt vì mất nước, cùng với nhưng cơn đau có thể vùng quanh rốn rất khó chịu.

Có những trường hợp nhẹ và nặng. Vậy làm sao để không quá hoang mang khi Mẹ bầu bị tiêu chảy?

Bài viết cung cấp những thông tin cơ bản, để bạn nhìn thấy những dấu hiệu, những điều nên và không nên. Hãy đọc bài viết dưới đây thật kỹ để biết thêm về nguyên nhân, cũng như có kiến thức thêm để biết làm thế nào khi bị tiêu chảy trong thai kỳ nhé!

Mẹ bầu bị tiêu chảy

1.Nguyên nhân, triệu chứng nào dẫn đến việc Mẹ bầu bị tiêu chảy

Tiêu chảy

Tiêu chảy là một loại bệnh liên quan đến tiêu hóa. Thức ăn sau khi vào cơ thể, chất dinh dưỡng sẽ được chuyển hóa và hấp thụ, còn những chất cặn bã thì sẽ được đưa ra ngoài cơ thể theo đường hậu môn. Tiêu chảy là dạng phân lỏng, chất thải đưa ra ngoài cơ thể kèm theo nước, cùng cơn đau thành nhiều lần. Nếu 1 ngày đi ngoài đến trên 3 lần cùng với tình trạng phân lỏng như trên tức là đã bị tiêu chảy.

Mẹ sẽ có cảm giác khó chịu, nôn mửa, tình trạng thể chất suy kiệt vì mất nước, cùng với nhưng cơn đau có thể vùng quanh rốn rất khó chịu.

Việc Mẹ bầu bị tiêu chảy có thể xảy ra ở giai đoạn đầu, hoặc cuối thai kỳ, vậy nguyên nhân và cách điều trị do đâu?

Nguyên nhân khiến Mẹ bầu bị tiêu chảy

Hormone thay đổi

Estrogen, progesterone: đây là hai loại hormone có ở từ tuyến sinh dục của nữ giới, là nội tiết tố để phân biệt giữa cơ thể nam và nữ. Chính vì vậy có vai trò rất quan trọng trong quá trình mang thai, cả trước, trong, hay sau quá trình có em bé.

Gonadotropin : là hormone giúp điều hòa hoạt động ở tuyến sinh dục.

Đồng thời, khi nồng độ hormone tăng nhanh chúng cũng có sự ảnh hưởng đối với hệ tiêu hóa, gây ra buồn nôn,nôn mửa hay có thể là tiêu chảy. Mỗi Mẹ bầu như đều phải trải qua sự thay đổi về hormone, và một số Mẹ có thể bị tiêu chảy khi mang thai ở giai đoạn đầu.

Mẹ bầu bị tiêu chảy

Chế độ ăn uống và chất dinh dưỡng

Khi phát hiện mang thai, Mẹ thường chuyển đổi chế độ ăn, thay đổi chế độ hoặc thức ăn quá nhanh, quá nhiều mà cơ thể chưa kịp thích ứng sẽ ảnh hưởng đến sự thích nghi và điều hòa cân bằng trong cơ thể. Mà khi tiêu thụ thức ăn, cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Do đó khiến Mẹ bị đầy hơi, khó chịu trong bụng, đi ngoài nhiều lần.

Các thực phẩm chức năng

Việc bổ sung thực phẩm chức năng là cần thiết cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên, một số thành phần trong chúng không phù hợp, gây tác dụng phụ khiến cho Mẹ bầu bị tiêu chảy.

Do hấp thụ thiếu lượng đường lactose

Lactose: một loại đường có trong thành phần của sữa. Do cơ địa mỗi người khác nhau mà cơ thể mất khả năng hấp thụ và tiêu hóa hoàn toàn được lượng đường này. Dẫn đến tình trạng bị đầy hơi, tiêu chảy sau khi sử dụng các sản phẩm từ sữa.

Một số bệnh lý liên quan đến đường ruột

Mẹ bầu bị tiêu chảy

Các bệnh liên quan đến đường ruột có thể là tác nhân khiến Mẹ bầu bị tiêu chảy kéo dài như: viêm loét đại tràng, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, … Lúc này hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, rối loạn tiêu hóa với biểu hiện thường gặp là tiêu chảy, đau bụng, chướng hơi…

Nguyên nhân khiến Mẹ bầu bị tiêu chảy có thể do chuyển dạ

Có thể tiêu chảy là dấu hiệu của chuyển dạ nếu Mẹ bầu bị tiêu chảy vào 3 tháng cuối của thai kỳ, không có nghĩa là Mẹ đang chuẩn bị sinh ngay sau đó, chỉ là cơ thể Mẹ đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ , vì vậy mẹ không nên quá hồi hộp, hay nôn nao tâm lý quá nhiều.

2.Mẹ bầu bị tiêu chảy có cần đến bệnh viện hay không? Biện pháp chẩn đoán như thế nào

Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ khi:

  • Trong 2-3 ngày mà các triệu chứng bệnh vẫn chưa thuyên giảm, kết thúc. Bạn nên đi khám bác sĩ, để bác sĩ tiến hành xét nghiệm tìm ra nguyên nhân.
  • Mặc dù việc tiêu chảy có thể kéo dài từ tháng 1-9 thế nhưng để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của Mẹ và bé.

Nếu tiêu chảy trong 3 tháng đầu kéo dài, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển về trí não của bé.

Nếu tiêu chảy trong 3 tháng cuối kéo dài, bé dễ bị ảnh hưởng về sự phát triển và gây sinh non.

Mẹ bầu bị tiêu chảy

Trong trường hợp này, mẹ nên chú ý hơn về những dấu hiệu khi chuyển dạ, như:

  • Cổ tử cung mở
  • Vỡ nước ối
  • Đau thắt lưng đột ngột: đây là dấu hiệu bình thường của Mẹ bầu, thế nhưng một thời điểm Mẹ cảm thấu đau buốt đột ngột, mức độ đau tăng dần theo thời gian, không thể nằm hay ngồi.
  • Đau bụng từng cơn rất dữ dội: theo từng cơn, có xu hướng kéo bụng đau dồn dập xuống phía dưới
  • Ra máu: Mẹ cần lưu ý nếu xảy ra dấu hiệu này, vì nếu trường hợp này xảy ra ngày sinh chỉ cách 1-2 ngày nữa là đến

Tuy nhiên nếu những dấu hiệu trên chưa rõ ràng thì bạn hãy đến bệnh viện, để có hướng điều trị đúng đắn nhất.

Khi đến bệnh viện sẽ có một số phương pháp xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân, sẽ có thăm khám xem bạn có tiền sử bị bệnh lý gì khác, hay đã và đang sử dụng loại thuốc, thực phẩm như thế nào hay không; cùng với sự can thiệp khác, như:

  • Yêu cầu xét nghiệm máu: tìm nguyên nhân gây tiêu chảy đồng thời có thể phát hiện và loại bỏ một số bệnh không liên quan
  • Yêu cầu xét nghiệm phân: để kiểm tra xem có vi khuẩn hay ký sinh trùng trong hệ tiêu hóa để gây tiêu chảy hay không.
  • Yêu cầu nội soi hậu môn, đại tràng sigma: xét nghiệm này để bác sĩ tìm ra nguyên nhân tiêu chảy bằng cách việc xem khung đại tràng với một phần ruột non.

3.8 loại thực phẩm tránh tuyệt đối khi Mẹ bầu bị tiêu chảy

Mẹ bầu bị tiêu chảy

Món ăn cay, có tính nóng, có nhiều dầu mỡ

Đồ ăn có nhiều dầu mỡ, và cay nóng không có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Cơ thể bị mất nước, nên những món ăn như vậy không hề tốt cho sức khỏe.

Các loại hải sản

Trong hải sản có chứa lượng ít thủy ngân vô cơ, đây là chất mà phụ nữ có bầu không thể tiêu hóa. Nếu muốn ăn cá, bạn nên ăn cá nước ngọt.

Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ: thịt trâu, thịt bò, thịt cừu,… có nhiều chất đạm, gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa.

Sữa tươi nguyên chất, phô mai mềm

Mẹ bầu bị tiêu chảy

Sữa tươi nguyên chất hay phô mai mềm dễ có nguy cơ cao nhiễm khuẩn, do khó bảo quản đúng cách.

Kể cả Mẹ có ý định đun sôi sữa thì cũng không được khuyến cáo không nên, bởi trong sữa có chứa chất phức tạp khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, gây trầm trọng hơn.

Cà phê, đồ uống có ga

Đây là hai thức uống gây lợi tiểu, hàm lượng caffein cao có thể gây vấn đề khi hệ tiêu hóa của bạn đang nhạy cảm.

Dứa

Mẹ bầu bị tiêu chảy

Được khuyến cáo là không nên dùng cho bà bầu, vì enzym romelain trong dứa làm tăng nguy cơ bị sẩy thai, tiêu chảy.

Đu đủ

Loại hoa quả này, có chứa chất thúc đẩy co bóp ở tử cung, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.

4.Vậy Mẹ bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Uống gì?

Đối với trường hợp Mẹ bầu bị tiêu chảy nhẹ và kéo dài trong một hai ngày thì sẽ tự khỏi khi điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt phù hợp, cẩn thận, khoa học.

Bổ sung nước, điện giải và ăn nhiều trái cây.

Cơ thể bị mất nước, cần bổ sung thêm nước và các chất điện giải, đồng thời vitamin chứa trong hoa quả sẽ hỗ trợ sức khỏe, tình trạng cơ thể Mẹ tốt hơn. Về hoa quả( riêng có đu đủ, dứa mẹ cần tránh) thì khi Mẹ bầu bị tiêu chảy có thể ăn những loại trái cây như:

  • Táo: táo chứa nhiều chất xơ và đường tự nhiên giúp Mẹ bầu phục hồi năng lượng nhanh, từ đó cải thiện triệu chứng tiêu chảy.
  • Chuối: loại quả có chứa hàm lượng kali-chất điện giải tốt, góp phần làm cho hệ tiêu hóa hoạt động đều đặn, nhịp nhàng trở lại.
  • Việt quất: Mẹ bầu bị tiêu chảy cũng nên ăn việt quất vì chúng giúp Mẹ làm dịu tình trạng đau bụng và giảm ói mửa hiệu quả, đồng thời táo cũng cung cấp chất xơ hòa tan và hỗ trợ làm giảm tình trạng tiêu chảy.Mẹ bầu bị tiêu chảy

Cách bổ sung nước cho mẹ bầu tại nhà: Uống nước ấm, nếu mẹ cảm thấy mệt mỏi thì có thể dùng thêm điện giải . Còn đối với mẹ mất nước nhiều, tình trạng nặng, cơ thể yếu thì nên truyền dịch theo chỉ định của bác sĩ.

Sữa chua

Trong sữa chưa chứa nhiều lợi khuẩn cung cấp men tiêu hóa làm cho dạ dày hoạt động ổn định nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Mẹ có thể ăn sữa chua trong bữa phụ để giúp bụng dễ chịu hơn.

Các loại rau củ tính mát, được xử lí kĩ làm chín đúng cách và những thực phẩm giàu tinh bột cũng được ưu tiên.

Mẹ bầu bị tiêu chảy

5.Phòng tránh việc Mẹ bầu bị tiêu chảy

Nguyên tắc chung để phòng ngừa tiêu chảy, Mẹ nên chú ý cẩn thận, đặc biệt là những tháng đầu của thai kỳ và cuối thai kỳ, bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý. Mẹ cần:

  • Ăn thực phẩm chín, uống sôi, và chế biến thực phẩm an toàn vệ sinh.
  • Rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hoặc tiếp xúc với những nơi có khả năng chứa nhiều vi khuẩn lây bệnh
  • Tránh sử dụng quá nhiều thực phẩm nhiều gia vị, cay nóng hoặc chất béo vì chúng gây khó tiêu hóa.
  • Giảm lượng sữa nếu mẹ không nạp lactose và thay vào đó có thể chọn các nguồn bổ sung canxi khác.
  • Tránh đường, thức uống có ga vì đường và thức uống tăng lực vì chúng gây khó khăn hệ tiêu hóa của mẹ.
  • Không tiêu thụ trà, cà phê nước trái cây hay các đồ uống làm tăng năng lượng dạng đóng sẵn sản xuất công nghiệp.Mẹ bầu bị tiêu chảy

6.Lời kết

Chúng ta cần cẩn thận khi mẹ bầu bị tiêu chảy, để có thể tự phát hiện chính xác tình trạng thức tế, không quá hoang mang, sợ hãi ảnh hưởng đến sức khỏe về tâm lý cho Mẹ.

Bài viết cung cấp những thông tin cơ bản, để bạn nhìn thấy những dấu hiệu, những điều nên và không nên, nếu tình trạng Mẹ bầu bị tiêu chảy kéo dài, hãy đến bệnh viện và nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ, tránh việc tự ý tìm những bài thuốc, phương pháp trên mạng không phù hợp, gây nguy hiểm cho Mẹ và bé. Không nên chủ quan, vì nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến Mẹ và sự phát triển cũng như sức khỏe thai nhi.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Bài viết tham khảo:

Mẹ Bầu Nên Ăn Gì Trong 9 Tháng Thai Kỳ

Cách Nấu Cháo Cho Bé Ăn Dặm Và 6 Điều Mẹ Cần Biết Ngay Kẻo Lỡ

Có Bầu Nên Ăn Gì Để Con Khoẻ Mạnh Và Thông Minh

3 Tháng Cuối Thai Kỳ Bé Tăng Bao Nhiêu Kg Là Tốt Nhất Mẹ Có Biết Hay Chưa?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *