Thứ tự mọc răng của bé và cách chăm sóc răng sữa

thứ tự mọc răng của bé

Mọc răng sữa là thời điểm bé yêu bước vào giai đoạn trưởng thành mới cũng là giai đoạn mà bố mẹ háo hức mong chờ những chiếc răng đầu đời xinh xắn của con xuất hiện.

Răng sữa là những chiếc răng mọc đầu tiên được hình thành trong giai đoạn từ khi bé được 4-24 tháng tuổi.

thứ tự mọc răng của bé

Nhiều bố mẹ đặc biệt là những người lần đầu làm bố mẹ sẽ cảm thấy bỡ ngỡ và có nhiều thắc mắc xung quanh việc mọc răng của bé như: khi nào thì bé mọc răng? Thứ tự mọc răng của bé như thế nào? Khi nào thì được đánh răng cho con? Tại sao mọc răng con lại bị sốt?…Bài viết sẽ cung cấp cho bố mẹ những thông tin hữu ích xung quanh vấn đề răng sữa của bé.

Răng sữa tuy chỉ đồng hành cùng với bé trong khoảng thời gian ngắn nhưng là cột mốc quan trọng đầu đời và có vai trò vô cùng quan trọng.

Răng sữa quan trọng như thế nào với bé?

Răng sữa mọc đầy đủ sẽ có 20 chiếc, số răng sữa này bắt đầu phát triển khi em bé còn ở trong bụng mẹ và sẽ mọc hoàn chỉnh khi em bé 3 tuổi.

thứ tự mọc răng của bé

Trung bình, khi bé 3 tuổi đã mọc hoàn chỉnh hàm răng sữa

Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu đời của bé, đầu tiên là hỗ trợ đắc lực cho hệ tiêu hóa, răng sữa giúp bé nhai, nghiền nhỏ thức ăn trước khi nuốt để giảm tải cho hệ tiêu hóa. Song song với hoạt động nhai của bé, xương hàm sẽ được kích thích để phát triển.

Các bé từ khoảng 12 tháng trở lên đã vào giai đoạn tập nói, thời điểm này răng sữa có chức năng hỗ trợ điều chỉnh hơi và lưỡi để bé phát âm chuẩn hơn. Các bố mẹ có thể để ý, những bé bị mất răng sữa sớm thường nói ngọng.

Bên cạnh đó, răng sữa có nhiệm vụ rất quan trọng là giữ chỗ cho răng vĩnh viễn, nếu răng sữa bị sâu và rụng quá sớm, lợi sẽ bị khô, răng vĩnh viễn mọc lệch, gây xấu, ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai, phát âm, thậm chí có thể dẫn tới mất răng nếu tình trạng nghiêm trọng.

Và bố mẹ có đồng ý rằng, em bé mà có những chiếc răng sữa nho nhỏ, trắng trắng nhìn sẽ đáng yêu hơn đúng không ạ.

Với các bé, mọc răng thường là trải nghiệm không vui chút nào, còn bố mẹ sẽ băn khoăn không biết có phải con đang mọc răng hay con gặp vấn đề gì về sức khỏe? Hiểu rõ về những dấu hiệu mọc răng và thứ tự mọc răng của bé sẽ giúp cho bố mẹ nhận biết tốt hơn đấy ạ!

Dấu hiệu khi bé mọc răng

Thông thường, khi mọc răng sữa, bé sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Phần lợi đỏ và sưng,
  • Má hoặc mặt đỏ,
  • Chảy nhiều nước dãi,
  • Hay cắn, nghiến lợi hoặc mút,
  • Vò tai, bứt một bên tai,
  • Ngủ không ngon, thường giật mình tỉnh giấc khi ngủ ngày, mất ngủ buổi tối,
  • Lười ăn hơn ngày bình thường,
  • Cáu kỉnh, bứt dứt, quấy khóc, khó chịu,
  • Nổi mẩn ở cằm, cổ,
  • Có hiện tượng sốt, ho

thứ tự mọc răng của bé

Bé chảy nhiều dãi cũng là một dấu hiệu bé mọc răng.

Bố mẹ cần chú ý theo dõi tình hình sức khỏe của bé, tránh việc nhầm lẫn các bệnh khác với dấu hiệu mọc răng.

Không phải bé nào mọc răng cũng có tất cả những biểu hiện trên, có trẻ chỉ chảy nước dãi, cắn đồ nhưng có trẻ lại nổi mẩn và sốt, có những bé chỉ đơn giản là sưng phần lợi. Mỗi bé sẽ có một vài dấu hiệu , thời gian xuất hiện dấu hiệu cũng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé.

Về thứ tự mọc răng của bé cũng vậy, không phải bé nào đến ngày tuổi đấy sẽ mọc răng, nhưng lịch mọc răng dưới đây đã được nghiên cứu theo khoảng thời gian mọc răng trung bình của các bé.

Thứ tự mọc răng của bé

Hiện nay, vẫn có nhiều sự sai lệch giữa các nguồn thông tin về khoảng thời gian mọc các loại răng khác nhau, sai số có thể là vài tháng. Về cơ bản, thứ tự mọc răng của bé và thời gian mọc răng của bé như sau:

thứ tự mọc răng của bé

  • Hai răng cửa giữa của hàm dưới sẽ mọc đầu tiên vào lúc bé khoảng 6-10 tháng tuổi.
  • Hai răng cửa giữa hàm trên sẽ mọc tiếp theo lúc bé khoảng 8-12 tháng tuổi.
  • Hai răng cửa bên của hàm trên sẽ mọc vào khoảng thời gian bé 9-13 tháng tuổi; tiếp đó vào khoảng 10-16 tháng tuổi bé sẽ mọc hai răng cửa bên hàm dưới.
  • Răng nanh hàm trên sẽ mọc khi bé khoảng 16-22 tháng tuổi, răng nanh hàm dưới sẽ mọc khi bé khoảng 17-23 tháng tuổi.
  • Răng hàm thứ nhất ở hàm trên (răng cối 1) sẽ mọc khi bé được khoảng 13-19 tháng; khi bé khoảng 14-18 tháng bé sẽ mọc răng hàm thứ nhất ở hàm dưới.
  • Những chiếc răng hàm thứ hai cũng là chiếc răng cuối cùng sẽ mọc, ở hàm trên là lúc bé 25-33 tháng, hàm dưới là 23-31 tháng tuổi.

Bố mẹ lưu ý, thứ tự mọc răng của bé này không chuẩn xác hoàn toàn, vì tùy từng cơ địa bé có thể mọc sớm hơn hoặc muộn hơn một chút. Bên cạnh đó bé có thể mọc từng răng một hoặc mọc nhiều răng cùng một lúc, đó hoàn toàn bình thường bố mẹ nhé.

Cách chăm sóc bé khi mọc răng

Thay đổi chế độ ăn của bé

Với đa số các bé, mọc răng sữa là giai đoạn không mấy dễ chịu, vì vậy trong giai đoạn này bố mẹ nên chăm sóc, vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn để phù hợp với thể trạng của con trong giai đoạn này.

Bố mẹ có thể thay bằng sữa hoặc cháo loãng cho bé ăn thay vì ăn cháo đặc, cơm hoặc đồ cứng khiến bé khó chịu, bỏ ăn.

Chăm sóc khi bé bị sốt, đi ngoài

Sốt và đi ngoài là những biểu hiện thường gặp ở các bé mọc răng sữa.

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Tránh việc lạm dụng thuốc hạ sốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, nhưng cũng không nên chủ quan để bé sốt quá cao mới cho uống thuốc hạ sốt.

Nếu trẻ bị đi ngoài phân lỏng và nhiều lần trong ngày mẹ cần bù nước (oresol) cho bé.

Bên cạnh đó, nếu bé bị nổi mẩn quanh miệng do chảy nhiều dãi bố mẹ hãy dùng khăn mềm để lau xung quanh miệng bé, nhớ lau thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương da. Lúc bé ngủ, bố mẹ có thể bôi lớp kem mỏng lên vùng da bị nổi mẩn.

Giảm đau an toàn cho bé khi mọc răng

Bố mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp dưới đây giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn khi mọc răng sữa.

  • Bố mẹ rửa thật sạch tay và lấy ngón tay massage lợi cho bé để giảm đau tạm thời.
  • Cho bé sử dụng những sản phẩm gặm nướu làm bằng silicon, có các nốt sần giúp massage nhẹ nhàng nướu cho bé. Không nên cho bé dùng sản phẩm gặm nướu có chất lỏng bên trong.
  • Cho bé uống sữa, nước hoa quả hoặc nước mát có thể giúp bé giảm đau. Nếu bé biết nhai tốt có thể cho bé nhai một loại hoa quả mềm và lạnh để giảm đau như: chuối, dưa chuột.
  • Bố mẹ nên kiên nhẫn với bé hơn, tạo các hoạt động mới và thú vị cho bé, âu yếm và chăm sóc bé nhiều hơn để giúp bé thoải mái hơn.

Nếu sau khi đã áp dụng những cách trên mà vẫn không hiệu quả, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé.

Khi những chiếc răng xinh xinh đầu đời của bé xuất hiện cũng là lúc chúng được chăm sóc chính là vệ sinh răng miệng hằng ngày. Nên chăm sóc răng cho bé như thế nào, bố mẹ cùng theo dõi nhé.

 Cách chăm sóc răng sữa của bé

Có một vấn đề đang xảy ra khá phổ biến, đó là các bố mẹ đang coi nhẹ việc chăm sóc răng sữa cho bé, nhiều bố mẹ cho rằng “ Có mấy cái răng thì đánh cái gì.”, “Trẻ con đứa nào mà chẳng sâu răng, đằng nào sau này cũng thay răng.”
Bởi tâm lý chủ quan này của bố mẹ khiến cho các bé phải đau đớn, khó chịu vì các vấn đề răng miệng, đặc biệt là sâu răng sữa. Vấn đề sau răng sữa khá nguy hiểm vì ảnh hưởng trực tiếp tới răng vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, nếu bé không được tạo thói quen chăm sóc răng miệng tốt cũng chính là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra những bệnh lý về răng miệng trong tương lai.

Lựa chọn bàn chải  và kem đánh răng

Thời gian đầu, khi mới chỉ có 1-2 chiếc răng và nhỏ, bố mẹ có thể dùng một miếng gạc sạch quấn quanh ngón tay, bôi một lượng kem đánh răng và nhẹ nhàng chà xát lên răng bé.

Bố mẹ cũng có thể dùng loại bàn chải đầu ngón tay với chất liệu silicon mềm mại và an toàn để đánh răng cho bé.

thứ tự mọc răng của bé

Khi bé đã có nhiều răng hơn, đã quen hơn với việc đánh răng hằng ngày bố mẹ có thể sử dụng loại bàn chải đánh răng với lông mịn và đầu nhỏ. Loại bàn chải này sẽ giúp bố mẹ dễ dàng làm sạch các góc trong miệng bé.

Có nhiều nguồn tin không chính thống cho rằng kem đánh răng có chứa Flour sẽ gây hại cho bé khi nuốt phải, phá hủy men răng của bé. Thực tế, nếu bố mẹ chọn đúng loại kem đánh răng có hàm lượng Flour phù hợp với độ tuổi của bé (thông tin trên bao bì), sử dụng đúng liều lượng quy định thì khả năng “chống đỡ” với vị khuẩn có hại cho răng sẽ tăng lên rất nhiều.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, bé dưới 3 tuổi chỉ nên dùng một lượng kem đánh răng bằng hạt gạo, từ 3-6 tuổi lượng kem có kích cỡ bằng hạt đậu.

thứ tự mọc răng của bé

Nếu bé chưa biết súc miệng, chỉ cần nhổ kem đánh răng ra cũng được vì lượng Flo trong kem đánh răng ít, không gây hại cho bé.

Thăm khám, kiểm tra răng định kỳ

Không phải ngẫu nhiên mà các Hiệp hội Y khoa trên thế giới đều đưa ra lời khuyên nên đưa bé đi khám răng 6 tháng 1 lần, kể cả người lớn cũng vậy.

Đối với các bé, vấn đề răng miệng khó có thể quan sát bằng mắt thường, khi bố mẹ có thể nhìn thấy triệu chứng nghĩa là vấn đề răng miệng của con đã “hơi” hoặc “rất” nghiêm trọng rồi đấy ạ.

Những câu hỏi liên quan đến giai đoạn mọc răng sữa

Tại sao bé lại bị đau khi mọc răng?

Có một sự thật, chân răng đã được định hình trong lợi từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Đến giai đoạn mọc răng, chân răng mới nhú ra khỏi lợi nên có thể gây đau và sưng lợi, giống như trường hợp chúng ta mọc răng khôn.

Quá trình mọc răng kéo dài bao lâu?

Như đã giới thiệu trong phần thứ tự mọc răng của bé, không có lịch cụ thể nào về việc bé sẽ mọc chiếc răng đầu tiên lúc nào. Phần lớn trẻ sẽ mọc răng vào khoảng 6 tháng tuổi, nhưng việc này có thể xảy ra bất kì lúc nào, có thể từ lúc trong bụng mẹ hoặc sau 1 tuổi.

Giai đoạn mọc răng có thể diễn ra trong vòng 1 năm hoặc lâu hơn, thường thì bé sẽ có đủ răng sữa từ 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi.

Bé chậm mọc răng là thế nào?

Như đã giới thiệu ở phần thứ tự mọc răng của bé, thông thường chiếc răng sữa đầu tiên sẽ xuất hiện trong khoảng từ 6-8 tháng tuổi. Bình thường, số răng sẽ được tính bằng số tháng tuổi trừ đi 4, như vậy bé sẽ hoàn thiện bộ răng sữa với 20 chiếc trong khoảng thời gian từ 30-36 tháng.

Thực tế thì vẫn có những trường hợp ngoại lệ, mọc rất sớm hoặc rất muộn, tốc độ mọc thêm răng chậm,… Vấn đề này có thể do cơ địa của bé, nếu bé vẫn phát triển toàn diện tốt như: tinh thần, thể chất thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Nếu bố mẹ theo dõi thấy con chậm mọc răng cùng với chậm lên cân, chiều cao hoặc có các triệu chứng còi xương, bố mẹ nên đưa con đi khám để được hỗ trợ kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm mọc răng sữa là gì?

Trong trường hợp nghi ngờ bé mọc răng quá chậm do những bất thường về sức khỏe, bố mẹ nên đưa bé đi khám để nắm được nguyên nhân chính xác, can thiệp đúng cách.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng hơn so với thông thường, trong đó có thể kể đến một vài nguyên nhân phổ biến như:

  • Do yếu tố di truyền.
  • Do trẻ bị sinh non.
  • Do trẻ bị thiếu canxi.
  • Trẻ bị suy giảm hoạt động của tuyến giáp….

Hiện tượng mọc răng chậm ở trẻ khá phổ biến, nếu bé vẫn phát triển ổn định bố mẹ không cần quá lo lắng. Nếu nghi ngờ tình trạng của con nghiêm trọng, bố mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Kết luận

Mọc răng sữa là dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển của bé, cũng là sự mong chờ, háo hức được nhìn thấy những chiếc răng xinh xắn của bé. Hy vọng với những thông tin về thứ tự mọc răng của bé, về các dấu hiệu khi mọc răng và các câu hỏi thường gặp về vấn đề này mà bài viết cung cấp đã giúp cho bố mẹ giải đáp được những thắc mắc của mình.

Bố mẹ hãy quan sát và cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp bé có thể trạng tốt và cùng bé vượt qua những ngày “khó ở” khi mọc răng nhé.

Mời mẹ tham khảo:

Điểm qua 5 công thức nấu món mặn cho bé 3 tuổi cực ngon

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *