TOP 4 Cách Cho Bé Ăn Dặm Hiệu Quả

Cho Bé Ăn Dặm

Cách Cho Bé Ăn Dặm

Nhu cầu dinh dưỡng của bé tỉ lệ thuận với thời kỳ phát triển của cơ thể. Tất nhiên, sữa là một sản phẩm thiết yếu dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho bé. Nhưng không thể nào chỉ cho bé dùng sữa xuyên suốt một quá trình, ngay cả khi bé đã dần phát triển hơn và nhu cầu dinh dưỡng cũng ngày càng nâng cao hơn.

Chính vì vậy mà các mẹ cần phải phối hợp sữa với những món “ăn dặm” khác nhau. Thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm cũng là mốc son đánh dấu cơ thể bé đang bước sang một giai đoạn phát triển mới.

Mục đích của việc cho bé ăn dặm là để cung cấp thêm dưỡng chất, ngoài ra thì thay đổi khẩu vị giúp bé dễ hấp thu.

Đối với thời đại hiện nay, thì việc cho con “ăn dặm” vẫn đang là một vấn đề gây lúng túng cho các bà mẹ trẻ.

Nên cho bé ăn dặm băt đầu từ khi nào ?

Cách cho bé ăn dặm như thế nào là đúng ?

Khi bé bắt đầu ăn dặm thì cần chuẩn bị những gì ?

Hàng loạt câu hỏi được những bà mẹ đặt ra và đang rất cần một lời giải đáp.

Dưới đây là những chia sẻ thú vị cũng như là lời giải đáp tận tình, mong những ai đã và đang quan tâm thì nên tham khảo để có thể tự tin chiến đấu trên chiến trường mang tên “cho con ăn dặm”.

CÁCH CHO BÉ ĂN DẶM LẦN ĐẦU

Cách Cho Bé Ăn Dặm

1.   Lựa chọn “thời điểm vàng”

Tại sao lại gọi là “thời điểm vàng” ?

Đối với mỗi bé sẽ có từng thời điểm “ăn dặm” khác nhau. Không phải bé nào cũng ăn vào một thời điểm nhất định.

Nếu cho bé ăn dặm từ quá sớm thì sẽ gây nên nhiều vấn đề về đường tiêu hóa vì hệ tiêu hóa của bé còn chưa được hoàn thiện, và cũng không ngoại trừ trường hợp rằng nếu cho bé ăn dặm quá trễ so với thời kì phát triển thì sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, làm cho bé rơi vào tình trạng thiếu chất.

Chính vì vậy mà việc lựa chọn thời điểm là một vấn đề cực kì quan trọng.

Thời điểm “ăn dặm” mang tính quyết định quá trình phát triển của bé nên khuyên các bà mẹ không nên chủ quan trong việc này.

Đối với người Việt Nam, độ tuổi mà bé bắt đầu bước vào thời kì ăn dặm là tầm 6 tháng tuổi tùy theo sự phát triển của bé.

2.   Nhận biết được tín hiệu “muốn ăn dặm” phát ra từ bé

Muốn lựa chọn được thời điểm ăn dặm thích hợp không chỉ dựa vào lí thuyết mà còn tùy thuộc vào dấu hiệu của bé.

Vậy làm cách nào để biết dấu hiệu bé muốn ăn dặm ?

Dưới đây là một vài dấu hiệu để dễ dàng nhận biết được bé có thực sự đủ điều kiện ăn dặm hay chưa. Mời phụ huynh tham khảo:

Kích thước của bé phát triển gấp đôi. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể bé đã có khả năng hấp thu tốt.

Bé biết cách ngồi vững để không bị ngã ra sau.

Điều chỉnh linh hoạt và giữ thăng bằng cho đầu và tứ chi.

Khi thấy người khác đang ăn thì bé luôn hướng mắt nhìn về phía đồ ăn và cũng muốn được ăn.

Tự tay bé có thể cho đồ ăn vào miệng.

Khi đưa muỗng lại gần miệng bé thì bé dùng lưỡi để cảm nhận được khẩu vị và dùng môi dưới đón nhận thức ăn từ muỗng.

Cảm thấy hứng thú sau mỗi lần được người khác đưa đồ ăn.

Bé vẫn cảm thấy đói sau khi đã được dùng sữa từ người mẹ.

3.   Khi cho bé ăn dặm cần chuẩn bị những dụng cụ gì ?

Để cho bé ăn dặm, tất nhiên cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ.

Bất kì một đứa bé nào cũng có sự hoạt náo nhất định, vậy nên điều cần làm là cho bé ngồi tập trung tại một chỗ bằng ghế cao có điểm tựa.

Tiếp theo đó là nồi chuyên nấu thức ăn cho bé, khuyến khích các bà mẹ nên mua dụng cụ dành để nấu riêng cho bé.

Chọn kích cỡ chén và thìa phù hợp cho bé. Nên chia thức ăn ra thành từng chén nhỏ.

Để cho bé dễ dàng tiêu hóa và hấp thu thì nên dùng máy xay để làm nhuyễn thức ăn cho bé.

Dùng yếm hoặc miếng khăn khô có nhúng nước để lau khi thức ăn bị rơi rải.

4.   Chọn thực phẩm phù hợp cho bé ở độ tuổi ăn dặm

Khi cho bé ăn dặm, mẹ cần phải biết cung cấp thứ gì tốt nhất cho con của mình, không phải loại thực phẩm nào cũng có thể nấu cho bé.

Vậy nên chọn loại thực phẩm như thế nào là hợp lí ?

Các bà mẹ không nên bỏ qua 4 nhóm chất này khi cho bé ăn dặm:

Tinh bột:

Khi chọn mua các thực phẩm cho bé, bà mẹ cần thêm vào giỏ hàng những loại gạo tẻ hoặc bột dành cho bé bắt đầu ăn dặm.

Khi bước vào những độ tuổi lớn hơn thì nên phối hợp với những loại thực phẩm khác (khoai tây, cà rốt, bí đỏ,…) để thay đổi khẩu vị và tăng sự thích thú cho bé khi ăn.

Protein:

Bên cạnh việc sử dụng tinh bột thì nên phối hợp với những loại thịt, cá có nhiều những chất đạm để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà cơ thể cần.

Vitamin:

Mục đích để điều hòa hệ tiêu hóa cho bé nên việc cho bé uống thêm nước cam, ăn thêm ván sữa là thật sự cần thiết.

Lipid chất béo:

Khi chế biến thức ăn cho bé cần sử dụng dầu oliu, mè hoặc đậu nành để cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho bé.

5.   Cách cho bé ăn dặm

Ngày đầu tiên khi cho bé ăn dặm, nên từ từ để bé có thể làm quen trước với mùi vị của thức ăn. Tần suất cho ăn ngày đầu thì tầm 2 bữa bột/ngày.

Những ngày sau đó thì sẽ tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày.

Khi bé ăn dặm lần đầu tiên thì nên nấu hơi ngọt một xíu, để bé không bị bỡ ngỡ khi ăn. Tiếp theo những ngày sau đó thì cần cho thêm nhiều gia vị khác nhau để tăng sự cảm nhận từ vị giác của bé.

CÁCH CHO BÉ ĂN DẶM KIỂU BLWCách Cho Bé Ăn Dặm

1.   Ăn dặm kiểu BLW là gì ?

Là kiểu ăn do bé tự chỉ huy, bé có thể tự quyết định được mình ăn món gì, số lượng bao nhiêu. Ba mẹ trẻ chỉ là người cung cấp thức ăn và hỗ trợ cho bé.

2.   Thời điểm cho bé ăn dặm kiểu BLW

Độ tuổi mà các mẹ yên tâm để cho bé ăn dặm theo kiểu tự chỉ huy là từ 7 đến 9 tháng tuổi.

Ở độ tuổi này bé đã có thể thành thạo trong việc cầm, lấy thức ăn.

3.   Lợi ích của việc ăn dặm BLW

Bé có thể thưởng thức được nhiều mùi vị thức ăn khác nhau.

Tạo cho bé có cảm giác thoải mái khi ăn.

Giảm nguy cơ thừa cân cho bé.

Phối hợp được nhiều kỹ năng, tạo sự linh hoạt giữa tay và mắt cho bé.

4.   Những hạn chế khi cho bé ăn dặm kiểu BLW

Bên cạnh những lợi ích đã nói ở trên thì còn có một vài hạn chế mà các mẹ cần lưu ý:

Thức ăn của bé sẽ bị vung vãi lung tung.

Bé có thể bốc thức ăn bị rơi để cho vào miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Bé có thể bị mắc nghẹn khi ăn quá nhiều trong một lúc.

5.   Cách cho bé ăn dặm

Chọn thức ăn cho bé:

Chọn món theo sở thích của bé. Các mẹ cần phải hỗ trợ và đảm bảo đủ chất.

Món ăn được chọn sẽ cắt theo từng sợi ngắn hoặc thành lát mỏng để bé có thể cầm, nắm dễ dàng và dễ ăn.

Khuyến khích nên cho bé ăn những đồ ăn do mẹ tự làm, hạn chế đồ ăn đóng sẵn.

Cho bé ăn dặm:

Cần chuẩn bị một chiếc ghế, có điểm tựa và dây thắt an toàn. Để bé ngồi tập trung vào món ăn đã chuẩn bị.

Nên cho bé ăn vào những lúc tinh thần tỉnh táo, ổn định.

Hãy để trẻ tự ăn theo mong muốn, khuyến khích các mẹ không nên thúc ép làm trẻ bị lúng túng trong lúc ăn.

Thực đơn ăn dặm kiểu BLW:

Dưới đây là một vài thực đơn mà các bà mẹ cần tham khảo thêm.

Thực đơn 1: Rau củ đã được hấp chín và cắt lát ( cà rốt )

Thực đơn 2: Bánh mỳ cắt lát + khoai tây

Thực đơn 3: Bông cải xanh hấp + cà rốt

Thực đơn 4: Súp lơ xanh + bí đỏ

Thực đơn 5: Chuối + khoai lang

CÁCH CHO BÉ ĂN DẶM KIỂU NHẬT     Cách Cho Bé Ăn Dặm

1.   Định nghĩa ăn dặm kiểu Nhật là gì ?

Là phương pháp kích thích cho bé ăn bằng những thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, ăn theo chế độ nhạt vừa phải.

2.   Thời điểm cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Độ tuổi thích hợp để cho bé ăn kiểu này là vào 5 tháng đén 18 tháng tuổi.

Được chia làm 4 giai đoạn nhỏ:

Giai đoạn 1: 5 đến 6 tháng tuổi

Giai đoạn 2: 7 đến 8 tháng tuổi

Giai đoạn 3: 9 đến 11 tháng tuổi

Giai đoạn 4: 12 đến 18 tháng tuổi

3.   Lợi ích khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Tạo được cảm giác hứng thú khi ăn, giúp bé không bị nhàm chán.

Hình thành được thói quen tự lập cho bé.

Tăng sự cảm nhận của vị giác với từng loại thức ăn khác nhau.

Luyện được kỹ năng nhai và nuốt một cách dễ dàng.

4.   Những hạn chế khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Các bà mẹ phải bỏ ra một ít quỹ thời gian để chuẩn bị và chế biến thức ăn theo nhu cầu của bé

Phải chuẩn bị thêm một bộ dụng cụ riêng cho bé.

5.   Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật:

Tùy theo từng giai đoạn sẽ có từng kiểu ăn khác nhau.

Giai đoạn 1: 5 đến 6 tháng tuổi

Ở giai đoạn này bé mới bắt đầu chập chững bước vào thời kì “ăn dặm”. Chính vì vậy cần phải cho bé ăn ở mức độ ít và cho uống sữa theo nhu cầu. Tần suất 1 bữa/ngày

Thức ăn ở giai đoạn này được xay nhuyễn. Ban đầu nên nấu cháo loãng để bé có thể dễ nuốt, dần sau đó thì tăng đều cấp độ.

Nên tạo thói quen cho bé ăn đúng giờ.

Giai đoạn 2: 7 đến 8 tháng tuổi

Vào giai đoạn này thì bé đã dần có thể nhai trệu trạo. Ngay cả khi nấu cháo chưa được xay nhuyễn, bé vẫn có thể nhai và nuốt được. Tần suất tăng lên 2 bữa/ngày.

Khi bé bước vào độ tuổi từ 7 đến 8 tháng, ngoài thức ăn là cháo thì mẹ nên bổ sung thêm các loại bột yến mạch, trái cây nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé.

Giai đoạn 3: 9 đến 11 tháng tuổi

Phản xạ nhai và nuốt dần được hoàn thiện. Ở giai đoạn này chính thức cho trẻ ăn đủ 1 ngày 3 bữa.

Thức ăn ở giai đoạn này chỉ cần nấu mềm, hoặc nấu cháo sệt một xíu để bé có thể tăng cấp độ nhai.

Nên cho bé ăn chung với cả gia đình, góp phần tạo thêm niềm vui cho bé.

Giai đoạn 4: 12 đến 18 tháng tuổi

Khi bước vào giai đoạn này thì bé đã có thể nhai và nuốt tốt hơn những tháng trước. Có thể cầm thìa xúc thức ăn và cho vào miệng. Tần suất vẫn là 3 bữa/ngày

Ở giai đoạn này thì thức ăn không cần phải được nấu mềm.

Cần tạo thêm màu sắc cho thức ăn để thu hút mắt nhìn của bé.

Bổ sung thêm những loại thực phẩm chứa vitamin như trái cây, rau củ…

6.   Thực đơn theo từng giai đoạn:

Giai đoạn 1: 1 gạo : 10 nước

Giai đoạn 2: 1 gạo : 5 nước

Giai đoạn 3: 1 gạo : 4 nước

Giai đoạn 4: 1 gạo : 0,5 nước

CÁCH CHO BÉ ĂN DẶM BẰNG BƠ

Cách Cho Bé Ăn Dặm

1.   Bơ kết hợp với chuối

Chuẩn bị:

1 quả chuối chín + 1 quả bơ

10ml sữa đặc

Cách thực hiện:

Lọt vỏ và cắt lát quả chuối và quả bơ.

Cho 10ml sữa đặc vào chung với bơ và chuối đã cắt lát. Đem xay nhuyễn và chờ kết quả.

2.   Bơ kết hợp với táo nghiền nhỏ

Chuẩn bị:

1 quả bơ + 1 quả táo

Cách thực hiện:

Loại bỏ vỏ ngoài và cắt lát.

Bỏ vào nồi đun cho chín mềm rồi đem trộn đều nhuyễn và cho bé ăn.

3.   Chế biến súp bơ

Chuẩn bị:

Sữa mẹ + 1 quả bơ vừa

Cách thực hiện:

Loại bỏ vỏ của quả bơ, đem nghiền nát sau đó dung hòa với sữa mẹ tạo thành súp bơ dễ ăn cho bé.

NGUYÊN TẮC CẦN NHỚ KHI TẬP CÁCH CHO BÉ ĂN DẶM

Khi nhận thấy bé có dấu hiện muốn ăn mới đáp ứng, không nên ép buộc bé phải ăn.

Lựa chọn thời điểm phù hợp để cho bé ăn.

Khi con quấy khóc không chịu ăn thì mẹ cần phải kiên trì nhẹ nhàng. Tuyệt đối không quát tháo.

Không nên lạm dụng thức ăn quá nhiều.

Tạo cho con có thói quen ăn đúng giờ.

Chuẩn bị dụng cụ để chiến đấu vì con có thể phun thức ăn bất kì lúc nào.

Khi bé đã có cảm giác no và không muốn ăn thì mẹ nên dừng ngay tại lúc đó.

Hạn chế chế biến những thức ăn có hại cho sức khỏe của bé.

LỜI KẾT

Hi vọng rằng với những cách cho bé ăn dặm mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, các mẹ có thể tham khảo và thực hành tốt trong quá trình chăm sóc bé.

Cuộc chiến cho con ăn chưa bao giờ là bằng phẳng nếu không có sự kiên trì và kiến thức nhất định. Chính vì vậy mà các bà mẹ cần phải hiểu rõ nhu cầu của con và đáp ứng đủ những thứ mà con cần.

Quan trọng hơn hết là biết tuân theo đúng những nguyên tắc khi cho bé ăn dặm thì hành trình ăn dặm của bé sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Có thể tham khảo bài viết liên quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *