Trở thành một người mẹ dường như là một thiên sứ mà người phụ nữ nào cũng ao ước và mong muốn. Hằng ngày nhìn thấy con yêu phát triển khỏe mạnh và trưởng thành là niềm hạnh phúc lớn nhất an ủi bố mẹ
Thế nhưng không phải người mẹ hay người bố nào cũng có đầy đủ kiến thức để chăm nom cho bé một cách tốt nhất. Điều này dẫn đến những lần vụng về khi chăm trẻ diễn ra và nhiều bố mẹ không hiểu được ngôn ngữ đặc biệt của bé yêu truyền đến mà để con quấy khóc, la lớn.
Vậy, bài viết này sẽ giúp các ông bố bà mẹ hiểu biết rõ hơn khi bé 7 tháng tuổi biết làm gì để có cách thức chăm sóc bé tốt nhất nhé.
Thể trạng của bé 7 tháng tuổi biết làm gì hay chưa?
Nhiều bé 7 tháng tuổi biết làm gì khi mẹ chỉ thấy con ít muốn nằm và có nhiều hoạt động như muốn lật, hay muốn tự ngồi. Lúc này, hành vi và thể trạng của bé đã phát triển nhiều hơn so với lúc trước. Ngoài việc bú sữa mẹ, các mẹ có thể tập cho bé ăn dặm từ thời điểm này.
Có thể là do chưa có kinh nghiệm mà nhiều bậc phụ huynh sẽ lơ mơ thắc mắc con mình 7 tháng tuổi nặng 5kg, hay 10kg là đã phát triển bình thường hay chưa.
Cân nặng, chiều cao là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển của bé, nên nhiều phụ huynh trở nên lo lắng cũng là một điều vô cùng dễ hiểu.
Theo số liệu bảng chiều cao và cân nặng trung bình ở Việt Nam đã nghiên cứu và công bố thì cân nặng của bé trai và bé gái có chút khác nhau cụ thể như sau:
Đối với cân nặng: Cân nặng của bé trai 7 tháng tuổi thường rơi vào khoảng 7,4 – 9,2 kg. Còn đối với bé gái là 6,8 – 8,6 kg. Đây là số liệu cân nặng của các bé được xem là đang phát triển bình thường.
Đối với chiều cao: Bé trai 7 tháng tuổi thường cao khoảng 67 – 71 cm còn đối với bé gái 7 tháng tuổi chỉ số này là 65 – 69kg.
Nếu các bé nhà bạn có số đo cân nặng, chiều cao ở mức dưới số liệu trên thì các bé có thể bị suy dinh dưỡng. Còn nếu trên mức này thì bé có thể đang có nguy cơ béo phì hoặc thừa chất.
Các mẹ nên chuẩn bị những vật dụng để sẵn trong nhà như thước đo hay cân để thường xuyên kiểm tra thể trạng của bé.
Qua đó, có đánh giá cụ thể về quá trình phát triển của bé mà có những điều chỉnh hợp lý phù hợp chăm sóc con yêu.
Bé 7 tháng tuổi mọc răng hay chưa?
Khi 7 tuổi, nhiều bậc phụ huynh thắc mắc tại sao con yêu của mình chưa mọc răng, hay khi nào thì bé yêu sẽ mọc chiếc răng đầu tiên.
Tuy nhiên, theo cơ chế phát triển của bé thường thì ở tháng thứ 6 răng của bé đã bắt đầu mọc nhưng chưa nhú lên. Chỉ đến tháng thứ 7 răng bé nhú lên trên hoàn toàn thì mẹ mới có thể nhìn thấy rõ ràng được.
Tất nhiên, không phải sự phát triển của bé nào cũng hoàn toàn giống nhau, nên nếu bé của bạn đã 7 tháng tuổi mà chưa mọc răng thì các mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Bé chậm mọc răng có thể do bé bị yếu hoặc thiếu canxi so với các bé khác. Chính vì vậy mà các mẹ cần lưu tâm bổ sung thêm canxi vào các bữa ăn và cho bé hoạt động vui chơi bình thường.
Các mẹ cũng có thể đưa bé đi khám nếu tình trạng chậm mọc răng kéo dài vì bé có thể có nguy cơ chậm phát triển hơn so với các bạn khác.
Bé 7 tháng tuổi biết làm gì?
Các bậc phụ huynh nhất là các bà mẹ ngày nào cũng ngắm nhìn con yêu nên dù một chi tiết thay đổi nhỏ, các mẹ hoàn toàn phát hiện ra. Đến tháng thứ 7, bé sẽ thay đổi rất nhiều và quấy nghịch ham chơi hơn bình thường.
Bé 7 tháng tuổi biết làm gì là câu hỏi chung của phần lớn các bậc phụ huynh. Nhiều bé phát triển nhanh có thể biết bò khi bước sang tháng thứ 7, các mẹ cần theo sát các bé yêu để hỗ trợ cũng như giúp bé được an toàn.
Sự vận động của tay, chân
Ở tháng thứ 7, xương bé đã trở nên cứng cáp hơn và sự chuyển động của đôi bàn tay hay đôi chân trở nên linh hoạt hơn.
Các mẹ hoàn toàn có thể tự tin đưa đồ chơi cho bé cầm nắm mà không sợ bị rơi hay bé không biết cách cầm nắm.
Sự linh hoạt tay chân nhiều lúc sẽ làm mẹ phải đau đầu vì nếu lơ là thì bé có thể tự bốc thức ăn cho vào miệng.
Bắt đầu tập đứng và tự ngồi
Hệ xương của bé cứng cáp và để có thể luyện cơ xương chắc khỏe linh hoạt bằng cách tập cho bé tự ngồi.
Sau quãng thời gian nằm trong vòng tay mẹ, cảm giác lần đầu tiên bé tự ngồi mà không cần sự giúp đỡ là dốc mốc quan trọng cho bước phát triển tiếp theo của bé
Các mẹ cũng có thể tập đứng cho bé khi bé bước sang tháng thứ 7, nhưng bố mẹ phải để ý giữ bé nếu không bé sẽ bị ngã.
Dù muốn tự lập và đôi lúc hơi ngô nghê vì những hành động hết sức đáng yêu như tự cười hay tự chơi đùa một mình.
Nhưng nhìn con yêu tự lập từ những lần tập ngồi hay đứng đầu tiên sẽ là niềm hạnh phúc lớn của từng gia đình.
Sự cảm nhận về âm thanh
Mẹ không biết bé 7 tháng tuổi biết làm gì, có thể làm những gì hay đã bắt đầu ăn dặm được hay chưa. Dựa vào những thay đổi trong sinh hoạt của bé, mẹ hoàn toàn nhận ra sự linh hoạt của âm sắc cuộc sống truyền về tai bé thành từng bản nhạc mà người lớn có thể không hiểu.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể nhận ra khi bé có những cử động tay chân như nhún nhảy trước đoạn nhạc phát ra.
Những điệu nhạc càng sôi động dành cho thiếu nhi, lắng nghe và cảm nhận khiến bé cảm thấy phấn khích.
Nhiều bé có thể chỉ thân quen với một điệu nhạc hay chỉ thích nhún nhảy với điệu nhạc duy nhất mà bé thích.
Điều này hoàn toàn bình thường vì thính giác và trí não của bé đang hoạt động và phát triển đầy đủ. Bé có thể tự phân biệt giai điệu âm nhạc thân quen để có hành động cười hay khua tay hết sức dễ thương.
Các bé dường như đã có sự ghi nhớ các về sự phát âm của các âm thanh quen thuộc như “bà”, “mẹ” ,.. Mà có sự phản ứng lại.
Phân biệt được những người thân quen, những người lạ làm cho bé trở nên khó chiều hơn.
Sự cảm nhận thức ăn
Dù ở giai đoạn nào, các bé cũng cần được bổ sung dinh dưỡng cần thiết và đầy đủ mỗi bữa ăn.
Ở giai đoạn này, liệu bé 7 tháng tuổi biết làm gì khi bé không muốn ăn, chán ăn và bé không chịu ăn theo bữa. Các mẹ có thể chia ra thành nhiều bữa ăn nhỏ để tập cho bé thói quen ăn theo bữa.
Lúc này, các mẹ nên chú ý đến con yêu thích ăn thực phẩm gì và không thích ăn thực phẩm gì để kịp thời có sự điều chỉnh.
Ở tháng thứ 7, các mẹ có thể tập cho bé ăn dặm từ bắt đầu là những tinh bột.
Các món ăn được chăm chút và có màu sắc sặc sỡ sẽ thu hút bé nhiều hơn trong bữa ăn.
Cho bé tập ăn dặm từ từ để bé cảm nhận và thưởng thức từng món ăn ngon trên đời.
Vì bước sang giai đoạn tập ăn dặm và ít bú sữa mẹ hơn mà nhiều bé dường như chưa thích nghi được.
Biểu hiện là nhiều bé sẽ biếng ăn, lười ăn những món ăn do mẹ tự tay chuẩn bị
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biếng ăn ở trẻ, có thể là do bệnh lý, do tâm lý hoặc do những món ăn mẹ chuẩn bị chưa hấp dẫn đối với bé.
Thực đơn dành cho bé rất đa dạng nên các mẹ nên chú ý để chăm sóc con yêu một cách tốt nhất.
Các mẹ cũng nên chú ý đến từng dấu hiệu nhận biết con yêu có đang hợp tác muốn thực hiện bữa ăn cùng mình hay không
Nếu con yêu ngậm miệng, đút vào miệng mà bé lại mơi ra ngoài hay quấy khóc thì có nghĩa là bé không muốn ăn thêm nữa.
Còn nếu bé vẫn tiếp tục há miệng, chờ đợi mẹ đưa thêm thức ăn vào miệng thì có nghĩa là bé đang rất thích thú với bữa ăn và muốn ăn thêm.
Trước hết, bố mẹ cần lên một thực đơn ăn dặm cho bé hằng ngày, vừa giúp bé thay đổi vừa bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Các mẹ cũng nên lưu tâm cho bé nếm thử từng chút một đối với các món ăn mới để biết bé có thích ăn món ăn ấy hay không
Tập cho bé quen dần với từng loại thức ăn sau đó mới nâng khẩu phần lên các mẹ nhé
Không nên quá ép buộc hay gượng cho các bé cố ăn trong khi bé hoàn quấy khóc, không chịu ăn. Điều này làm dù cho bé có ăn thức ăn vào miệng thì hàm lượng chất dinh dưỡng được hấp thụ vào người bé cũng rất ít
Để đảm bảo bé phát triển đầy đủ và toàn diện, các mẹ cũng nêu để ý đến chất lượng giấc ngủ của bé.
Giấc ngủ đối với mỗi người đều rất quan trọng, con trẻ càng quan trọng hơn.
Nên để bé ngủ đủ giấc và thức dậy lúc bé muốn tỉnh dậy. Khi bé đảm bảo hoàn thành giấc ngủ thì bé sẽ ko rơi vào trạng thái vật vờ, khó chịu hay cáu gắt.
Hoạt động vui chơi cùng bé nên được duy trì, trẻ em như tờ giấy trắng mà từ những hoạt động vui chơi ấy sẽ phần nào hình thành tính cách và tư duy của bé.
Chơi cùng bé hiểu bé 7 tháng tuổi biết gì không biết làm gì để bé cảm nhận tính đồng đội cũng như đảm bảo độ an toàn và tăng độ vui vẻ cũng như ủng hộ bé khi bé làm điều đúng.
Lời kết
Trong giai đoạn bé 7 tháng tuổi, các bé dường như đã trở nên trưởng thành hơn và biến đổi nhiều. Sau giai đoạn tập ăn dặm này, bé sẽ có cơ hội hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn từ tự nhiên vào cơ thể. Giờ đây mẹ hiểu bé 7 tháng biết làm gì thì mẹ sẽ có những điều chỉnh hợp lý trong việc tập bé ăn dặm và là bước đầu cho sự phát triển của trẻ.
Một số bài viết liên quan
Mách Mẹ 5 Loại Sữa Cho Bé 2 Tuổi Phù Hợp Nhất
Có Bầu Ăn Măng Được Không? – Một Độc Tố Cần Lưu Ý Trong Măng