Mách bạn 7 nguyên tắc Có bầu ăn gì để không tăng cân quá nhiều?

có bầu ăn gì để không tăng cân nhiều

Tăng cân quá mức là một trong những nỗi lo lắng của nhiều bà bầu. Việc thừa cân khiến cho bà bầu phải đối mặt với nhiều nguy cơ huyết áp cao, tiền sản giật, tiểu đường,… và cảm giác tự ti sau sinh. Một chế độ ăn hợp lý vừa tốt cho sức khỏe của mẹ, vừa tạo điều kiện cho thai nhi phát triển toàn diện là điều các mẹ luôn hướng tới. Vậy có bầu ăn gì để không tăng cân nhiều? Tapchimebe xin cung cấp những thông tin hữu ích dưới đây cho mẹ bầu.

Mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân trong quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, quan niệm cứ tăng cân nhiều là tốt cho cả mẹ và bé là hoàn toàn sai lầm. Tùy vào thể trạng mỗi người trước khi mang thai mà mẹ bầu cần tăng cân nhiều hay ít. Nếu trước khi mang bầu bạn khá gầy, nhẹ cân thì bạn sẽ cần tăng cân nhiều hơn so với những bạn trước đó đã thừa cân.

Bạn cần phải kiểm soát cân nặng trong cả quá trình mang bầu, thường chia làm 3 giai đoạn:

  • Trong 3 tháng đầu: Tăng từ 1-2 kg, tích lũy tại các mô của cơ quan sinh sản.
  • Trong 3 tháng giữa: Tăng từ 4-5 kg, tích lũy trong các mô.
  • Trong 3 tháng cuối: Tăng từ 4-5 kg, chủ yếu tập trung vào tăng trọng của thai nhi.

Bà bầu nên lập một bảng theo dõi cân nặng của mình theo từng tuần, từng tháng để kiểm soát hợp lý hơn.

có bầu ăn gì để không tăng cân quá nhiều

Chế độ ăn uống hợp lý giúp thai nhi phát triển tốt

Xem thêm: Có bầu ăn gì tốt cho em bé? Những thực phẩm nên kiêng kỵ

Nguyên tắc cho bà bầu ăn uống “vào con không vào mẹ”

Để xua tan mọi lo lắng về việc tăng cân quá nhiều khi mang bầu, các mẹ chỉ cần chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng các chất trong bữa ăn. Một chế độ ăn hợp lý cho bà bầu phải có đủ các nhóm thực phẩm bao gồm đường, đạm, rau củ, trái cây và chất béo. Sau đây là một số nguyên tắc ăn uống để “vào con mà không vào mẹ”:

Chia nhỏ bữa ăn

Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên cho các mẹ bầu là nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thay vì ăn 3 bữa chính như bình thường, các mẹ nên chia thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ: bữa sáng – phụ sáng, bữa trưa – phụ trưa, bữa tối – phụ tối. 

Điều này sẽ giúp các mẹ giảm được nguy cơ tích mỡ thừa, giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng đưa vào. Thai nhi sẽ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Cách làm này còn giúp khắc phục tình trạng nghén cho các mẹ trong những tháng đầu mang thai.

Đa dạng loại thực phẩm

Hạn chế việc tăng cân không có nghĩa là bà bầu nên ăn kiêng, điều này không hề tốt chút nào. Mà thay vào đó, bà bầu cần đa dạng hóa các nguồn thực phẩm nạp vào cơ thể. Để thai nhi phát triển toàn diện, hãy luôn chú ý cung cấp cho cơ thể nhiều loại thực phẩm và dinh dưỡng khác nhau, tránh để thai nhi bị thừa chất này lại thiếu chất kia. 

Định lượng từng khẩu phần mỗi bữa

Cách để kiểm soát nguồn dinh dưỡng nạp vào tốt nhất là nên định lượng cho khẩu phần ăn mỗi bữa. Khẩu phần lý tưởng cho mỗi bữa ăn của mẹ bầu gồm:

  • 25% đạm (các loại thịt, cá, tôm,…)
  • 25% tinh bột
  • 50% rau củ các loại

Hạn chế chất béo, muối, đường

Các bà bầu trong quá trình mang thai nên chú ý cắt giảm các loại thức ăn nhiều chất béo, đường, muối. Cụ thể:

  • Chất béo: Hạn chế các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, các chất béo không bão hòa như: xúc xích, jambong, pate, thịt xông khói,…
  • Đường: Các đồ ăn ngọt, nước có ga,…
  • Muối: Hạn chế các thực phẩm ngâm muối như cà muối, dưa muối,…

Ăn nhiều rau xanh

Tăng cường ăn nhiều rau xanh và các loại củ quả để cơ thể được khỏe mạnh và cung cấp đủ vitamin, chất xơ, các dưỡng chất quan trọng. Rau xanh còn giúp cơ thể bà bầu tránh được tình trạng táo bón, đầy hơi khó tiêu. Nên ăn nhiều rau có màu xanh đậm (rau chân vịt, rau muống,…), rau củ màu đỏ và vàng vì chúng chứa nhiều vitamin, axit folic, sắt rất tốt cho thai nhi.

Uống đủ nước, tránh đồ uống có ga, chất kích thích

Cung cấp đủ nước là yếu tố rất quan trọng cho bà bầu. Mỗi ngày các mẹ nên nạp đủ 2,5-3 lít nước để cung cấp đủ nước ối khi sinh nở. Nước cung cấp cho cơ thể gồm nhiều nguồn khác nhau như nước lọc, sữa, nước trái cây, nước canh,… 

Tuyệt đối nên tránh các đồ uống có ga có cồn, các chất kích thích có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến thai nhi.

Kiểm soát hàm lượng tinh bột

Tinh bột là một nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho bà bầu. Không nên ăn kiêng quá mức tinh bột mà hãy kiểm soát, nạp đủ lượng tinh bột cần mỗi ngày. Bà bầu có thể lựa chọn nhiều nguồn tinh bột có lợi khác nhau như bánh mì, ngũ cốc, khoai lang, các loại đậu,… để vừa cung cấp đủ năng lượng và giúp cơ thể có cảm giác no lâu, không lo tăng cân.

có bầu ăn gì để không tăng cân nhiều

Ăn uống đa dạng các nguồn thực phẩm

Gợi ý thực đơn “có bầu ăn gì để không tăng cân nhiều”

Để tư vấn cho các mẹ “Có bầu ăn  gì để không tăng cân quá nhiều?, dưới đây là gợi ý thực đơn cho bà bầu  các mẹ có thể tham khảo:

  • Tinh bột: Mỗi ngày ăn 2-3 bát cơm, bữa sáng ăn bánh mì hoặc khoai lang.
  • Thịt: Ăn nhiều thịt, đặc biệt là thịt bò, luân phiên mỗi món 2-3 bữa trong tuần.
  • Cá: Ăn 2-3 bữa mỗi tuần, đa dạng các loại cá: cá trôi, cá chép, cá hồi,…
  • Rau: Ăn nhiều rau xanh mỗi bữa, đặc biệt là các rau đậm màu.
  • Hoa quả: Ăn trực tiếp hoặc dùng nước ép mỗi bữa ăn.
  • Trứng: Trứng là cần thiết cho bà bầu nhưng chỉ nên ăn 3-4 quả cho mỗi tuần.
  • Sữa: Uống 2-3 ly sữa tươi mỗi ngày sau bữa chính khoảng 1-2 tiếng. Ưu tiên loại sữa không đường.
  • Nước: Uống đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày bằng các dạng khác nhau.

Thực đơn trên là gợi ý cho những bà bầu lo ngại việc thừa cân quá mức trong khi mang thai và sau sinh. Đối với những bà bầu cân nặng nhẹ, nên ưu tiên bồi bổ thêm các chất dinh dưỡng để thai nhi có đủ dưỡng chất phát triển khỏe mạnh.

Trên đây là những thông tin Tapchimebe giúp trả lời thắc mắc của các mẹ về vấn đề có bầu ăn gì để không tăng cân. Các mẹ bầu hãy luôn duy trì chế độ ăn hợp lý để vừa khỏe cho mẹ, vừa phát triển toàn diện cho bé nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *