Có bầu đau bụng dưới là biểu hiện của nhiều nguyên nhân mà thường có gây lo lắng cho mẹ bầu và lo ngại ảnh hưởng tới thai nhi. Dưới đây web sẽ giải đáp những nguyên nhân gây ra đau bụng dưới ở mẹ bầu để giải đáp thắc mắc xem đây có phải là biểu hiện nguy hiểm hay không?
Có bầu đau bụng dưới – Nguyên nhân ít nguy hại đến mẹ và thai nhi
Cơ thể chưa thích nghi được sự thay đổi khi có thêm một thai nhi trong bụng cũng chính là nguyên nhân gây ra một số bệnh khiến các các mẹ có bầu đau bụng dưới, tuy nhiên nó lại không đáng lo ngại, thế nên nếu mẹ bầu gặp phải một số nguyên nhân dưới đây thì không cần lo lắng qua nhiều mà hãy bình tĩnh theo dõi và giải quyết.
Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng và táo bón
Khi bụng bắt đầu to lên, gây trở ngại, đè nén đường ruột, trực tràng của mẹ bầu khiến các mẹ có bầu đau bụng dưới.
Bên cạnh đó, Việc đè nén của thai nhi khiến cơ thể của mẹ rất nhạy cảm trong việc tiêu hóa thức ăn cùng với việc ăn uống chưa hợp lý, vẫn giữ thói quen ăn uống như thường khiến nhu động ruột của mẹ bầu giảm, khiến việc đưa lượng thức ăn đã tiêu hóa ra ngoài cơ thể chậm hơn, bị ứ đọng ở phần dưới gây tức và đau bụng dưới ở mẹ bầu.
– Cách khắc phục:
Để giải quyết tình trạng này mẹ bầu nên hỏi tư vấn từ bác sĩ về tiệc dùng thuốc giúp đi ngoài dễ hơn.
Bên cạnh đó việc massage ở vùng bụng dưới cũng rất tốt cho việc đào thải phân ra ngoài, và giảm đau bụng.
Ngoài ra để tránh tình trạng táo bón kéo dài mẹ bầu nên:
– Điều chỉnh lại chế độ ăn uống giàu chất xơ như rau, hóa quả, … tốt cho tiêu hóa,
– uống đủ nước mỗi ngày – trung bình khoảng từ 6 – 8 ly nước (1.5-2 lít nước)
– Rèn luyện thói quen tập các bài tập yoga nhẹ nhàng tốt cho mẹ bầu.
Cơ thể thích nghi với thai nhi trong từng giai đoạn của thai kì
Với giai đoạn đầu của thai nhi,
Trong giai đoạn này thai làm tổ ở buồng tử cung khiến mẹ có bầu đau bụng dưới, nhưng vấn đề này không có gì nguy hại và thường sẽ giảm nhẹ và mất đi sau 2-3 ngày.
Dấu hiệu nhận biết: đau bụng hơi nhói, đau lâm râm khó chịu
Cách khắc phục:
Giai đoạn đầu thai nhi là giai đoạn đầu nhạy cảm của mẹ bầu mà nên cẩn thận, tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
Tình trạng đau sẽ mất đi sau vài ngày để cơ thể mẹ có thể thích nghi với thai, nên việc đau này mẹ bầu không nên lo lắng mà nên vận động nhẹ nhàng và giữ tinh thần thoải mái nhất.
Bên cạnh đó có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ trong giai đoạn đầu để chăm sóc thai tốt hơn.
Giai đoạn 3 tháng tiếp của thai kì
Khi này thai nhi bắt đầu lớn dần, tử cung bắt đầu phát triển cùng với dây chằng căng ra để bảo vệ và nâng đỡ thai nhi. Việc phát triển và chuyển đổi này khiến mẹ bầu cảm thấy đau tức ở phần bụng dưới. Tuy nhiên khi cơ thể thích nghi dần (sau khoảng 2-3 ngày) triệu chứng đau sẽ giảm dần Vì thế mẹ bầu không cần phải lo lắng, hãy giữ tinh thần thoải mái và ăn uống điều độ.
Nếu tình trạng đau kéo dài lâu, và đau dữ dội thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn và yên tâm hơn cho cả mẹ và bé.
Giai đoạn 3 tháng cuối
Ở giai đoạn này, thai nhi cũng khá lớn, mẹ bầu di chuyển khó khăn hơn, bên cạnh đó thai nhi cũng đạp nhiều hơn và đây cũng chín là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới do thành bụng của mẹ bầu trở lên căng cứng hơn bình thường.
Tuy nhiên đây là dấu hiệu tốt của việc thai nhi đang phát triển rất khỏe mạnh trong bụng nên mẹ bầu cứ an tâm, thoải mái và tập các liệu trình cho bà bầu để cơ thể thích nghi tốt hơn.
Ngoài ra, ở thời điểm sắp sinh mẹ bầu cũng thấy căng tức bụng dưới cùng với đau lưng, đùi vì các cơ ở vùng này liên kết với vùng cơ quanh bẹn và tử cung. Khi thai nhi lớn, các vùng này bị căng quá mức gây ra đau và khó chịu.
Cách khắc phục: Mẹ bầu nên tham khảo một vài bài massage cho bà bầu, cùng với đó là giữ tinh thần thoải mái và nghỉ ngơi đầy đủ.
Có bầu đau bụng dưới – Nguyên nhân nguy hại tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
Ngoài những nguyên nhân trên thì triệu chứng đau bụng dưới cũng đáng lo ngại cho bà bầu, nếu không được thăm khám kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, nếu mẹ bầu thấy mình có vẻ bị một trong những nguyên nhận dưới đây thì nên đi gặp bác sĩ ngay nhé.
Dọa sảy và sảy thai hoặc thai chết lưu
Dấu hiệu nhận biết
Với các mẹ bầu mới mang thai những tháng đầu thì thai nhi rất nhạy cảm vậy nên nếu các mẹ có bầu đau bụng dưới cũng cần cẩn thận xem xét xem có xuất hiện những triệu chứng dưới đây không:
Đau bụng dưới dữ dội hoặc đau từng cơn và ngày một tăng
Ra máu âm đạo
Đi ngoài và buồn nôn
Ra dịch nhầy như bã cà phê
Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng và thậm chí là ngất xỉu
Sốt, ớn lạnh, buồn nôn hay rỉ dịch âm đạo ( dấu hiệu thêm có thể là tình trạng tiền sản giật hoặc thai chết lưu)
Chửa ngoài dạ con
Đây là nguyên nhân xấu mang lại nhiều rủi ro cho mẹ và thai nhi. Nguyên nhân này còn được gọi là mang thai ngoài tử cung, nguyên nhân này xảy ra phổ biến ở mẹ bầu do bị viêm nhiễm đường sinh dục hay bị bất thường ở vòi tử cung.
Dấu hiện nhận biết:
– đau bụng dưới dữ dội hoặc đau từng cơn
– có thể bị chảy máu âm đạo (xuất hiện ở tuần thứ 6 và 10 của thai kì)
Có khối u buồng trứng hoặc viêm ruột thừa
Nguyên nhận này rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và bé nên mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ sớm để sớm phát hiện và có giải pháp thích hợp nhất.
Dấu hiệu nhận biết:
– Đau một bên bụng có thể xảy ra ở bên trái hoặc bên phải
Nhiễm trùng đường tiết liệu
Nguyên nhân này cũng rất nguy hiểm cho mẹ bầu bởi trong thời kì thai kì, mẹ bầu cần tránh rất nhiều loại chất, thuốc chữa bệnh nên mắc phải bệnh này cũng khiến mẹ bầu gặp khó khăn và khiến bệnh ngày càng nặng như có thể tiến triển thành nhiễm trùng ở thận, ảnh hưởng tới thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, vậy nên nếu có dấu hiện nào dưới đây thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị theo lộ trình phù hợp.
Dấu hiệu nhận biết:
Nguyên nhân này cũng rất dễ xảy ra ở bà bầu với những biểu hiện như:
– Tiểu buốt hoặc đau, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu
– Đi tiểu không kiểm soát, nước tiểu có mùi, có mùi hôi hoặc máu
– Bụng dưới bị đau buốt khi tiểu tiện
Nhau bong non
Đây là hiện tượng rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Có bầu đau bụng dưới có thể là do nhau thai bị bong ra khỏi thành tử cung khiến tử cung căng cứng.
Dấu hiệu nhận biết:
– đau tức bụng dưới và xảy ra liên tục
Chuyển dạ, sắp đẻ
Ngoài những nguyên nhân trên thì nguyên nhân cuối cùng này chính là nguyên nhân mà các mẹ bầu đang mang thai tháng cuối mong ngóng.
Cơn đau bụng dưới cũng là biểu hiện của việc chuyển dạ, sắp đẻ, khi đó cơn đau ngày càng tăng, dày hơn và không nghi ngờ gì mà mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ ngay.
Những lời khuyên cho bà bầu để có một thai kì khỏe mạnh
– Có một bác sĩ chuyên khoa sản uy tín để theo dõi, thăm khám và đưa ra lời khuyên cho bạn trong suốt thai kì
– Thiết lập một thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học và đầy đủ dưỡng chất tốt cho cả mẹ và thai nhi.
– Luôn giữ cho cơ thể khỏe khoắn, săn chắc bằng việc tập các bài tập thể dục cho bà bầu, có thể tìm hiểu về lộ trình tập yoga cho bà bầu. Việc này không những mang lại cho mẹ bầu cơ thể khỏe mạnh mà còn giảm thiểu đi các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi trong thai kì.
– Uống đủ nước mỗi ngày, mẹ bầu nên duy trì thói quen bổ sung nước thường xuyên (trung bình 1 ngày khoảng 2 lít nước)
– Tìm hiểu, học hỏi kiến thức về thai kì qua các lớp học, sách vở và bác sĩ để hiểu được nên ăn gì, tránh ăn gì và có chế độ ăn uống ngủ nghỉ, rèn luyện hợp lý.
– Ở giai đoạn đầu của thai kì, theo dõi chặt chẽ chu kì kinh nguyệt để biết được thời điểm rụng trứng và thời gian mang thai, tránh chủ quan gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
– Nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ, tránh các loại hóa dược phẩm ảnh hưởng xấu tới thai nhi
– Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái và tránh công việc nặng nhọc
– Nhanh trí nhận ra các dấu hiệu hoặc biểu hiện bất thường trong thai kì và báo ngay cho bác sĩ
-Nên đi khách định kì thường xuyên, đúng đủ theo từng thời kì của thai nhi và chỉ định của bác sĩ
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin để trả lời cho thắc mắc “có bầu đau bụng dưới có bị làm sao không” của mẹ bầu. Mặc dù vậy, đây chỉ là những thông tin bổ sung cho mẹ bầu hiểu hơn, nếu có các biểu hiện đau bụng dưới khác thường hoặc nghi ngờ có vấn đề thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức, tránh bị kéo theo những hậu quả tệ do chủ quan.
Hy vọng qua đây mẹ bầu có thêm được những thông tin hữu ích cho mình và chúc mẹ bầu có một thai kì khỏe mạnh.
Bài viết tham khảo thêm: