Các món ăn mặn cho bé 3 tuổi tăng cân nhanh vô cùng đa dạng và phong phú. Để giúp mẹ giảm bớt nỗi lo suy nghĩ nên nấu món gì cho con, bài viết dưới đây sẽ bao gồm các món ăn hấp dẫn cùng công thức đơn giản giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển khỏe mạnh.
Bé 3 tuổi sẽ ăn được những thức ăn như thế nào?
Giai đoạn 3 tuổi có thể được coi là giai đoạn bé phát triển cứng cáp. Tại thời điểm này, cơ thể của bé đã trở nên mạnh mẽ hơn, răng và các cơ quan bên trong cơ thể cũng được coi như phát triển hoàn thiện hơn.
Chính vì điều đó, bé có thể ăn được nhiều loại thức ăn, thực phẩm hơn. Tuy vậy, ở thời điểm đầu, có thể bé chưa quen với các món mới nên mẹ cần lựa chọn những món ăn mềm, dễ nhai nuốt và dễ tiêu hóa.
Bác sĩ CK1 Nguyễn Đào Ngọc Loan chia sẻ rằng, ở độ tuổi lên 3, bên cạnh việc ăn đủ 3 bữa chính trong ngày (cơm, cháo, bún,…), mẹ nến bổ sung cho bé thêm từ 2 đến 3 bữa phụ (súp, sữa, trái cây,…).
Về các nguyên tắc dinh dưỡng, ở mỗi bữa ăn, bé nên được ăn đầy đủ các nhóm chất như:
- Chất đạm (cơm, bún, mỳ, ngũ cốc,…)
- Chất béo (dầu thực vật, các món ăn có mỡ động vật)
- Khoáng chất thiết yếu (canxi, kẽm, sắt,…)
- Vitamin (A, B, C, D, K,…)
Các món ăn bao gồm món canh, món ăn mặn cho bé 3 tuổi mẹ cần chú trọng cả về số lượng lẫn chất lượng
Mẹ cần lưu ý những điều sau trước khi chế biến món ăn cho bé
Sau đây là một số lưu ý dành cho mẹ khi chế biến món ăn cho bé, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giúp bé ăn ngon miệng phát triển tốt hơn:
- Phải đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn
- Các dụng cụ dùng trong quá trình chế biến cũng phải được đảm bảo sạch sẽ
- Thực phẩm sống nên chế biến riêng và thực phẩm chính nên chế biến riêng để các vi khuẩn không xâm nhập vào thức ăn
- Không nên hâm đồ ăn cho bé qua lâu vì như vậy sẽ làm mất dinh dưỡng có trong món ăn
- Không nên nêm quá nhiều gia vị cho bé, tăng cường cho bé ăn hơi nhạt
- Hạn chế cho bé ăn phủ ngũ tạng động vật vì chưa rất nhiều cholesterol có thể gây hại trong quá trình phát triển của bé
- Nên hâm cách thủy sữa của bé, hạn chế sử dụng lò vi sóng vì khó nhận biết độ nóng và dễ gây phỏng cho bé
- Nên sử dụng các dụng cụ và đồ đựng đảm bảo chất lượng cho bé
Danh sách 10+ món ăn mặn cho bé 3 tuổi phát triển khỏe mạnh
Các món liên quan đến trứng
Người Việt Nam ta có một suy nghĩ phổ biến rằng, việc ăn 4-5 quả trứng 1 tuần sẽ dẫn đến tình trạng mỡ máu và các vấn đề sức khỏe khác cho cơ thể con người.
Tuy nhiên, thực chất hàm lượng dinh dưỡng có trong một quả trứng không trực tiếp gây ra các vấn đề sức khỏe dù mỗi ngày đều ăn trứng.
Miễn là mẹ cho bé ăn số lượng không vượt quá 300mf cholesterol mỗi ngày thì mỗi ngày ăn một quả trứng sẽ không sao vì trứng là một “viên thuốc” chứa nhiều chất cần thiết cho sự phát triển của bé như Choline, Folate, Sắt, vitamin A,…
Các món ăn mặn cho bé 3 tuổi chế biến từ trứng cũng rất đa dạng và phong phú. 2 món dưới đây với công thức đơn giản sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị đồ ăn cho bé.
Trứng cuộn rau củ
-
Nguyên liệu:
1 quả trứng gà
1/4 củ cà rốt
1/2 củ khoai tây
Dầu ăn, gia vị muối, tiêu, đường, hạt nêm
-
Cách làm:
Cắt nhỏ rau củ.
Đánh tan lòng đỏ trứng trộn chung với rau củ.
Nêm gia vị vừa ăn với bé.
Cho vào chảo chiên hỗn hợp trứng, rau củ, gia vị.
Thấy trứng đã hơi chín, bắt đầu cuộn tròn lại.
Xếp ra dĩa cắt thành từng miếng đảm bảo bé sẽ ăn uống no say mà không thừa lại.
Trứng cút kho nấm
-
Nguyên liệu:
15 quả trứng cút
Vài tai nấm khô mộc nhĩ
Nửa của hành tây
Gia vị gồm hành lá, muối, đường, nước mắm, tiêu
-
Cách làm:
Luộc trứng cút chín và để nguội bóc vỏ.
Ngâm nấm mộc nhĩ với nước ấm cho nở, cắt chân, rửa sạch nấm, cắt nhỏ cho bé vừa ăn
Hành tay cắt múi cau nhỏ.
Cho dầu ăn vào chảo nóng đặt trên bếp, chiên sơ trứng cút cho đến khi thấy bề mặt trứng cút nhăn và ăn hơi dai rồi lấy trứng cút ra.
Cho hành tây và nấm mộc nhĩ vào xào chín, sau đó cho trứng vào.
Nêm gia vị: đường, muối nước mắm hạt nêm vừa khẩu vị ăn của bé.
Thêm một chút nước và đun sôi cho đến khi còn xâm xấp.
Chuẩn bị tắt bếp thì rắc thêm miếng tiêu và nêm lại cho vừa ăn.
Các món liên quan đến thịt gà
Thịt gà là một trong những thực phẩm cung cấp chất đạm dồi dào (protein). Chất đạm là nhóm chất chính có vai trò quan trọng trong việc xây dựng tế bào. Từ đó giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh từ cân nặng, chiều cao cho đến trí não.
Sự thiếu hụt chất đạm có thể khiến trẻ bị các bệnh như suy dinh dưỡng, cơ thể phát triển chậm hơn và hay bị mệt mỏi.
Mẹ nên thay đổi cho bé ăn thịt gà xen kẻ với các món ăn mặn khác nhưng không quá 3 lần/tuần và mỗi lần ăn không quá 100g thịt.
Thịt gà viên rau củ
-
Nguyên liệu:
Thịt gà: 200g
1 quả trứng gà
Rau củ (cà rốt, khoai tây): 100g
Gia vị: nước mắm, muối, tiêu, đường, hạt nêm
-
Cách làm:
Mẹ nên rửa sạch thị gà với nước muối và sau đó lau khô, cắt nhỏ.
Rau củ rửa sạch cắt nhỏ.
Cho thịt gà và rau củ vào máy xay để xay nhuyễn cùng 1 quả trứng, nêm gia vị vào hỗn hợp sao cho vừa với khẩu vị của bé.
Nặn thành những viên thịt gà vừa ăn cho bé.
Đem những viên thịt đi hấp cách thủy.
Sau đó xếp ra dĩa cho bé dùng. Với định lượng trên, bé có thể ăn được 2 lần. Nếu còn dư, nên cho hỗn hợp bảo quản lạnh có thể ăn được trong ngày.
Đây là một món ăn mặn cho bé 3 tuổi vô cùng thơm ngon. Thay vì hấp, mẹ cũng có thể chiên lên cho bé. Bé sẽ rất thích món này.
Thịt gà rim nước tương
-
Nguyên liệu:
Thịt gà (ức gà hoặc đùi gà): 200g
Tỏi, hành tím
Gia vị: nước tương, nước mắm, nước cốt chánh, mật ong
-
Cách làm:
Mẹ rửa thịt gà sạch và để ráo nước.
Băm nhỏ hành tím và tỏi cho vào chén. Thêm 1 muỗng canh nước tương, 1 xíu nước mắm, 1/2 muỗng canh mật ong, 1/3 muỗng canh nước cốt chanh.
Ướp thịt gà cùng hỗn hợp gia vị trong vòng 30 phút.
Chảo nóng thêm dầu vào phi thơm tỏi băm và hành băm.
Cho gà vào áp chảo cho chín, sau đó đổ hỗn hợp nước ướp vào rim chung với gà cho đến khi sệt lại.
Rải thêm 1 chút tiêu và tắt bếp. Mẹ cho bé dùng chung với cơm trắng sẽ rất đưa cơm.
Thịt gà sốt cam
-
Nguyên liệu:
Thịt gà không xương: 200g
1 quả trứng gà
20 gam bột bắp
1 quả cam
Tỏi băm
Gia vị: nước mắm, đường
-
Cách làm:
Rửa sạch thịt gà và cắt miếng nhỏ vừa ăn.
Đánh trứng và trộn chung với bột bắp và một ít nước mắm.
Ướp gà cùng hỗn hợp tầm 20 phút.
Đổ dầu vào chảo nóng, cho gà vào chiên cho đến khi vàng và vớt ra.
Cam lấy nước cốt , cho thêm 1 chút nước mắm nêm nếm cho vừa ăn và cho bột bắp đánh tan hoàn toàn.
Phi thơm tỏi băm và cho hỗn hợp sốt cam vào đun lửa nhỏ, cho gà chiên vài và đun đến khi hỗn hợp sền sệt lại là được.
Các món liên quan đến thịt heo
Giống như các loại thịt khác, thành phần dinh dưỡng lớn nhất có trong thịt heo là chất đạm (protein). Hàm lượng protein có trong thịt heo nạc có thể lên đến 89% nên thịt heo được xem là một trong những nguồn cung cấp giàu chất đạm nhất..
Thịt heo còn chứa tới 9 loại axit amin thiết yếu cho sự phát triển và duy trì hoạt động của cơ thể người. Thực tế, thịt heo là một trong những loại thực phẩm cung cấp nguồn chất đạm hoàn chỉnh nhất..
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout, vấn đề liên quan đến tim mạch, béo phì,… Vì vậy mẹ nên cho bé ăn kèm với các loại rau củ cung cấp chất xơ và khuyến khích bé vận động để đảm bảo sức khỏe nhé.
Thịt viên sốt cà
-
Nguyên liệu:
Thịt heo bầm: 300g
Cà chua chín: 3 trái
1 tai nấm mộc nhĩ
1 nhánh hành lá
Hành tím
Gia vị: Tiêu, hạt nêm, nước mắm, đường
-
Cách làm:
Ngâm nấm mộc nhĩ bằng nước ấm cho nở sau đó rửa sạch và băm nhuyễn.
Trộn thịt bằm chung với nấm mộc nhĩ đã băm nhuyễn, nêm nếm gia vị sao cho hợp với khẩu vị của bé, ướp 30 phút và vo viên thành những viên thịt vừa ăn.
Cà chua luộc sơ để dễ lột, sau đó băm nhỏ cà chua.
Cho dầu vào chảo nóng phi thơm hành tím băm, chiên sơ viên thịt và vớt ra.
Cho cà chua băm vào chảo, nêm nếm gia vị, khi cà chua đã sôi lên thì cho thị viên vào nấu lửa nhỏ cho đến khi nước sốt sền sệt.
Trong lúc đợi sốt sệt, nên lật viên thịt để sốt thấm đều hơn.
Món này mẹ cho bé dùng chung với cơm, đảm bảo bé sẽ ăn rất giỏi.
Thịt bằm xào su su cà rốt
-
Nguyên liệu:
Thịt heo bằm: 100g
1/3 củ cà rốt
1/3 củ su su
Gia vị: nước mắm, muối, đường, hạt nêm, tiêu
Tỏi băm
-
Cách làm:
Su su và cà rốt rửa sạch, bào vỏ, cắt sợi vừa ăn cho bé.
Đổ dầu vào chảo nóng, phi thơm tỏi băm và xào chín thịt băm.
Nêm nếm gia vị sao cho hợp với khẩu vị của bé.
Sau đó cho su su vào cà rốt vào xào chín.
Trước khi tắt bếp, nêm nếm lại cho vừa ăn, rắc chút tiêu.
Món này vừa bổ sung chất xơ có trong rau củ cho bé vừa bổ sung chất đạm có trong thịt heo, đầy đủ dưỡng chất dành cho bé.
Các món liên quan đến thịt bò
Trong 100g thịt bò có đến 28g đạm và nhiều vitamin thiết yếu như B12, B6. Bên cạnh đó, thịt bò còn chứa rất nhiều loại khoáng chất, nhất là sắt, kali, kẽm,…
Thịt bò giúp tăng cường khả năng vận động ở trẻ, nâng cao đề kháng chống lại bệnh tật. Sau khi bé chơi đùa mệt mỏi, những món ăn thơm ngon từ thịt bò sẽ giúp bé phục hồi sức lực cơ thể nhanh chóng.
Bên cạnh đó, tùy theo cách chế biến mà thịt bò sẽ mang lại các giá trị dinh dưỡng khác nhau. Sau đây là 2 món thịt bò mẹ có thể dễ dàng chuẩn bị cho bé.
Thịt bò xào giá hẹ
-
Nguyên liệu:
Thịt bò: 200g
Hẹ, giá: 50g
Tỏi băm
Gia vị: nước mắm, tiêu, đường, muối
-
Cách làm:
Thịt bò rửa sạch, cắt mỏng vừa ăn cho bé.
Ướp thịt bò với một chút tỏi băm, muối, tiêu, nước tương trong khoảng 20 phút.
Giá, hẹ rửa sạch, để ráo nước.
Đổ dầu vào chảo nóng, phi thơm tỏi sau đó bỏ thịt bò vào xào cho đến khi thấy cạnh hơi cháy xém.
Sau đó bỏ giá hẹ vào xào sơ .
Trước khi tắt bếp nêm nếm lại cho vừa ăn và rắc chút tiêu.
Đây là món ăn lạ miệng đối với bé vì sẽ có chút vị hăng của giá và hẹ. Bé sẽ thích thú nếu được ăn món lạ miệng như vậy.
Thịt bò hấp bí đỏ và hành tây
-
Nguyên liệu:
Thịt nạc bò: 300g
Bí đỏ: 200g
Bột bắp
Hành tây cắt múi cau nhỏ
Gừng băm, tỏi băm, hành tím băm
Rau mùi
Gia vị: nước tương, dầu mè, hạt nêm, tiêu
-
Cách làm:
Thịt bò rửa sạch rồi thái mỏng.
Sau đó ướp cùng với hạt nêm, tiêu, đường, nước tương, tỏi băm, gừng băm, hành tím băm, một chút bột bắp, tất cả trộn đều ướp trong 20 phút.
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt mỏng và xếp vào tô sứ hoặc tô thủy tinh.
Xếp tiếp hành tây và thịt bò đã ướp gia vị lên trên, hấp cách thủy trong vòng 30 phút.
Sau đó, làm nóng 1 chút dầu và phi tỏi băm. Khi dầu sôi đổ lên bề mặt thịt bò, hành tây, bí đỏ vừa hấp.
Sau đỏ rắc rau mùi lên và tắt bếp. Khi ăn sẽ trộn đều lên.
Món ăn này có vị ngọt tự nhiên của bí và hành tây, thêm vào mùi rau mùi sẽ kích thích vị giác giúp bé ăn ngon.
Món ăn liên quan đến cá thu
Cá thu có chứa thành phần Omega-3 và DHS đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sản sinh ra các chất dẫn truyền thần kinh và các tế bào trong não bộ. Ăn cá thu sẽ giúp bé tăng cường khả năng ghi nhớ và tập trung. Từ đó bé sẽ ham học hỏi và tư duy nhạy bén hơn.
Cá thu được ví như sản phẩm tổng hợp của các khoáng chất và vitamin thiết yếu như canxi, kẽm, vitamin A, D,…cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra cá thu còn rất nhiều lợi ích khác như tốt cho tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch nên mẹ hãy cho bé ăn thêm cá thu nhé.
Chả cá thu chiên
-
Nguyên liệu:
Chả cá thu: 100g
Giò sống: 20g
Hành tím băm
Gia vị: muối, tiêu, đường, nước mắm
-
Cách làm:
Chả cá trộn đều với giò sống, hành tím băm, gia vị nêm nếm hợp với khẩu vị của bé.
Quết đều trong vòng 20 phút cho hỗn hợp dai hơn.
Đổ dầu vào chảo nóng, mẹ có thể vo viên hoặc tạo hình thành từng miếng nhỏ phù hợp với bé, chiên vàng đều các mặt.
Khi chả cá đã vàng đều, vớt ra để ráo dầu.
Mẹ có thể cho bé dùng với tương cà và ăn cùng với các món rau sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Kết luận:
Với danh sách các món ăn mặn dành cho bé 3 tuổi này, mẹ sẽ dễ dàng chuẩn bị các những bữa ăn thơm ngon và đầy đủ sức khỏe dành cho trẻ. Chúc các mẹ thành công!
Xem thêm bài viết về 5 Công thức nấu món mặn cho bé 3 tuổi Tại đây