Mách Mẹ 8 Cách Giúp Bé Tăng Cân Sau Ốm

Mách Mẹ 8 Cách Giúp Bé Tăng Sau Ốm

Việc chăm sóc để giúp bé tăng cân sau ốm một cách hợp lý sẽ giúp bé mau chóng hồi phục và vui khỏe như mọi ngày. Vậy, các mẹ phải làm thế nào để con trẻ phát triển bình thường trở lại?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ 8 cách giúp bé tăng cân sau ốm, giúp bé nhà bạn mau chóng hồi phục sau mỗi lần ốm nhé!

Mách Mẹ 8 Cách Giúp Bé Tăng Cân Sau Ốm

Những mách nhỏ sau đây sẽ giúp mẹ chăm sóc bé sau ốm tốt hơn

Sức khỏe của bé như thế nào sau ốm?

Khi mới khỏi bệnh, sức đề kháng của bé sẽ yếu hơn ngày thường. Lúc này, khả năng cao bé sẽ tái bệnh hoặc những căn bệnh khác dễ xâm nhập tổn hại đến sức khỏe.

Những biểu hiện thường thấy ở bé sau ốm:

  • Sụt cân
  • Da dẻ xanh xao
  • Không có cảm giác thèm ăn
  • Ăn uống không ngon miệng
  • Lười vận động

Chính vì điều đó, việc hiểu rõ trạng thái sức khỏe của bé sẽ giúp mẹ an tâm hơn. Từ đó, mẹ sẽ thực hiện đúng cách những bí quyết giúp bé khỏe mạnh tăng cân sau ốm phù hợp nhất.

8 cách giúp bé tăng cân sau ốm

Nên cho bé uống nhiều nước

Nước chiếm 70% khối lượng của cơ thể. Trẻ con khi ốm thường hay mắc các bệnh như sốt, tiêu chảy. Đó là những căn bệnh dễ làm cho bé mất đi 1 lượng nước lớn, làm chậm quá trình trau đổi chất cản trở bé bình phục nhanh.

Do đó, việc bổ sung đủ nước giúp bé bù nước nhanh chóng cho cơ thể là cô cùng cần thiết. Khi được cung cấp đủ nước, hệ đề kháng của bé sẽ khỏe hơn, giúp tiêu hóa tốt hơn.

Mách Mẹ 8 Cách Giúp Bé Tăng Cân

Tăng cường cho bé uống nhiều nước sau khi ốm dậy

Mẹ có thể kết hợp việc uống nước  sạch xen kẽ với sữa và nước ép hoa quả sẽ giúp bé đỡ nhàm chán và kích thích vị giác.

Bên cạnh đó, đối với các bé có những vấn đề về hô hấp như sổ mũi, viêm xoang, nên bù đủ nước để đường hô hấp thông thoáng hơn.

Ba mẹ không nên cho trẻ uống thuốc bừa bãi

Các mẹ nên biết ràng, những loại thuốc trị cảm lạnh, cảm cúm thông thường sẽ không tốt cho các bé dưới 4 tuổi dù trên nhãn ghi chú có thể dùng được cho bé.

Thường thì các mẹ sẽ có tâm lý rằng phải cho bé uống kháng sinh để mau bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên, kháng sinh chỉ có tác dụng cho các bệnh lý do vi khuẩn gây nên.

Vì vậy, khi bé mắc các các bệnh như sốt siêu vi, tiêu chảy,… thì mẹ không nên cho bé uống kháng sinh. Kháng sinh không những diệt được vi khuẩn mà còn diệt luôn cả các loại lợi khuẩn khác nếu sử dụng nhiều và không cần thiết.

Cách Giúp Bé Tăng Cân Sau Ốm

Không nên tùy tiện cho bé uống thuốc

Mẹ và ba nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ hơn về ích lợi cũng như tác dụng phụ (nếu có) nếu muốn cho bé uống thêm kháng sinh trong quá trình bình phục.

Bên cạnh đó, thay vì cho bé dùng các dạng dược phẩm bổ sung được bán trong các tiệm thuốc, mẹ nên cho bé ăn uống đầy đủ đa dạng các nhóm chất để bé dần bình phục và giúp bé tăng cân sau ốm.

Nên cho bé ăn 4-5 bữa nhỏ thay vì bữa lớn trong ngày

Sức khỏe của bé sẽ chưa hoàn toàn hồi phục khi vừa mới khỏi ốm, thường thì bé sẽ có biểu hiện chán ăn. Vì vậy, thay vì mẹ cho bé ăn 3 bữa chính như trước, mẹ nên chia nhỏ thành 4-5 bữa trong ngày.

Giai đoạn tuổi còn nhỏ, bé thường hay “sợ” việc ăn uống. Việc các mẹ chia 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp bé đỡ sợ hơn và cải thiện dần dần hệ tiêu hóa của bé, giúp bé hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

Bên cạnh đó, mẹ và ba nên tăng số bữa phụ lên để giúp bé bổ sung dinh dưỡng để hoạt động vui chơi cả ngày, quan trọng hơn là việc này sẽ giúp bé tăng cân sau ốm.

Bé Tăng Cân Sau Ốm

Bữa phụ của trẻ có thể là các loại thức ăn sau:

  • Sữa: sữa tươi, sữa hạt (tùy vào từng độ tuổi mẹ nên cho bé bổ sung lượng bao nhiêu)
  • Trái cây: trái cây tươi, nước ép hoa quả, sinh tố,…
  • Các loại bánh ngũ cốc dinh dưỡng (độ tuổi khác nhau ăn lượng khác nhau)

Một số món ăn bữa phụ mẹ có thể dễ dàng làm cho bé

Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé ăn bữa phụ cách bữa chính khoảng 2 giờ đến 3 giờ để hệ tiêu hóa của bé có thời gian nghỉ ngơi để sau đó hoạt động hiệu quả hơn.

Nên cho bé ăn những món ăn dễ tiêu

Đây là một trong những “nguyên tắc vàng” mà mẹ và ba nên lưu ý nếu như muốn giúp bé tăng cân sau ốm.

Sau mỗi đợt ốm, triệu chứng mệt mỏi và biếng ăn ở bé sẽ được thể hiện rõ. Khi gặp những món ăn quá cứng, khô hay khó nuốt sẽ khiến bé càng khó chịu hơn.

Những món ăn dễ tiêu mẹ và ba có thể dễ dàng nấu cho bé như:

  • Cháo: Cháo bí đỏ, cháo thịt xay nát,…
  • Súp: Súp trứng, súp gà xay nhuyễn,…
  • Canh: canh bí xanh, xanh bí đỏ,…

 Bé Tăng Cân Sau Ốm

Một số món cháo dinh dưỡng giúp bé tăng cân sau ốm

Bên cạnh đó, trong quá trình chế biến, me nên bổ sung thêm một muỗng dầu ăn dinh dưỡng cho bé chiết xuất từ cá hồi, quả o-liu,… để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, không nên cho quá nhiều sẽ khiến bé bị đầy bụng.

Nên làm những món ăn dựa vào sở thích của bé

Bé thích ăn những gì bé thích thôi, khi vừa khỏi ốm thì lại càng như vậy. Nắm được tâm lý đó, mẹ nên chuẩn bị cho bé những món ăn theo sở thích của bé để giúp bé hứng thú hơn trong bữa ăn.

Khi bé thích, bé sẽ ăn nhiều, đồng nghĩa với việc mẹ sẽ có thể giúp bé tăng cân sau ốm một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, mẹ cần chọn lọc sao cho những món ăn đó vừa lành mạnh, vừa tốt cho sức khỏe nhưng vẫn theo sở thích của bé.

 8 Cách Giúp Bé Tăng Cân Sau Ốm

Mẹ có thể sáng tạo để kích thích bé ăn nhiều hơn đồng thời thêm vào một số món bé thích nhưng vẫn lành mạnh và đầy đủ chất

Có nhiều bé “dễ tính” nhưng cũng có nhiều bé “khó tính”. Khi gặp bé “khó tính” ba mẹ không nên bắt éo bé ăn những món mà ba mẹ cho là “bổ dưỡng” nhưng bé không thích thú.

Thay vì bắt ép bé ăn cơm, cháo, ba mẹ nên thay đổi đa dạng các loại thực phẩm khác nhau cùng cách chế biến khác nhau như bún, mỳ, phở,… sao cho bé có thể thích thú hơn với bữa ăn và ăn ngon miệng.

Bổ sung cho bé các nhóm chất cần thiết để hỗ trợ giúp bé tăng cân sau ốm

Các loại thực phẩm đa dạng chứa nhiều chất đạm, vitamin và các loại khoáng chất rất cần thiết cho bé để bù đắp dinh dưỡng đã bị “hao hụt” sau đợt ốm.

Các nhóm chất cần bổ sung cho bé để giúp bé tăng cân sau ốm:

Chất đạm

Chất đạm đóng vai trò vô cùng quan trọng cho cơ thể. Đây là nhóm chất cơ thể cần để xây dựng và duy trì hoạt động cho các cơ quan cơ thể như da, xương, cơ bắp, máu,…

Đây cũng là nguồn cung năng lượng, đồng thời tạo ra các men và hormons, điều hòa các hoạt động của cơ thể. Chất đạm (Protein) còn giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại bệnh tật, đặt biệt quan trọng cho bé sau khi ốm dậy.

Nên cho bé ăn những thực phẩm giàu chất đạm như:

  • Thịt đỏ: thịt heo, thịt bò,…
  • Thịt trắng: thịt gà, thịt vịt,…
  • Cá, tôm, cua,…
  • Các loại đậu: đậu xanh, đậu đen,…
  • Các chế phẩm từ đậu: đậu hủ, sữa đậu nành, sữa đậu xanh,…

Cách Giúp Bé Tăng Cân

Nguồn chất đạm đa dạng từ thịt, cá, trứng, sữa

Ngoài ra, mẹ nên chế biến thành các món ăn đa dạng khác nhau để kích thích bé ăn uống và giúp bé tăng cân sau ốm.

Khoáng chất thiết yếu và vitamin

Việc bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho bé sau ốm là vô cùng quan trọng. Tăng sức đề kháng cho bé để khỏi bệnh hoàn toàn là điều mẹ nên làm nếu muốn giúp bé tăng cân sau ốm.

Mách Mẹ 8 Cách Giúp Bé Tăng

Các loại hoa quả và rau củ chứa nhiều chất xơ tăng cường hệ miễn dịch

Các khoáng chất như sắt, ma-giê, kẽm,… và các vitamins như vitamin A, B,E,… có nhiều trong các loại thực phẩm giàu chất xơ. Ví dụ:

  • Cà chua: Chứa nhiều vitamin A,C,B1, chất sắt và các dưỡng chất thiết yếu khác
  • Khoai lang: Chứa các vitamin quan trọng như vitamin A,B,C
  • Cà rốt: Giàu khoáng chất Kali, các vitamin như A,C
  • Bông cải xanh: Gấp đôi các loại vitamin so với cam như vitamin A, B9, C
  • Đu đủ: Chứa các khoáng chất như Kali, Canxi và vitamin như A, B, K

 Men vi sinh

Men vi sinh chứa các vi chất hỗ trợ tối đa cho hệ tiêu hóa của bé, đặc biệt là sau khi khỏi bệnh. Chúng sẽ kích thích các enzyme có trong dạ dày hoạt động tốt hơn.

Từ đó, sẽ kích thích các bé thèm ăn và làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng có trong thức ăn, giúp bé tăng cân sau ốm một cách dễ dàng.

Men vi sinh thường có trong các chế phẩm từ sữa như sữa chua, sữa bơ, đậu nành lên men, một số loại phô mai…

p Bé Tăng Cân

Sữa chua chứa nhiều men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa của em trong quá trình hồi phục

Cho bé ngủ đủ giấc

Việc bé có ngủ ngon và ngủ đủ giấc là điều kiện để não bộ và cơ bắp và nâng cao khả năng miễn dịch, nhanh chóng giúp bé tăng cân sau ốm.

Mẹ và ba nên tập cho bé từ nhỏ ý thức về tầm quan trọng của giấc ngủ bằng cách ngủ đúng giờ và đi ngủ đúng giờ, vừa giúp bé có sức khỏe tốt và nâng cao tinh thần tự giác.

Trong thời gian bị ốm, bé sẽ ngủ không được ngon giấc, hay chấp chờ và thức dậy nửa đêm. Vì thế, nếu muốn bé nhanh khỏi bệnh và giúp bé tăng cân sau ốm, mẹ và ba nên đảm bé sẽ ngủ đủ giấc.

Khuyến khích bé vận động thường xuyên

Cho bé vận động là một trong những cách giúp bé tăng cân sau ốm. Mẹ và ba đừng sợ bé sẽ bị mệt nếu vận động mà cho bé nằm một chỗ nhé.

Nên khuyến khích bé vận động trước bữa ăn tầm 30 phút đến  1 tiếng để kích thích các cơ quan tiêu hóa hoạt động hiệu quả nhất. Hơn nữa, nên cho bé vui đùa cùng các bạn nhỏ đồng trang lứa hay cho bé đi dộ, đạp xe,…

Phụ huynh nên khuyến khích bé vui đùa cùng bạn bè để tinh thần luôn vui vẻ

Vận động nhẹ nhàng và thường xuyên sau khi hết bệnh sẽ giúp bé ăn uống ngon miệng hơn, hấp thụ nhiều dưỡng chất tốt hơn, nâng cao hệ miễn dịch. Từ đó, giúp bé tăng cân sau ốm hiệu quả hơn.

Kết luận

Với những phương pháp trên, mẹ sẽ không còn lo lắng làm thế nào để giúp bé tăng cân sau ốm. Khi được chăm sóc đầy đủ và đúng cách, bé sẽ mau hết bệnh và phát triển bình thường trở lại. Chúc các mẹ thành công nhé.

Xem thêm bài viết về 5 Công thức nấu món mặn cho bé 3 tuổi Tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *