“Sữa mẹ – là sữa tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”.
Ngay từ khi sinh ra thì các bé đã được làm quen với việc bú sữa mẹ, vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu ở giai đoạn mà bé mới chào đời.
Khi bé đã quen dần với việc bú sữa mẹ thì rất khó để bé có thể tách rời khỏi ti mẹ.
Tất nhiên, không khuyến khích các bà mẹ tập cho con bú bình từ quá sớm, nhưng nếu điều kiện không cho phép chẳng hạn như sữa mẹ tiết ra không đủ để đáp ứng nhu cầu của con hoặc mẹ phải bận đi làm,… thì người mẹ bắt buộc phải dùng đên biện pháp cai ti mẹ “bán phần”.
Để giúp bé có thể chuyển từ giai đoạn bú ti mẹ sang giai đoạn bú ti bình thì cần phải có cả một quá trình kiên trì của người mẹ.
Trong quá trình cai sữa cho bé, không nên thực hiện một cách quá đột ngột, mà người mẹ cần phải dành ra cả một khoảng thời gian dài mới có thể làm cho con thoát ra khỏi ti mẹ.
Vậy nên tập cho bé bú bình trong bao lâu thì hiệu quả ?
Làm cách nào khi bé không chịu bú bình ?
Làm sao để có thể tập cho bé bú bình một cách nhanh nhất ?
Dưới đây là một vài những chia sẻ về cách tập cho bé bú bình mà người mẹ cần biết. Những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bà mẹ trong quá trình “cai ti mẹ” cho con em mình.
NÊN TẬP CHO BÉ BÚ BÌNH KHI NÀO ?
Việc tập cho bé bú bình không nên bắt đầu ở thời điểm quá sớm.
Nên cân nhắc để lựa chọn thời điểm thích hợp. Thông thường, mốc thời gian được chọn để tập cho bé bú bình là khi bé được tầm 2 đến 3 tháng tuổi.
Tại sao lại lựa chọn mốc thời gian khi bé được 2 đến 3 tháng tuổi ?
Vì ở thời điểm này bé đã có khả năng nhận thức được sở thích của mình cũng như cảm nhận được mật độ mềm hay cứng của núm vú giả.
Tuy nhiên, vào giai đoạn này không nên cho bé bú bình hoàn toàn mà phải xen kẽ với việc bú ti mẹ.
TƯ THẾ KHI TẬP CHO BÉ BÚ BÌNH
Lựa chọn tư thế đúng cũng là một trong những điều quan trọng góp phần giúp cho quá trình “tập bé bú bình” diễn ra một cách thuận lợi.
Vậy như thế nào mới được gọi là tư thế đúng ?
Tư thế đúng là tư thế tạo sự thoải mái cho người thực hiện.
Tốt nhất nên ngồi trên một cái ghế có điểm tựa để nâng bé trên tay một cách dễ dàng.
Khi nâng bé thì nên để bé ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, chú ý phần đầu của bé nhiều hơn, dùng tay đỡ nhẹ đầu để tránh việc để bé nằm ngửa dễ gây sặc sữa.
TẬP CHO BÉ BÚ BÌNH LÚC THỨC
Tập cho bé bú bình vào lúc bé còn thức tức là để cho bé đói một khoảng thời gian trong ngày, khi đói ngay lập tức bé sẽ đòi bú, đưa bình bú cho bé mà bé đẩy ra thì mẹ nên đợi tiếp đợt sau.
Quá trình “cai ti mẹ” cho bé cần phải diễn ra từ từ, không nên cai một cách đột ngột.
Trong ngày đầu tiên, khi bắt đầu tập cho bé bú bình, sẽ rất khó để bé có thể chấp nhận được việc bú ti bình sau một chuỗi thời gian dài bú ti mẹ.
Việc chuyển từ ti mẹ sang ti bình vốn dĩ đã rất khó để bé có thể làm quen.
Chính vì vậy trong những ngày đầu khi tập cho bé bú bình thì không nên dùng sữa pha công thức ngay.
Khuyến khích các mẹ nên vắt sữa của chính mình để khi bé ngậm ti bình nhưng vẫn còn cảm nhận được mùi sữa của mẹ.
Khi tập cho bé bú bình vào lúc thức cần có sự hỗ trợ của chồng hoặc các bà. Nên nhờ một người khác đưa bình bú cho bé lúc bé còn tỉnh táo để bé không đòi được ti mẹ.
1. Tập cho bé bú bình lúc thức trong ngày đầu tiên
Bắt đầu để cho bé nhịn đói từ lúc 6 giờ sáng, với chu kì cách 3 giờ thì cho bé bú một lần, nếu bé đẩy ra thì đợi thêm tầm 5 phút nữa rồi đưa vào lại.
Nếu bé vẫn tiếp tục từ chối thì cho nhịn thêm tầm 2 – 3 tiếng nữa.
Cứ thế mà tăng dần cấp độ cho bé nhịn đói.
Tổng thời gian bé nhịn đói được tầm 14 – 15 tiếng. Sau một khoảng thời gian nhịn đói thì bé sẽ ngậm thử rồi mút được vài ba cái và bú được tầm 30ml.
2. Tập cho bé bú bình lúc thức trong ngày thứ 2
Sau ngày thứ nhất, nhiều trẻ sẽ quấy khóc dữ dội vì cảm thấy không quen khi ngậm ti bình.
Tiếp tục ngày thứ 2 vẫn cho bé nhịn như ngày thứ nhất.
Nếu ngày đầu bé nhịn được từ 14 – 15 tiếng thì ngày thứ 2 có khả năng sẽ giảm còn tầm 13 tiếng.
Khi bé nhịn trong khoảng thời gian là 13 tiếng như vậy thì dạ dày sẽ kích thích, bé sẽ bú lót dạ được khoảng 60ml là cùng.
3. Tập cho bé bú bình lúc thức trong ngày thứ 3
Bây giờ là ngày thứ 3, bé đã làm quen được với ti bình hơn 2 ngày đầu.
Vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy thì cho bé bú được 60ml.
Cách 3 tiếng sau thì bé đã chịu bú gấp đôi lần đầu, lượng sữa đưa vào được 120ml.
Với chu kì là 3 tiếng cho bé bú một lần, số lượng sữa cũng dần được thay đổi.
TẬP CHO BÉ BÚ BÌNH KHI MẸ ĐI LÀM
1. Tạo một lớp vỏ bọc ngụy trang cho ti mẹ
Dùng thuốc đắng có chất cloxit để bôi quanh vùng ti mẹ, tạo cho bé cảm giác đắng miệng khi ngậm. Thuốc bôi phải đảm bảo an toàn cho bé.
Dùng thuốc bôi đều đặn, thực hiện hằng ngày để bé có thể thoát khỏi ti mẹ.
Hoặc dùng một chất mực để vẽ lên bầu sữa, tạo ra những hình thù quái dị mà khi nhìn bé sẽ cảm thấy sợ.
Khi bé đã dần e dè với ti mẹ thì nhanh trí dẫn dắt bé làm quen với một loại ti mới đó là “ti bình”.
2. Vắt sữa mẹ cho vào trong bình bú
Những ngày đầu, bé không thể nào tiếp nhận mùi của sữa công thức ngay và luôn được.
Nên các bà mẹ chịu khó vắt sữa ra bình để khi cho bé bú thì mùi sữa mẹ vẫn còn trong cảm nhận của bé. Bé sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ khi bú.
Sau nhiều lần như vậy, khi bé đã quen với việc bú bình thì các mẹ mới bắt đầu chuyển đổi những vị sữa khác nhau.
- Giảm mức độ âu yếm khi cho con bú
Tất nhiên, trong những ngày đầu khi tập cho bé bú bình thì mẹ vẫn nên đan xen thêm những lần bú ti mẹ.
Trong quá trình cho bé nằm trên bầu sữa của người mẹ, thì không nên vuốt ve, dỗ dành như lúc đầu bú sữa mẹ.
“Mặt lạnh như băng” là điều mẹ cần làm lúc này để bé giảm bớt đi số lần nhõng nhẽo đòi ti mẹ.
4. Dùng ti “pha-ke” tương đồng với ti mẹ
Ti “pha-ke” ở đây có nghĩa là dùng núm vú giả thay cho ti mẹ.
Khi chọn núm vú thì cần chọn núm có chất liệu mềm mại, kích thước vừa so với miệng bé và đảm bảo nguồn gốc rõ ràng.
5. Chớp lấy đúng thời cơ
Nên cho bé ngậm ti bình vào những lúc bé đang lơ mơ ngủ.
Khi đang trong tình trạng buồn ngủ bé sẽ thèm mút ti, phản xạ mút dần tăng cao nên việc ngậm ti bình là điều khá là dễ dàng ở thời điểm này.
6. Cho bé bú gián tiếp bởi một người khác
Việc tránh để bé nhìn thấy mẹ là điều cần thiết trong quá trình cai sữa.
Khi nhìn thấy mẹ thì bé sẽ làm nũng, và nhớ đến bầu sữa của mẹ. Điều này sẽ phần nào cản trở việc tập bú bình của bé.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TẬP CHO BÉ BÚ BÌNH
Tuyệt đối không nên cho bé ngậm ti bình ở thời điểm trước 6 tuần tuổi.
Không nên để cho bé có ấn tượng xấu đối với bình bú.
Không nên thúc ép hay bắt buộc bé phải ngậm ti bình vì sẽ tạo cho be cảm giác sợ bình bú.
Nên lựa chọn thời điểm thích hợp để cho bé ngậm ti bình.
Chọn bình bú có nguồn gốc an toàn, đảm bảo vệ sinh.
Chọn núm vú mềm mại, có hình dáng giống ti mẹ thì càng tốt.
Tránh cho trẻ bú ở tư thế nằm vì sẽ dễ rơi vào tình trạng sặc sữa.
Những lần bé bú tiếp theo phải đảm bảo tất cả dụng cụ đã được tiệt khuẩn.
Khi đã quyết định cho bé tập bú bình thì phải kiên trì, không nên bỏ cuộc sớm.
MỘT SỐ SẢN PHẨM CẦN THIẾT KHI TẬP CHO BÉ BÚ BÌNH
Bình sữa thủy tinh AVENT
Với cổ bình được thiết kế rộng thuận lợi cho việc vệ sinh.
Kết cấu đơn giản, dễ lắp ráp.
Núm vú mềm mại, có 7 kích cỡ khác nhau để dễ dàng thay đổi.
Có thể tham khảo tại đây.
Bình sữa MOYUUM
Với thiết kế gọn nhẹ và tránh bị rơi khi cầm, có van lưu thông tránh tình trạng sặc sữa.
Núm vú với chất liệu mềm mại, nhẵn không khác gì ti mẹ.
Có thể tham khảo tại đây.
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI TẬP CHO BÉ BÚ BÌNH
Nhiệt độ của bình sữa khi cho trẻ bú là bao nhiêu ? Làm sao để biết được nhiệt độ của sữa ?
Trước khi cho trẻ bú thì các mẹ nên kiểm tra lại nhiệt độ sữa có trong bình.
Kiểm tra bằng cách là cho một vài giọt sữa vào cổ tay để cảm nhận được độ nóng lạnh của sữa.
Khi đã đảm bảo nhiệt độ vừa đủ không quá nóng đối với bé, thì ngay lập tức cho bé ngậm mút thử.
Khi cho bé bú thì nên hâm nóng sữa ở nhiệt độ là 37 độ C.
Làm cách nào để có thể chọn bình bú phù hợp cho bé ?
Trẻ dưới 3 tháng tuổi thì nên chọn bình có dung tích từ 50 – 120ml.
Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi thì nên chọn bình có dung tích từ 100 – 150 ml.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên thì nên chọn bình có dung tích từ 225 – 255ml.
Làm sao chọn được kích thước núm vú phù hợp với miệng bé ?
Dựa theo độ tuổi để xác định kích thước của núm vú.
Trẻ ở độ tuổi từ 0 – 3 tháng tuổi nên sử dụng núm vú có kích thước bé nhất là size S. Tốc độ chảy sữa chậm nhất vì chỉ có 1 lỗ nhỏ trên đầu núm.
Trẻ ở độ tuổi từ 3 – 6 tháng tuổi thì sẽ phù hợp với loại núm vú có kích thước vừa là size M. Tốc độ chảy sữa sẽ nhanh hơn so với núm vú size S vì nó có tận 2 lỗ trên đầu núm.
Trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng trở lên thì phản xạ hút của bé cũng tăng dần nên phù hợp với loại núm vú size L. Tốc độ chảy sữa sẽ rất nhanh để đáp ứng được nhu cầu của bé.
Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt cho vào bình như thế nào là hợp lí ?
Trong điều kiện nhiệt độ từ 25 – 35 độ C thì sữa mẹ sẽ có hạn sử dụng từ 6 – 8 giờ.
Khi để sữa mẹ trong ngăn mát của tủ lạnh với nhiệt độ là 4 độ C thì sẽ lưu giữ được tối đa 5 ngày.
Khi để sữa mẹ trong ngăn đá thì khả năng lưu giữ là tầm 3 tháng.
Sữa công thức sau khi pha sẽ giữ được trong bao lâu ?
Sữa pha theo công thức sẽ được lưu giữ trong thời gian không quá 2 giờ.
Nếu để sữa trong ngăn mát của tủ lạnh thì sẽ lưu giữ được trong 24 giờ.
LỜI KẾT
Tập cho bé bú bình là giai đoạn được xem là khó khăn mà bất cứ người mẹ nào cũng phải trải qua.
Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp ích được một phần nào đó cho các bà mẹ đang có con trong thời kì chuyển từ ti mẹ sang ti bình.