Thiếu sắt là một triệu chứng rất phổ biến ở trẻ nhỏ từ 1 – 2 tuổi. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí não và thể chất của trẻ sau này. Đặc biệt, nó có thể dẫn đến rối loạn tâm thần và vận động. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em và làm sao để biết trẻ nhà mình có bị thiếu sắt hay không? Để có câu trả lời, hãy tham khảo bài viết sau nhé.
Tình trạng thiếu sắt ở trẻ nhỏ 1 đến 2 tuổi
Nguyên nhân của thiếu máu do thiếu sắt
Tình trạng thiếu sắt thường xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 1 – 2 tuổi. Nguyên nhân của tình trạng này là do:
- Thiếu nguồn cung cấp: Trẻ sinh non, trong thời kỳ mang thai mẹ không đảm bảo dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu sắt, không đủ hàm lượng cho thai nhi phát triển bình thường. Dẫn đến tình trạng trẻ thiếu sắt ngay từ khi sinh ra.
- Mất máu: Một số trường hợp do vấn đề hệ tiêu hóa như loét dạ dày, u mạch máu, viêm đường ruột, ký sinh trùng đường ruột,…Do đó, cơ thể không thể hấp thụ được lượng sắt không dung nạp với protein dễ bị phân hủy bởi nhiệt trong sữa bò nguyên kem .
- Sắt không vào được trong tuỷ xương: tình trạng thiếu Atransferrin, thiếu vitamin C, viêm nhiễm do vi trùng, bệnh lý tự miễn, u ác tính, hemosiderosis phổi.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thiếu sắt ở trẻ nhỏ từ 1 – 2 tuổi như: thiếu vitamin C, bệnh lý tự miễn, u ác tính, bà mẹ bị thiếu máu thiếu sắt, trẻ thường xuyên uống sữa bò,…
Biểu hiện của trẻ khi bị thiếu máu do thiếu sắt
Biểu hiện của trẻ khi bị thiếu máu do thiếu sắt
Sắt là nguyên tố vi lượng rất nhỏ trong cơ thể, chiếm khoảng 0,004%, được phân bố ở nhiều loại tế bào trong cơ thể. Sắt tham gia vào cấu tạo của hemoglobin trong hồng cầu, myoglobin trong cơ xương và các yếu tố hô hấp khác… Sắt tăng cường khả năng miễn dịch, giảm mệt mỏi, là thành phần quan trọng của máu, giúp duy trì và vận chuyển oxy đến các tế bào, loại bỏ CO2. Do đó, khi cơ thể thiếu sắt sẽ có những biểu hiện như sau:
- Da trẻ xanh xao, lòng bàn tay trắng xanh, nhợt nhạt.
- Móng tay, móng chân yếu, tóc dễ rụng.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, lười vận động, phản ứng chậm.
- Trẻ lười ăn, biếng ăn, chậm tăng cân, khả năng chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng kém.
- Sức đề kháng kém, dễ bị ốm, nhiễm trùng đường hô hấp.
- Mạch đập nhanh, thở gấp, dễ khóc.
Trẻ bị thiếu sắt ở trẻ 1 – 2 tuổi thì làm gì?
Những năm đầu đời là thời điểm vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, việc đảm bảo đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vi chất sắt trong thời điểm này rất cần thiết. Vậy bổ sung sắt cho trẻ 1- 2 tuổi thiếu sắt như thế nào?
Trẻ bị thiếu sắt ở trẻ 1 – 2 tuổi thì làm gì?
Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Cân đối dinh dưỡng, đa dạng hóa thực phẩm, tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là giải pháp chính cho trẻ từ 1-2 tuổi thiếu sắt. Trong thời kỳ ăn dặm, mẹ phải cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt bò, hải sản, các loại đậu, rau có lá màu xanh đậm, … Muốn bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, chuối, xoài, …
Đối với điều này mẹ bầu cần chia bữa ăn, bổ sung dầu ăn trong khẩu phần ăn của trẻ để trẻ hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin C để tăng hấp thu sắt. Ba mẹ phải cho trẻ ăn chín uống sôi để tránh các bệnh về đường ruột, từ đó tăng cường hấp thu vi chất và sắt cho cơ thể.
Phòng nhiễm khuẩn đường ruột
Các vấn đề về đường ruột khiến việc hấp thụ kẽm ở trẻ nhỏ chậm hơn. Do đó, ba mẹ nên cho trẻ tẩy giun khoảng 6 tháng/lần khi trẻ được 1 năm tuổi để đảm bảo đường ruột khỏe mạnh.
Bổ sung chế phẩm từ sắt
Bổ sung sắt cho bé thêm các chế phẩm từ sắt để việc hấp thụ dưỡng chất này nhanh chóng và dễ dàng hơn. Các sản phẩm bổ sung sắt có hai loại là loại viên và loại nước. Tùy theo độ tuổi mà ba mẹ lựa chọn sản phẩm cho phù hợp. Thông thường, các chế phẩm từ sắt ở dạng nước trẻ sẽ dễ sử dụng hơn.
Trên đây là một số chia sẻ về tình trạng thiếu sắt ở trẻ nhỏ 1 đến 2 tuổi. Hy vọng, với những chia sẻ này, ba mẹ sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để chăm sóc trẻ một cách toàn diện.
Tìm hiểu thêm về sắt kẽm tại Fitobimbi