8 Cách Chữa Ho Cho Bé Khi Ngủ Không Nên Bỏ Qua

Hiện tượng bé ho vào lúc ngủ là hiện tượng thường gặp khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tình trạng này không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ mà còn là dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp, do đó các bậc bố mẹ cần lưu ý và có cách chữa ho cho bé khi ngủ đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ đem đến một số cách chữa trị thường dùng và đem lại hiệu quả tốt cho bé.

NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ HO KHI NGỦ

Thông thường, ho là một phản xạ có điều kiện của cơ thể nhằm đẩy các chất độc hại, các chất kích thích hay các vật thể cản đường hồ hấp. Do đó ho không được xem là một loại bệnh lý, mà nó chỉ là việc làm có phản xạ của cơ thể trước những tác nhân gây khó chịu ở cổ họng. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến ho ở trẻ khi đi ngủ:

Nguyên nhân bé bị ho khi ngủ

Nhiệt độ trong phòng thấp: Phòng để điều hòa có nhiệt độ quá thấp hay nhiệt độ về đêm và thời tiết thay đổi đột ngột sẽ làm cho cổ họng bị khô, ngứa và dẫn đến hiện tượng ho khi ngủ

Dị ứng: Những tác nhân kích thích gây dị ứng như phấn hoa, lông thú, môi trường độc hại… là nguyên nhân gây ho và ho khi ngủ của bé. Nếu tình trạng này nặng hơn, trẻ sẽ cảm thấy sưng, rát vòm họng, hắt hơi hoặc ngứa mắt…

Viêm họng: Ho là dấu hiệu của bệnh viêm họng thường xảy ra ở trẻ. Ngoài ho, triệu chứng viêm họng còn có thể là đau đầu, ngứa rát cổ họng, hay nghiêm trọng hơn là sốt…

Bệnh viêm xoang: Khi bị viêm xoang, dịch mủ từ các xoang chảy xuống thành họng sẽ gây viêm nhiễm vùng họng dẫn đến đau đầu và những đợt ho liên tục.

Trào ngược dạ dày, thực quản: Đây cũng là nguyên nhân gây ho ở trẻ. Nếu trẻ ăn quá nhiều trước khi ngủ, thức ăn có thể sẽ không được tiêu hóa hết dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày kích ứng niêm mạc cổ họng và gây ho.

Thiếu sắt: Thiếu sắt sẽ khiến cổ họng trẻ bị sưng cũng như bị kích ứng gây ho khan cho bé về đêm

Và nhiều nguyên nhân khác: Ngoài những lý do thường gặp được nêu trên, ho với tần suất nhiều và nặng cũng là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, ho gà, viêm phế quản… Với những trường hợp này, hãy đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn.

CÁCH CHỮA HO CHO BÉ KHI NGỦ THƯỜNG SỬ DỤNG

Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyến cáo cha mẹ không nên vội vàng dùng thuốc kháng sinh mà nên thực hiện những biện pháp vật lý tại nhà  để ngăn cơn ho ở trẻ. Dưới đây là một số cách chữa ho cho bé khi ngủ an toàn và hiệu quả:

Giữ ấm, thoa dầu cho bé

Một cách chữa ho cho bé khi ngủ thường được sử dụng nhưng mang lại hiệu quả rất tốt đó là thoa dầu  nóng vào gan bàn chân cũng như giữ ấm cho trẻ. Trước khi ngủ, mẹ có thể thoa một chút dầu nóng vào gan bàn chân cho nóng lên, hoặc quàng khăn cho bé để giữ ấm cổ. Mẹ cũng nên đắp chăn cho trẻ vào những mùa đông hoặc ngày lạnh để bé không bị nhiễm lạnh và ho vào ban đêm.

Cách chữa ho cho bé khi ngủ - Giữ ấm, thoa dầu cho bé

Không cho ăn sát giờ ngủ

Cách chữa ho cho bé khi ngủ - không cho bé ăn sát giờ ngủ

Các bậc cha mẹ không nên cho con ăn quá no hay sát giờ đi ngủ vì làm vậy sẽ khiến cho thức ăn không kịp tiêu hóa, dẫn đến lượng dịch vị tiết ra nhều hơn trong lúc ngủ gây ứ, trướng dạ dày, trào ngược lên thực quản, thanh quản gây ho. Tình trạng trào ngược dạ dày nếu để lâu ngày có thể dẫn đến viêm thực quản, do đó bố mẹ nên chú ý điều này.

Kê đầu cao hơn cho bé khi ngủ

Cách chữa ho cho bé khi ngủ - Kê đầu cao hơn cho bé khi ngủ

Nếu bé gối đầu thấp, dịch mũi, đờm nhầy sẽ ứ đọng dẫn đến hiện tượng khó thở và gây ho. Do đó cách chữa ho cho bé khi ngủ đơn giản nhất theo các bác sĩ chuyên khoa là kê đầu bé cao hơn, khoảng từ 15 – 20 cm là hợp lý vì kích thước này sẽ giúp hệ hô hấp thông thoáng hơn, giúp giảm ho, dễ hơn và giúp bé ngủ sâu hơn.

Pha mật ong ấm

Mật ong có rất nhiều công dụng trong việc chữa trị bệnh về đường hồ hấp, do đó các mẹ có thể kết hợp mật ong với những loại nguyên liệu thiên nhiên khác như chanh đào, quất xanh, gừng… để ngừa cơn ho cho bé. Sử dụng mật ong và nước ấm cũng là cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả nếu hiện tại trong nhà chỉ còn mật ong và chưa mua được các nguyên liệu khác.

Để làm mật ong ấm, bạn chỉ cần pha một thìa mật ong vào một cốc nước ấm và cho bé uống vào sáng và tối. Cách làm này sẽ giúp cơn ho cũng như đau rát họng dịu lại và bớt hẳn từ 2-7 ngày.

Dùng nước muối loãng làm sạch mũi, họng

Vì trẻ nhỏ rất hiếu động nên những hoạt động vui chơi ban ngày rất dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào mũi, họng khiến bé ho vào lúc ngủ. Vì vậy, cách chữa ho cho bé khi ngủ đó là ba mẹ hãy nhỏ vài giọt nước dung dịch muối loãng hoặc  nước muối sinh lý cho bé rửa mũi, súc miệng để loại bỏ vi khuẩn, khàn đờm cũng như se khít niêm mạc. Bằng cách làm như thế, khi ngủ bé sẽ cảm thấy dễ chịu, ít ho và ngủ sâu hơn.

Ngâm chân bằng nước gừng

Ngâm chân với nước gừng là một cách chữa ho cho bé khi ngủ thường được sử dụng và được đánh giá là mang lại hiệu quả tốt sau một thời gian sử dụng. Đó là bởi gừng có vị cay, tính ấm và có khả năng làm nóng cơ thể, do đó ngâm chân với nước gừng không chỉ giúp ngừa cơn ho cho trẻ, mà còn giúp bé ngủ ngon và say giấc hơn.

Cách chữa ho cho bé khi ngủ - Ngâm chân bằng nước gừng

Nguyên liệu cần dùng cho phương pháp này rất đơn giản, các mẹ chỉ cần chuẩn bị 100g gừng còn nguyên vỏ, rửa sạch, sau đó đập dẹp (không cần giã nhỏ) và 2 lít nước. Các mẹ đun sôi nước, sau đó cho thêm muối tan, gừng đã đập vào và chờ 5 phút để tinh chất gừng hòa vào nước và muối. Sau 5 phút, các mẹ tắt bếp và để nguội đến khoảng 50oC là có thể cho con sử dụng.

Thời gian ngâm chân khoảng 10 phút, sau thời gian đó mẹ có thể thêm chút nước ấm để giữ nhiệt độ của nước và tiếp tục ngâm chân, nhưng lưu ý là chỉ ngâm trong khoảng từ 20-25 phút. Khi cho bé ngâm chân, các mẹ nên kết hợp việc xoa bóp chân và lòng bàn chân để mang lại hiệu quả cao hơn.

Sử dụng máy làm ẩm

Theo các chuyên gia sức khỏe, độ ẩm tốt nhất cho sức khỏe trẻ nhỏ rơi vào khoảng 40% – 60% với nhiệt độ phòng là 26oC. Do đó nguyên nhân bé bị ho khi ngủ cũng có thể là do thời tiết hanh khô, thiếu ẩm, tình trạng này sẽ khiến cơ thể bé bị mất nước hay dị ứng, hen suyển… Chính vì vậy, sử dụng máy làm ẩm sẽ là cách chữa ho cho bé khi ngủ rất tốt và giúp hạn chế được các vấn đề về cảm cúm, loại bỏ đờm, ho cũng như các bệnh cảm lạnh thông thường.

Tuy nhiên, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ loại máy làm ẩm nào thích hợp để sử dụng khi có con nhỏ cũng như nên chú ý vệ sinh máy móc thường xuyên để không bị ẩm mốc.

Giữ phòng ngủ và đồ chơi sạch sẽ

Bên cạnh việc giữ ấm thì giữ cho môi trường chơi và ngủ của bé luôn sạch sẽ cũng là cách chữa ho cho bé khi ngủ vô cùng hữu dụng. Những vật dụng như thú nhồi bông, thảm lông, mền gối… chính là nguyên nhân khiến trẻ ho khi ngủ, và tệ hơn có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản…

Cách chữa ho cho bé khi ngủ - Giữ phòng ốc sạch sẽ

Do đó, bố mẹ nên thường xuyên giặt  giũ mền gối cũng như đồ chơi của bé để tránh tình trạng bụi bẩn bám vào. Ngoài ra, nếu bé dị ứng hay khó chịu với mùi hương, các mẹ cũng không nên sử dụng hóa chất tẩy phòng hay các loại mùi hương khi bé ở trong phòng, hãy đưa bé đến các phòng khác cho đến khi phòng không còn mùi lạ nữa.

Bên cạnh đó, hãy để bé tránh xa khói thuốc lá vì đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ho liên tục và các bệnh nguy hiểm khác.

LƯU Ý TRONG CÁCH CHỮA HO CHO BÉ KHI NGỦ

Cơ thể trẻ con vô cùng non nớt và nhạy cảm, do đó bố mẹ cũng nên lưu ý những điều sau đây để trị ho cho con đúng cách

KHÔNG NÊN VỘI VÀNG SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRỊ HO

Không lạm dụng thuốc kháng sinh trị ho cho bé

Vội vàng sử dụng thuốc kháng sinh trị ho khi thấy con có dấu hiệu ho vào ban ngày hoàn toàn là cách chữa ho cho bé khi ngủ sai lầm vì vì sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ không giúp bệnh mau khỏi mà còn gây ra những tác dụng phụ khiến tình trạng ho của bé nặng hơn, do đó thuốc kháng sinh trị ho chỉ nên được sử dụng khi đã có lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa.

Theo các bác sĩ, thuốc ho thực chất chỉ giảm triệu chứng ho chứ không điều trị tận gốc, do đó bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, đó mới là cách chữa ho cho bé khi ngủ tốt nhất và hiệu quả nhất.

NGỪNG THUỐC KHI THẤY TRIỆU CHỨNG GIẢM

Bên cạnh việc tùy tiện dùng thuốc thì ngừng thuốc đột ngột cũng là điều không nên, bởi việc lạm dụng thuốc hay tự ý ngưng thuốc sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh cũng như gây ra hiện tượng kháng thuốc. Do đó, bố mẹ hãy tuân thủ đúng lộ trình và liều thuốc mà bác sĩ đưa ra cho con.

ƯU TIÊN NHỮNG BIỆN PHÁP VẬT LÝ

ưu tiên biện pháp vật lý khi trị ho cho trẻ

Dù thuốc có lành tính thế nào thì bên trong vẫn có những tác dụng phụ, đặc biệt nếu cho bé dùng thuốc về lâu dài hoặc tới tần suất cao sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Do đó, đối với các trường hợp như ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh, cảm cúm, bố mẹ nên ưu tiên sử dụng các cách chữa ho cho bé khi ngủ vật lý như làm ấm cơ thể, vệ sinh mũi tốt, giữ môi trường sạch sẽ… sẽ giảm đáng kể các triệu chứng trên.

KẾT LUẬN

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể và cũng là hiện tượng thường thấy khi bé ngủ, do đó, thay vì vội vàng sử dụng thuốc, bố mẹ hãy cố gắng ưu tiên tìm những cách chữa ho cho bé khi ngủ tại nhà và không cần dùng thuốc. Bài viết trên đã đề cập một số cách chữa ho cho bé khi ngủ cũng như các nguyên nhân và lưu ý ngăn ngừa ho cho bé, hy vọng các cha mẹ sẽ tìm thấy phương pháp tốt nhất để chữa ho khi ngủ cho con mình.

Tham khảo các công thức nấu ăn cho trẻ 3 tuổi tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *