Cân nặng là điều mà phái nữ rất quan tâm để ý. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá nhiều thứ. Khi mang thai cân nặng của mẹ sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi, bởi vì cơ thể mẹ nuôi dưỡng, chống đỡ bé trong những tháng hình thành sự sống, hình hài đầu tiên.
Ở tam cá nguyệt thứ 3, tức những tháng cuối cùng của thai kỳ, sẽ có sự thay đổi rất rõ về cân nặng của mẹ. Vậy các mẹ có biết 3 tháng cuối thai kỳ bé tăng bao nhiêu kg là đủ không? Mẹ cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào để tăng cân an toàn? Và những lưu ý quan trọng, những điều mẹ cần tránh để có sức khỏe tốt nhất trước khi chuyển dạ.
Sau khi sinh xong hai bé, cùng với những tham khảo từ chuyên gia, mình sẽ chia sẻ cùng các mẹ đang ở chặng đường này khi mẹ đang thắc mắc những vấn đề trên nhé!!
1.Tại sao 3 tháng cuối thai kỳ bé tăng kg nhanh nhất?
Lí do 3 tháng cuối thai kỳ bé tăng kg nhanh nhất là vì lúc này cơ thể của mẹ thay đổi, cũng như việc mẹ tăng cân ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành và phát triển toàn diện của mẹ.
Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhiều nhất trong 3 tháng cuối thai kỳ vì đây là lúc cân nặng thai nhi được thúc đẩy tăng rất nhanh để chuyển dạ, chuẩn bị chào đời.
Ví dụ ở tuần thứ 24, cân nặng của bé chỉ khoảng 550g thì đến đến tuần 30, cân nặng bé có thể tăng đến khoảng 1,3kg; đến tuần thứ 38 là đến khoảng gần 3kg (thông tin theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO).
Ngoài cân nặng bé tăng, trọng lượng cơ thể mẹ tăng nhanh trong 3 tháng cuối còn có thể là do:
- Nhau thai: tăng 450 – 900g.
- Trữ lượng của máu: tăng 1,3 – 1,8 kg
- Chất lỏng: tăng 0,9 – 1,3kg
- Phần nước ối: 900g.
- Tử cung to lên dần
- Và các chất dinh dưỡng dự trữ như protein, chất béo… để chuẩn bị cho việc sinh em bé và nuôi con bằng sữa mẹ.
2.3 tháng cuối thai kỳ bé tăng bao nhiêu kg là tốt nhất?
Cân nặng của mẹ bầu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và để đánh giá theo tiêu chuẩn, mẹ cần dựa vào các số liệu tính toán mang tính khoa học để có thể có những kết quả, thực hiện đúng đắn, phù hợp nhất, như:
- Chỉ số BMI: đây là chỉ số dùng để đo cân nặng của một cơ thể nam hay nữ, mẹ chỉ có thể tính và quan tâm đến chỉ số này trước khi mang bầu bé.
- Số lượng em bé trong bụng
- Khả năng, cường độ vận động của mẹ
Cách tính chỉ số BMI để biết 3 tháng cuối thai kỳ bé tăng bao nhiêu kg là tốt theo chuẩn CDC( chỉ số này phải được tính trước khi mẹ mang thai)
BMI phụ thuộc vào 2 chỉ số: là chiều cao và cân nặng:
CÔNG THỨC: BMI = Cân nặng / [(chiều cao)2]
( số cân nặng(kg) chia cho bình phương chiều cao(m))
Trong đó, chiều cao tính bằng mét và cân nặng tính bằng kilogram
Theo khuyến nghị có từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC)- Hoa Kỳ, cân nặng của mẹ bầu trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ được tính theo tiêu chuẩn sau, dựa theo chỉ số BMI
- Chỉ số BMI <18,5: cả thai kỳ mẹ tăng khoảng 12,5 – 18kg; mỗi tháng tăng khoảng 2 – 2,6kg
- Chỉ số BMI 18,5 – 24,9 : cả thai kỳ mẹ tăng khoảng 11,5 -16kg; mỗi tháng tăng khoảng 1,5 – 2,3kg
- Chỉ số BMI 25 – 29,9: cả thai kỳ mẹ tăng khoảng 7 – 11,5 kg; mỗi tháng tăng khoảng 1 – 1,5kg
- Chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30: cả thai kỳ mẹ tăng khoảng 5 – 9kg; mỗi tháng tăng khoảng 0,8 – 1,2kg
Ở chỉ số BMI an toàn bình thường thì mẹ bầu thường tăng 4,5kg – 7kg là hợp lý
Bên trên là cân nặng khi mang thai đơn, nhưng nếu trong trường hợp mang thai cặp song sinh, cân nặng thay đổi gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với số liệu mang thai đơn.
Cách kiểm soát cân nặng đúng cách
Mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng tránh trường hợp, tăng thiếu cân hay thừa cân để phù hợp với cơ thể cũng như đảm bảo bé có sự phát triển tốt nhất, các bạn hãy:
- Mặc quần áo nhẹ nhàng, nếu cân ở nhà có thể mặc mỗi đồ lót để số hiện lên chính xác nhất
- Hãy cân vào lúc sáng, sau khi đã đi vệ sinh
- Thực hiện cân 1 tuần 1 lần là tốt nhất.
Theo tiêu chuẩn, giai đoạn tăng cân mỗi tuần khác nhau vậy nên nếu con số bạn cân chênh lệch quá nhiều với bảng số liệu, đừng chủ quan mà hãy điều chỉnh lại chế độ sao cho hợp lý, hãy nhờ tư vấn và tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ nhé!
3.Trường hợp bị lên cân quá nhanh vượt mức an toàn ở 3 tháng cuối thai kỳ
Việc tăng cân đột ngột có thể là dấu hiệu cao huyết áp hay tình trạng nhiễm độc thai nghén, tiểu đường. Khi mẹ mắc phải bệnh này, thai nhi có thể bị ảnh hưởng. Những lúc như vậy mẹ nên:
- Tuyệt đối mẹ không được tự ý nhịn giảm cân hay giảm khẩu phần ăn bởi bé dễ bị thiếu chất do đây là lúc bé cần được cung cấp đủ năng lượng để có thể phát triển toàn diện
- Ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không chế biến sẵn hay đóng hộp
- Mẹ không ăn quá mặn không tốt cho thận, đỡ được tình trạng phù chân 3 tháng cuối.
- Không uống nước đá vì nước đá có khả năng gây co thắt huyết mạch.
- Tìm đến sự hỗ trợ của bác sỹ và không chủ quan
4.3 tháng cuối thai kỳ bé tăng bao nhiêu kg phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ
Từ tuần thứ 26 , lúc này mẹ bầu hay cảm thấy thèm ăn nhiều hơn trước đó. Nhưng nếu bạn gặp phải tình trạng như: bị ợ nóng hoặc đầy bụng, triệu chứng này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, nhưng đừng quá lo lắng vì đây lại là các dấu hiệu em bé đang phát triển khỏe mạnh.
Khi ăn bạn nên chia nhỏ bữa ăn của mình và ăn một cách thường xuyên hơn.
Mẹ có thể chia nhỏ từng bữa ăn thành 5-6 lần một ngày để đỡ căng chướng bụng. Đồng thời kết hợp với tập thể dục thường xuyên, yoga cơ bản rất tốt cho thai nhi.
Rau xanh
Trong thực đơn của mẹ không thể không có rau xanh và các loại rau củ quả, vì rau xanh và rau của quả cung cấp rất tốt chất xơ cần thiết cho mẹ, vitamin, hỗ trợ quá trình tiêu hóa của mẹ, và quá trình chuyển đổi chất thuận lợi hơn; giúp mẹ tránh một số tình trạng hoặc bệnh lý liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nóng trong người,….
Vitamin C
Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, đồng thời có tác động tốt đến làn da, cung cấp cho da mềm, đẹp hơn khi dùng lượng đủ.
Hàm lượng protein
Protein hỗ trợ sự phát triển của các tế bào nên đây là phần không thể thiếu để bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Protein có nhiều ở trong thịt, cá, sữa, trứng, các loại hạt đỗ đậu,… giúp cho tử cung và tuyến vú của mẹ được hỗ trợ suốt thai kỳ. Đồng thời, chất đạm cũng có ảnh hưởng rất tốt đến sự phát triển của các mô bào thai.
Hàm lượng sắt
Khi mang thai, cơ thể thiếu sót do khối lượng máu tăng, đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kỳ để đáp ứng đủ nhu cầu cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể khi mang thai.
Thiếu sắt, đặc biệt ở cuối thai kỳ khiến lượng máu cơ thể mẹ không đủ, dễ mất máu quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe Mẹ và bé trong lúc “vượt cạn”
Chất béo tốt
Chất béo là dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất cho cơ thể, trong 3 tháng cuối não bộ của bé phát triển cùng các kết nối liên quan đến quá trình trao đổi chất ở các cơ quan. Vì thế, mẹ bầu nên bổ sung chất béo tốt, lành mạnh vào thực đơn hàng ngày của mình hỗ trợ quá trình mang thai và chăm sóc em bé.
Chất béo tốt có trong một số loại như: dầu olive, dầu hạt lanh, dầu dừa, dầu cá, các loại hạt, mỡ cá, ….
5.Một số thực phẩm mẹ nên ăn ở 3 tháng cuối thai kỳ giúp bé tăng kg.
Trong ba tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, dung nạp để chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn “vượt cạn” của mình được thành công
Bổ sung đủ nước, nước cam/chanh
Cung cấp vitamin quan trọng không thể thiếu trong 3 tháng cuối là các loại trái cây có tính chua. Qủa cam, chanh cung cấp vitamin C nhiều nhất, hỗ trợ thai nhi phát triển tốt cân nặng. Bà bầu có thể uống cam hay ăn cam vào bữa lẻ để đáp ứng nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai. Những dưỡng chất trong những loại quả như vậy sẽ hỗ trợ mẹ tăng cường sức đề kháng và phòng tránh các bệnh không mong muốn sau sinh.
Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều tinh bột rất tốt cho bà bầu, dễ tiêu hóa và không để lại chất dự trữ. Ăn khoai lang vừa giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, vừa cung cấp vitamin A,C hỗ trợ quá trình thai kỳ phát triển thuận lợi. Hàm lượng canxi, chất xơ dồi dào có trong khoai lang giúp mẹ hạn chế bị táo bón.
Sữa tươi tiệt trùng và sữa chua
Mẹ có thể nên uống 1 ly sữa được làm ấm vào buổi sáng khi thức dậy hoặc tối trước lúc khi đi ngủ để bổ sung thêm dinh dưỡng cho sức khỏe thai kỳ
Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bầu chỉ nên uống 1 cốc sữa tươi không đường tiệt trùng mỗi ngày, không lạm dụng quá nhiều giúp mẹ không bị tăng cân.
Sữa cung cấp chất béo tốt, chất đạm, và canxi cần thiết.
Quả bơ
Thực tế bơ là một loại trái cây rất tốt cho sức khỏe, kể cả đối với sức khỏe của mẹ và bé. Những chất có trong bơ có thể giúp bé phát triển thể chất và não bộ.
Chất béo tự nhiên chiếm 77%, và lượng protein vừa đủ với hàm lượng omega-3 của quả bơ rất cao. Trong bơ còn có hàm lượng Kali tốt cao hơn lượng Kali có trong trái chuối. Cho nên mẹ có thể ăn bơ 2-3 quả/ tuần vào 3 tháng cuối để con hấp thụ dinh dưỡng, chất xơ, mà mẹ cũng không llo bị tăng cân.
Thịt bò
Thông thường trong 100 gram thịt bò có 36 gram protein. Ngoài đạm, thịt bò còn chứa hàm lượng sắt cao, tránh trường hợp thiếu máu ở mẹ bầu, kết với với vitamin B12 giúp hỗ trợ quá trình phát triển ở 3 tháng cuối thai kỳ. Thịt bò còn giúp lượng đường trong máu ổn định, tránh nhiễm khuẩn và tăng sức đề kháng cho mẹ. Khi tiếp nạp lượng thịt bò đúng và đủ vào cơ thể sau khi sinh em bé, mẹ sẽ có nguồi sữa tốt hơn.
Cá hồi
Não bộ và trí tuệ của bé phát triển rất mạnh vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
Trong cá hồi có axit béo omega-3 rất dồi dào, cùng vitamin A, vitamin D, sắt, kẽm, canxi,… giúp hệ thần kinh được hình thành, có lợi cho sức khỏe và hoạt động trao đổi chất của cơ thể mẹ trong lúc mang thai và khi “vượt cạn”
Lưu ý
Mẹ chú ý rằng, tháng cuối thai kỳ mẹ thường gặp tình trạng phù nề khiến tay chân sưng húp do tăng lượng máu lưu thông, nhưng chúng chỉ xuất hiện ở mức độ “nhẹ nhàng”. Nếu mẹ thấy cơ thể sưng nhiều, tăng cân từ 2kg mỗi tuần thì cần gặp bác sĩ ngay.
Lời khuyên
Vì những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu dễ bị phù chân, dù ít hay nhiều, bụng bầu quá lớn khiến cho việc vận chuyển máu trở nên khó khăn hơn một chút, lúc này ba hoặc người hỗ trợ có thể thực hiện một vài động tác massage đơn giản, để hỗ trợ máu dễ lưu thông hơn. Ngoài ra, một số triệu chứng rất dễ xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ như: đau lưng, mất ngủ, tiêu chảy,… cũng được cải thiện rõ rệt nếu mẹ bầu được massage thường xuyên đều đặn.
Mang thai và làm mẹ là một thiên chức lớn lao phụ nữ được ông trời ban tặng. 9 tháng 10 ngày rất khó khăn và đau đớn về thể xác. Chính vì thế, mẹ cũng cần được đảm bảo và có những ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tinh thần.
Một số lời khuyên cho mẹ, là giai đoạn này bé bắt đầu hình thành và phát triển não bộ toàn diện, mẹ có thể trò chuyện, thai giáo cho con bằng rất nhiều hoạt động. Vì lúc này bụng đang to hơn rất nhiều so với 2 giai đoạn trước, nên mẹ có thể chuyển qua những hoạt động thể thao tốt cho cả thể chất và tác động đến tinh thần tốt như thiền định, yoga, nghe những bản nhạc tích cực, nhạc cổ điển…. Những hoạt động này tuy nhẹ nhàng nhưng có ảnh hưởng tích cực, rất tốt đến con. Khi tinh thần mẹ sảng khoái, con mới thoải mái hơn được.
Đặc biệt, khi thực hiện những động tác chậm như vậy, mẹ có thể tập trung nhiều hơn vào bên trong, vào bản thân và chính mình. Việc này hỗ trợ và làm tăng kết nối giữa bạn và con, bạn cảm nhận được nhiều hơn, và con bạn cũng cảm nhận được nhiều hơn sự yêu thương từ mẹ.
Việc nghe nhạc cũng kích thích bán cầu não, tăng khả năng sáng tạo, trí tuệ ở trẻ ngay khi từ trong bụng mẹ, mẹ hãy thử tham gia một khóa học, hoặc tự tìm kiếm từ nhiều nguồn hướng dẫn trên mạng từ từ, nhẹ nhàng, không ép bản thân quá mức.
Việc chú ý đến sức khỏe của mẹ và việc ở những tháng cuối thai kỳ bé tăng bao nhiêu kg là tốt nhất đã được ghi lại rõ ràng. Nếu có thông tin gì mới chúng mình sẽ cập nhật thêm cho các mẹ.^^
Cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tới nhé !
Bài viết tham khảo:
Gợi ý Tên Tiếng Anh Cho Bé Gái Ý Nghĩa 2021
5+ Giải Pháp Cho Mẹ Bị Căng Sữa Khi Cai Sữa Cho Con