Các mẹ ở đây chắc hẳn ai cũng biết việc chăm sóc em bé từ khi còn trong bụng là việc vô cùng quan trọng. Nhưng ít ai hiểu rõ được rằng ở mỗi tuần của thai kỳ thì em bé lại cần được chăm sóc theo những cách khác nhau. Để các mẹ có được cái nhìn đúng đắn nhất thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chăm sóc thai kỳ theo tuần tuổi nhé.
1. Chăm sóc thai kỳ quan trọng như thế nào?
Hầu hết những bà mẹ trong quá trình mang thai đều muốn con mình sinh ra được xinh đẹp, khỏe mạnh. Vì vậy việc để ý và quan tâm đến chăm sóc thai kỳ là vô cùng quan trọng.
Việc chăm sóc thai kỳ một cách khoa học thì góp phần đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Ngoài ra còn giúp cho mẹ và bé tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch từ đó tránh được sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Đồng thời bảo vệ cơ thể thai nhi khỏi những căn bệnh thậm chí là loại bỏ các tế bào bất thường – những tế bào này có thể gây ra tình trạng dị tật thai nhi.
Có thể bạn sẽ quan tâm: https://medlatec.vn/tin-tuc/thoi-gian-ngu-cua-tre-so-sinh-qua-tung-giai-doan-s195-n26830
Xem thêm: 3 Tháng Cuối Thai Kỳ Bé Tăng Bao Nhiêu Kg Là Tốt Nhất Mẹ Có Biết Hay Chưa?
2. Phương pháp chăm sóc thai kỳ theo tuần
Mỗi tuần tuổi thì thai nhi sẽ có những sự thay đổi khác nhau và vì thế lại cần những sự chăm sóc khác nhau. Để mẹ và bé có đầy đủ dinh dưỡng, sức đề kháng thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng các bà mẹ nên chăm sóc thai kỳ theo tuần. Sau đây là phương pháp chăm sóc thai nhi theo từng tuần tuổi mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn:
- Tuần 1 và tuần 2:
Trong 2 tuần đầu này, khi mang thai thì cơ thể của người mẹ sẽ có những chuyển biến như nhiệt độ cơ thể tăng giảm thất thường, lượng chất nhầy của tử cung tăng cao. Đây là giai đoạn thai nhi yếu lớn nhất. Chính vì thế các mẹ mỗi ngày cần bổ sung 400 microgram axit folic để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh cho bé.
Bên cạnh đó cũng phải giữ tinh thần thoải mái nhất cho thai kỳ bằng những phương pháp như nghe nhạc nhẹ, đọc sách, yoga, thiền, đi bộ…Khói thuốc là nguyên nhân chính dẫn đến sinh non, sảy thai, bong thai, vỡ ối sớm. Vì thế các mẹ cần loại bỏ thói quen hút thuốc ( nếu có) và tránh xa khói thuốc nhé.
- Tuần thứ 3:
Ở tuần thứ 3 có thể nhiều bà mẹ sẽ cảm thấy khá mệt mỏi và buồn nôn. Chính vì vậy lại càng cần phải bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng như tăng cường chất sắt và vitamin C, nên chọn những thực phẩm lành mạnh, giàu canxi để giúp bé phát triển xương tốt hơn và luôn nhớ phải cung cấp đủ protein trong mỗi bữa ăn.
Hóa chất là thứ mà các mẹ bắt buộc không được tiếp xúc để tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
- Tuần thứ 4:
Đây là tuần mà thai nhi trong quá trình hình thành não và mắt. Lúc này em bé rất cần được cung cấp những loại chất béo tốt như axit béo omega-3 hoặc DHA. Chính vì vậy, các mẹ cần cung cấp cho cơ thể chất béo lành mạnh và đừng quên bổ xung thêm vitamin D để các bé và mẹ được hấp thụ canxi một cách dễ dàng nhất.
- Tuần thứ 5:
Thời gian này, thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan trong cơ thể như tim, ống thần kinh…Vì thế các mẹ phải vô cùng kỹ lưỡng trong vấn đề dinh dưỡng cũng như quan tâm đến các tác nhân bên ngoài.
Cụ thể các mẹ hãy cung cấp cho cơ thể thật nhiều protein, vitamin, chất béo tốt, chất sắt và hạn chế những đồ uống có cồn, có ga, thức uống chứa caffeine. Ngoài ra các mẹ cần giữ cho mình tinh thần thoải mái, không nền cáu gắt, bực tức vì sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi đấy.
- Tuần thứ 6:
Cá và các loại hải sản khác thì rất tốt cho mẹ và bé trong giai đoạn này nhưng các mẹ nên hạn chế những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Để hạn chế chứng ốm nghén thì bà bầu cần chọn những món ăn lành mạnh và vận động nhẹ. Các mẹ cũng nên đi khám thai định kỳ tại những bệnh viện uy tín và chất lượng để dễ theo dõi tình hình phát triển của bé.
- Tuần thứ 7:
Để duy trì sức khỏe của mẹ và bé thì các mẹ vẫn duy trì nạp vào cơ thể thật nhiều vitamin từ trái cây, rau củ, các thực phẩm lành mạnh giàu protein.
Ở tuần thứ 7 thì các mẹ không nên tập thể dục nhưng nếu muốn thì các mẹ phải hỏi và tham khảo theo ý kiến của bác sĩ.
- Tuần thứ 8:
Tuần thứ 8 là thời điểm các bà bầu bị nghén và mệt mỏi nhất kèm theo đó là ợ hơi, ợ nóng dẫn đến trình trạng chán ăn. Để xử lý tình trạng này thì các mẹ không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà hãy chia ra những bữa nhỏ. Ngoài ra có thể kết hợp một số bài tập thể dục nhẹ để duy trì sức khỏe cho thai nhi.
- Tuần thứ 9:
Các cơ quan thiết yếu của bé hầu như đã được hoàn thiện như tim, não, gan, thận…Tay chân của thai nhi cũng bắt đầu có thể chuyển động được. Nhưng trong tuần này, các mẹ bầu sẽ hay gặp tình trạng táo bón từ đó lượng dưỡng chất hấp thu cũng kém hơn. Vậy nên các mẹ hãy cố gắng uống thật nhiều nước và bổ xung chất xơ trong tuần này nhé.
- Tuần thứ 10:
Tuần thứ 10 thì các mẹ cần để ý bổ xung thêm những dưỡng chất đặc biệt là vitamin D, trái cây, rau xanh, kết hợp ăn uống lành mạnh và chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Tuần thứ 11 và tuần thứ 12:
Cơ thể của thai nhi trong 2 tuần cuối này hầu như đã được hoàn thiện. Các bé bắt đầu chuyển động các tư thế khác nhau. Vậy mục tiêu dinh dưỡng của 2 tuần này chính là để các bé duy trì sức khỏe và giúp các mẹ dễ sinh hơn.
Vì vậy bên cạnh việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết thì các mẹ bầu cần kết hợp với những bài thể dục nhẹ, yoga, uống thật nhiều nước và đặc biệt tránh xa thuốc lá cũng như đồ uống có cồn.
Trên đây là phương pháp chăm sóc thai nhi theo tuần mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho các mẹ bầu đang trong giai đoạn thai kỳ. Nếu có thắc mắc thì hãy để lại ý kiến của bản thân thông qua phần bình luận nhé.