Mẹ mới sinh bé lần đầu, không có người bên cạnh để hỗ trợ, chỉ bảo nên có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong cách chăm con và dạy con. Đến giai đoạn bé ăn dặm, các Mẹ lại luôn tìm kiếm cách nấu cháo cho bé ăn dặm ra sao? Bao giờ thì cho bé ăn dặm thì mới tốt?…
Mà hiện nay, trên mạng lại có 10, 20, hơn cả trăm thông tin về Mẹ&Bé, khiến các mẹ không khỏi ngộp vì quá nhiều kiến thức.
Cũng là một bà mẹ từng trải qua những ngày tháng lần đầu với con yêu, hôm nay tớ sẽ chia sẻ cùng các mẹ một số điều mẹ không thể không biết khi bé đến giai đoạn ăn dặm, cùng một vài công thức về cách nấu cháo ăn dặm cho bé đơn giản mình hay làm nhé!
1.Dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ bé như thế nào?
Trước tiên, khi làm bất cứ điều gì mẹ luôn quan tâm điều này có lợi, hay có hại cho con mình. Não bộ, trí thông minh rất quan trọng trong việc giúp con phát triển, trưởng thành hơn.
Theo chuyên gia nghiên cứu, trí tuệ của trẻ được hình thành và chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:
Thứ nhất (1): Bởi Gen di truyền
Vùng não chịu tác động di truyền nhiều nhất đó là vùng vỏ não ở phía trước trán.
Vùng vỏ não này có vai trò quan trọng ở các hoạt động kiên quan đến trí óc như suy nghĩ mang tính tính toán, chiến lược, lập kế hoạch và khả năng ghi nhớ.
Thứ hai (2) : Bởi môi trường sống
Khi được yêu thương: Bé sẽ có sự phát triển trí não tốt hơn khi được bố mẹ quan tâm, nâng niu và trò chuyện cùng
Thứ ba (3) : Bởi Dinh dưỡng
Sữa mẹ: Từ khảo sát và nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng Đại học Cambridge, cho thấy sữa mẹ có chứa nhiều hoạt chất, đặc biệt là axitamin Taurine có thể hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển não bộ của bé, gấp 10 lần công thức sữa bình thường.
Nguồn nạp ( thức ăn cho bé): Hiểu đúng công dụng của thực phẩm, mẹ sẽ biết con cần gì để có thể giúp con phát triển toàn diện.
Và giai đoạn mẹ bắt đầu cho con thu nhận nguồn thức ăn mới là giai đoạn ăn dặm. Trước khi tìm cách nấu cháo ăn dặm cho con thế nào thì mẹ hãy cùng mình đến với một số lưu ý sau nhé!!!
2.Sai lầm tai hại người lớn hay làm sai cách nấu cháo cho bé ăn dặm khiến bé chậm lớn.
Muối
Theo khẩu vị nêm nếm của người lớn, món cháo ăn dặm của bé thường sẽ thấy nhạt, nên một số mẹ hay bỏ thêm muối, và gia vị cho phần cháo của con. Trước đây, khi bầu bé đầu tiên, do không biết nên em cũng nêm nếm làm sao cho ngon cho con ăn, mãi sau hối hận qua mới kịp phát hiện ra sai lầm này, mình hải điều chỉnh ngay.
Điều này là sai lầm, vì nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa nhỏ bé của con. Việc thêm vị mặn sẽ khiến con có nguy cơ bị giảm canxi và suy thận. Không những thế, muối còn ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, suy giảm khả năng ghi nhớ của con.
Lượng muối có tự nhiên có trong loại thực phẩm như: cá, thịt,.. hay rau, củ… đã đủ cho trẻ rồi, Mẹ không cần thiết phải cho thêm cho con nữa đâu nheng^^
Nên các mẹ hạn chế tối đa sử dụng muối hay gia vị trong khoảng thời gian cho con ăn dặm là tốt nhất nhé!!!
Thiếu dầu, mỡ trong món ăn dặm
Nhiều cha mẹ sợ cho dầu mỡ vào phần ăn dặm của con là không tốt, khiến bé đau bụng. Thế nhưng dầu ăn, mỡ chính là thành phần giúp con tiêu hóa tốt hơn. Chất béo tốt trong dầu ăn sẽ hòa tan các vitamin, các dưỡng chất khác thúc đẩy sự hấp thụ cho cơ thể con.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên chỉ thêm lượng dầu ăn cho bé không quá 1-2 thìa con (5ml)/ngà)y và không cho lượng quá 4 ngày/tuần khi nấu cháo ăn dặm cho bé.
Mẹ có thể chọn cho con một số loại dầu ăn khi nấu cháo ăn dặm cho bé như: dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt lanh, dầu dừa,…
Chỉ cho con ăn chất đạm
Các mẹ chỉ nghĩ, ăn thịt mới tăng nhiều cân. Thực tế, phải bổ sung dưỡng chất cho con từ nhiều thực phẩm rau, củ, quả ngoài thịt, cá, trứng để con có đủ dưỡng chất.
Nấu một nồi, ăn nhiều ngày
Đây là sai lầm mà rất nhiều người mắc phải, cũng vì lí do đỡ mất thời gian nên các mẹ thường hay nấu một nồi vào buổi sáng, và đun đi đun lại cho con ăn dần vào các bữa trong nhiều ngày. Việc này sẽ khiến cho lượng thực phẩm con ăn bị lặp lại, bị giảm chất lượng của món ăn.
Để khắc phục điều này, các mẹ chỉ nên nấu một nồi cháo trắng. Rồi mỗi bữa sẽ nấu chung thực phẩm cho con, như vậy sẽ ngon và đảm bảo hơn rất nhiều.
3.Thời điểm thích hợp để mẹ bắt đầu học cách nấu cháo cho bé ăn dặm
Đã là học thì lúc nào cũng được, đối với những người lần đầu làm mẹ thì càng nên đọc đúng không nào. Mẹ sẽ học cách ru con, học cách kiên nhẫn, bồi bổ thêm kiến thức không ngừng để hỗ trợ nhiều hơn cho bé yêu.
Bắt đầu từ những quy chuẩn cơ bản nhất về cách nấu cháo cho bé ăn dặm, để có kiến thức siêu dễ mà cũng siêu khó với mình
Và mẹ cũng nên cập nhật liên tục để ghi nhớ hơn về cách nấu cháo cho bé ăn dặm cùng những lưu ý quan trọng, hay khi mình có tìm thêm được những cách nấu cháocho bé ăn dặm thật đơn giản mà ngon thì mình cũng share lên đây để các mẹ tham khảo ngay thôi.
Khi bé luôn đòi ăn nhiều hơn
Khi con có biểu hiện đòi ăn dù mới bú no, không đợi đến giờ bú tiếp theo liên tục; hoặc con có biểu hiện mút tay, bốc đồ ăn thì lúc đó sữa mẹ đã là không đủ đối với bé con. Mẹ bắt đầu cho bé tập ăn dặm được rồi.
Khi bé đang bình thường thì hay mất ngủ
Bởi vì bé yêu đang cảm thấy đói, nên những cơn đau làm cho bé không được tròn giấc. Cơ thể bé có dấu hiệu của việc muốn bổ sung thêm nhiều dưỡng chất khác ngoài sữa mẹ. Việc bị đói sẽ khiến cho giấc ngủ của bé kém chất lượng, bé ngủ không ngon và sâu giấc
Bài kiểm tra đơn giản
Bài kiểm tra đơn giản xem con đã sẵn sàng ăn dặm chưa mẹ có thể dùng thử: Mẹ hãy đưa một vật sạch, lớn, an toàn với con( thìa lớn, muỗng lớn, hoặc một cọng rau,..) đưa trước mặt bé, nếu bé dùng tay vồ lấy, hoặc muốn đưa về phía miệng thì cơ thể bé đã sẵn sàng rồi đó.
Bé có nhiều nước dãi, cũng được coi là dấu hiệu bé con đã có thể ăn dặm được rồi
Nếu có những dấu hiệu trên, mẹ có thể tự tin vì đã học cách nấu cháo cho bé ăn dặm rồi bây giờ thì mẹ chuẩn bị tinh thần trổ tài cho bé yêu thưởng thức những món mẹ làm nhé!! ^^
4.Tiêu chuẩn về cách nấu cháo ăn cho bé ăn dặm đơn giản mẹ cần biết.
Trong mỗi bữa ăn hàng ngày của bé, mẹ hay người chăm sóc cần đảm bảo đủ 4 yếu tố sau, đảm bảo nên đủ trong thức ăn cho bé:
- Nhóm đường bột hay ngũ cốc
- Nhóm chất đạm: thịt, cá, trứng, tôm, lươn,…
- Nhóm chất béo: dầu ăn, chất béo tốt từ thực vật/động vật,…
- Nhóm rau xanh: các loại rau xanh, củ,..
Mẹ chỉ cần quan tâm là loại thực phẩm không nên nấu chung nữa thôi, nhưng lượng thực phẩm như vậy không quá nhiều. Vì bên dưới mình có để rất nhiều công thức đã được sắp xếp sẵn mẹ có thể tham khảo.
5.Cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo đúng nguyên tắc
Giai đoạn 1 (tập ăn dặm): Cách nấu cháo cho bé ăn dặm 4-6 tháng tuổi
- Đây là giai đoạn tập ăn dặm cho bé, cho nên các thành phần nên đơn giản nhất, để kiểm tra xem bé có dị ứng với món gì hay không.
- Thành phần: Rau, củ, quả xay mềm, không dùng cuống của rau, nước hầm xương trong 2 bữa/ tuần.
- Vì giai đoạn này bé mới chỉ tập ăn dặm, chưa mọc răng, nên thức ăn mẹ nên xay nhuyễn và lọc qua rây là cẩn thận nhất, tránh có xương hay xơ của thực phẩm, để bé dễ tiêu hóa
Giai đoạn 2: Cách nấu cháo cho bé ăn dặm từ 7-10 tháng tuổi
- Ở giai đoạn thứ hai, đây là lúc thêm chất đạm: thịt lơn, thịt bò, cá,.. để hoàn thiện khẩu phần ăn tiêu chuẩn cho bé.
- Như ở giai đoạn một mẹ đã kiểm chứng xem bé có dị ứng với thực phẩm gì không để tránh hoàn toàn, và có những lưu ý để cân bằng chế độ dinh dưỡng cho bé.
- Tuy vậy, mẹ vẫn nên hạn chế đồ ăn quá tanh cho bé như: sò, ngao, hến, hàu,… vì một số thực phẩm có thể gây đau bụng chưa phù hợp với cơ thể bé.
Giai đoạn 3: Cách nấu cháo ăn dặm cho bé từ 11-15 tháng tuổi:
- Ở giai đoạn này mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các công thức ăn sao cho phong phú hơn
- Về rau củ: hãy sử dụng nhiều màu sắc rau củ trong tuần cho bé như: củ dền, bí đỏ, rau xanh,…
- Về chất đạm: thịt mềm, thịt đỏ, cá trê, vịt, gà,..
- Đừng quên bổ sung lượng dầu ăn vừa đủ trong khẩu phần ăn của bé mẹ nhé
Không để các mẹ đợi lâu nữa, mình sẽ chia sẻ với các mẹ một số món mà mình đã nấu cho thằng cu đầu tiên mà con rất thích, chị thứ hai hơi õng ẹo chút nhưng vẫn rất đảm bảo hiệu quả các mẹ xem thử xem nhé!!!
6.7 công thức nấu cháo ăn dặm giúp bé tăng cân thay đổi trong tuần.
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm vào thứ 2: Cháo tôm bí đỏ
Thành phần: 2 con tôm, 50gr bí đỏ, 2 nhánh rau mùi, dầu olive.
Cách nấu:
- Bước 1: Các bạn có thể chuẩn bị một nồi cháo trắng từ đầu ngày.
- Bước 2: Sơ chế nguyên liệu:
Phần tôm: Hãy rửa sạch, lột bỏ vỏ và phần đầu tôm, lấy phần chỉ đen của tôm ra rồi băm nhuyễn.
Phần bí đỏ: luộc chín, dầm nhuyễn.
- Bước 3: Khuấy đều hỗn hợp
Sau đó cho phần cháo, tôm, bí đảo đều tay để tránh bị sát khê. Khuấy đều khoảng 8′ cho phần tôm chín, hỗn hợp đều và sánh, mẹ có thể thêm dầu olive, hoặc 1/4 miếng phô mai con bò cười vào cháo để món ăn dặm ngậy hơn. Để trên nồi, mẹ cho rau mùi băm thật nhuyễn vào cho thơm, cháo ăn dặm đã sẵn sàng cho bé yêu rồi đấy.
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm vào thứ 3: Cháo sườn khoai lang cà rốt
Thành phần: Sườn(30gr), khoai lang(10gr), cà rốt(10gr), dầu olive(5ml)
- Bước 1: Chuẩn bị phần cháo trắng từ đầu ngày
- Bước 2: Sơ chế nguyên liệu:
Phần sườn: Rửa sạch, xát muối, chia nhỏ phần sườn (mẹ có thể chọn phần sườn dẻ, hoặc sườn cục), ninh xương chín nhừ (bỏ gừng để khử mùi hôi), sau đó lọc phần thịt rồi xay nhuyễn.
Khoai lang, cà rốt:
Nếu con mới ăn dặm, mẹ nên xay nhuyễn và lọc qua rây
Nhưng nếu con đã bắt đầu nhai được, mẹ có thể điều chỉnh kích thước thực phẩm để bé tập ăn dần dần.
- Bước 3: Khuấy đều hỗn hợp:
Thêm phần cháo trắng cùng nguyên liệu vào nồi khuấy đều, khi hỗn hợp quyện lại thì mẹ cho thêm dầu olive cho con, bây giờ thì món cháo đã hoàn thiện rồi đó.
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm vào thứ 4: Cháo gà hạt sen
Thành phần: lườn gà(20gr), hạt sen(20gr), dầu olive(5ml)
- Bước 1: Chuẩn bị phần cháo trắng từ đầu ngày
- Bước 2: Sơ chế nguyên liệu:
Rửa sạch gà, luộc chín (thêm gừng để khử mùi) sau đó bắc ra xay nhỏ
Hạt sen nên ninh nhừ từ trước
- Bước 3:
Cho cháo vào, hạt sen, thịt gà, khuấy đều tay để cháo không bị cháy sát, đun kĩ để sôi thì hạ nhỏ lửa rồi cho thêm dầu olive.
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm vào thứ 5: Cháo đu đủ nấu với trứng gà và tôm
Thành phần: đu đủ(20gr) , trứng gà(1 quả) , tôm(30gr), dầu olive(5ml)
- Bước 1: Chuẩn bị một nồi cháo trắng
- Bước 2:
Đu đủ hầm chín nên được xay nhuyễn mịn.
Tôm bỏ vỏ luộc chín cũng được xay nhuyễn.
Khuấy đều trứng rồi bạn cho tôm, trứng vào nấu cùng cháo thêm 1-2 phút là được.
- Bước 3: Tiếp tục đảo liu riu khuấy đều, rồi thêm một nửa phô mai con bò cười khuấy tan là món ăn được hoàn thiện.
Mẹ nên cho bé ăn món này vào sáng hoặc trưa là phù hợp nhất.
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm vào thứ 6: Cháo tim heo – cải thảo.
Thành phần: Tim heo(15-20gr), cải thảo(30gr) , dầu dừa (5ml – có tính kháng khuẩn)
- Bước 1: Chuẩn bị một nồi cháo trắng
- Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu:
Tim không nên dùng phần cuống vì trẻ khó nuốt, dùng phần nạc, tim thái nhỏ, xay nhuyễn, ướp thật ít gia vị.
Hành củ băm nhỏ ra, phi hành qua dầu olive cho thơm rồi xào tim và cải thảo.
- Bước 3:
Bắc nồi cháo trắng đã nấu sẵn cho tim đã được xào + cải thảo vào khuấy đều cho sôi lên, tắt bếp là hoàn thiện món ăn cho con rồi.
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm vào thứ 7: Cháo sườn non – rau ngót
Thành phần: Sườn(50gr) , rau ngót(30gr) , dầu olive(5ml)
- Bước 1: Phần sườn non luộc sơ qua với muối, rửa lại sạch với nước lạnh rồi ninh với gạo luôn cho ngọt
- Bước 2:
Vớt sườn, gỡ thịt sườn, băm nhỏ cùng với ít đầu hành trắng.
Rau ngót cũng băm nhỏ.
- Bước 3:
Bắc nồi cháo lên, cho sườn băm mới sơ chế và rau ngót vào khuấy đều, khoảng 3-4′ bạn khuấy nhanh tay cùng cho dầu ăn vào là hoàn thành
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm vào Chủ Nhật: Cháo ếch
Thành phần: Thịt ếch( 30gr), rau mồng tơi(30gr), Hành(2gr), dầu olive(5ml)
- Bước 1: Nấu cháo nhừ
- Bước 2:
Thịt ếch băm nhỏ, hoặc xay nhuyễn
Rau mồng tơi cắt, hoặc xay nhuyễn
Xào ếch với dầu olive và hành gần chín với một chút xíu gia vị
- Bước 3:
Cho rau vào , cho chín rau rồi bỏ thịt ếch vào khuấy đều, cho quyện và sôi sệt sệt thì bắc ra để cho bé ăn.
Vậy là mẹ đã biết những điều cơ bản, và sắp tới mình sẽ có thêm nhiều bài viết về cách nấu cháo cho bé ăn dặm để chia sẻ cùng các mẹ!
Cảm ơn và chúc các mẹ cùng con yêu luôn mạnh khỏe!
Bài viết tham khảo: cùng đề tài Cách nấu cháo cho bé ăn dặm