Cúng đầy tháng cho bé gái gồm những gì – 4 yếu tố phải chú ý

Cùng với lễ cúng thôi nôi thì cúng đầy tháng được xem là một nghi lễ quan trọng trong những năm tháng đầu đời của bé. Là dịp giúp bé ra mắt ông bà, tổ tiên, họ hàng thân thích,…Và cũng là lúc để gia đình bày tỏ lòng biết ơn và lời khẩn cầu đến các bậc bề trên. Cầu mong cho bé luôn khỏe mạnh, thông minh, sáng dạ,.. Vậy cúng đầy tháng cho bé gái gồm những gì, các lễ vật nào cần phải có? Mời bố mẹ tìm hiểu bài viết sau để có câu trả lời cho mình nhé!

Lễ cúng đầy tháng cho bé gái và ý nghĩa

Cúng đầy tháng là một nghi lễ có từ lâu đời của người Việt Nam ta. Khi bé gái sinh ra được 1 tháng tuổi thì người thân thực hiện lễ cúng đầy tháng. Nhằm mục đích tạ ơn trời đất, ông bà tổ tiên và các vị Chư Thần đã che chở cho bé được sinh ra bình an.

Ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng

Người xưa quan niệm mỗi đứa bé được sinh ra là do Bà Chúa đầu thai. Và có 12 bà tiên đã thay nhau chăm sóc mẹ con trong suốt thời gian mang thai đến giai đoạn sinh nở. Đó là các giai đoạn thai nghén, thụ thai, nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé. Chăm sóc bào thai, chuyển dạ, hộ sản, ở cữ, chăm sóc trẻ sơ sinh. Coi việc ẵm bồng con trẻ, giữ trẻ, chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ. Cũng như dạy cho bé tất cả kỹ năng: Khóc, cười, nói,..

Do vậy, lễ cúng đầy tháng được xem là dịp để gia đình bày tỏ lòng biết ơn đến Bà Chúa, 12 bà mụ, Đức ông đã che chở, bảo vệ cho “mẹ tròn con vuông”. Và cũng là lúc để gia đình báo cáo với tổ tiên về thành viên mới trong gia đình.

Tiếp đến cầu xin gia tiên phù hộ cho trẻ luôn mạnh khỏe, bình an, sáng dạ, ăn ngon, chóng lớn,…

Ngoài ra, lễ cúng đầy tháng cũng là dịp để gia đình ra mắt bé và nhận lời chúc từ bà con, họ hàng.

Cúng đầy tháng cho bé gái gồm những gì – 4 yếu tố phải chú ý

Cúng đầy tháng cho bé gái gồm những gì – Chú ý thời gian cúng

Nhiều bố mẹ trẻ còn băn khoăn không biết nên cúng đầy tháng cho bé vào thời gian nào là đúng nhất? Ông bà từ xưa đã quan niệm rằng: Nam sụt 1, nữ sụt 2. Có nghĩa là chọn ngày cúng đầy tháng cho bé gái theo ngày âm lịch và cúng vào ngày thứ 28 kể từ lúc bé sinh ra.

Ví dụ: Bé gái sinh vào ngày 15 tháng 2 thì bố mẹ thường cúng đầy tháng vào ngày 13 tháng 3.

Sau khi chọn ngày thì bố mẹ cũng cần chọn giờ lành để cúng đầy tháng cho bé. Các vùng miền khác nhau có phong tục chọn giờ cúng cũng khác nhau. Ví dụ miền Trung thì thường cúng vào sáng sớm, miền Bắc thì cúng trước 12 giờ trưa và miền Nam thì quan niệm cúng trước 9 giờ sáng là tốt nhất.

Mặt khác, cha mẹ cũng cần phải chọn cúng vào giờ lành, giờ hợp với cung tuổi, tránh chọn giờ xung khắc với tuổi của bé để cầu may mắn đến với con.

Ví dụ con tuổi Tỵ nên chọn cúng vào giờ Dậu và giờ Sửu. Tránh cúng vào các giờ xung khắc như: Giờ Dần, Thân, Hợi.

Cúng đầy tháng cho bé gái gồm những gì –  Những lễ vật cần thiết phải có trong mâm cúng

cúng đầy tháng cho bé gái gồm những gì- Lễ vật

Rất nhiều bố mẹ trẻ khi đến ngày làm lễ đầy tháng cho con thì bối rối không biết nên sắm những lễ vật gì để cho đúng lễ nghi. Dưới đây là những lễ vật đơn giản cần có trong mâm cúng, bố mẹ có thể tham khảo:

Như đã giới thiệu ở trên, lễ đầy tháng được xem là dịp để tạ ơn Bà Chúa, 12 bà mụ và Đức Ông. Do vậy, gia đình cần phải chuẩn bị 2 bàn cúng khác nhau:

Bàn cúng lớn dùng để tạ ơn Bà Chúa và 12 Bà Mụ, bao gồm các lễ vật như: 12 dĩa xôi nhỏ và 1 dĩa xôi lớn, 12 chén chè nhỏ và 1 chén chè lớn, 12 chén cháo nhỏ và 1 chén cháo lớn, bộ tam sên, hoa, quả, nước, giấy cúng, nhang, đèn,…

Còn bàn cúng nhỏ được kê thấp hơn bàn cúng lớn dùng để tạ ơn Đức Ông và 3 Đức Thầy gồm có các lễ vật như: Hoa tươi (Hoa cúc, lay ơn, hoa đồng tiền, cát tường,..). Trái cây tươi: Cam, xoài, chuối, nho, mãng cầu, 1 con gà trống luộc hoặc heo quay, vịt quay (tùy theo vùng miền),..

Tóm lại, trong lễ cúng đầy tháng cho bé gái cần có những lễ vật như: Xôi, chè, cháo, nước, nhang, đèn, hoa, quả, bánh ngọt, giấy cúng Bà, giấy tiền vàng mã, gạo, muối, rượu, trà, trầu cau và 1 con gà luộc, bộ tam sên (cua, tôm, ốc).

Ngoài ra còn có các lễ vật để bày biện trên các bàn thờ của ông bà tổ tiên.

Lưu ý: Nên sắp xếp mâm cúng theo hướng “Đông bình Tây quả”. Có nghĩa là phía đông đặt bình hoa và hướng Tây nên đặt cổ bồng trái cây. Còn chính giữa bàn cúng sẽ sắp xếp tất cả các lễ vật sao cho cân đối với hương án.

Cúng đầy tháng cho bé gái gồm những gì- Sắp xếp bàn cúng

Cúng đầy tháng cho bé gái gồm những gì – Nghi thức làm lễ đầy tháng đúng nhất

Em bé ra đời là niềm hạnh phúc cho mỗi gia đình. Do vậy, lễ cúng đầy tháng cho bé thường do ông bà hoặc những người lớn trong họ đứng ra. Thay mặt gia đình thắp hương và khấn, bày tỏ lòng biết ơn với những bậc bề trên. Đồng thời cầu xin những điều tốt lành sẽ đến với bé.

Khi làm nghi lễ cúng đầy tháng cho bé thì tất cả các thành viên trong gia đình nên có mặt đầy đủ để thể hiện sự tôn kính với bề trên.

Bài văn khấn chuẩn về cúng đầy tháng cho bé

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con kính lạy Tiên Mụ đại tiên chúa. Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương. Con kính lạy Đức Ông và các vị Chư Thần. Con kính lạy Ông Bà tổ tiên.

Hôm nay là ngày…. tháng…..năm….

Vợ chồng con tên là ……………………………

Sinh được con gái đặt tên là ……

Chúng con ở tại tỉnh ………huyện…………thôn…………xóm………..

Nhân dịp ngày đầy tháng của cháu, chúng con thành tâm sửa biện hương hoa và nhiều lễ vật kính dâng bày lên trước hương án. Nhờ ơn các chư vị Tôn Thần, chư vị Tiên Bà. Tổ Tiên nội ngoại cho con sinh ra cháu được bình an, mẹ tròn con vuông.

Cúi xin chư vị Thánh Thần chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì. Che chở cho cháu được hay ăn chóng lớn, không bệnh tật, không tai ương. Cầu xin chư vị Thánh Hiền giúp gia đình con được sống bình yên, không chuyện buồn phiền, bốn mùa không hạn.

Xin thành tâm thỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sau khi khấn xong thì cúi đầu vái trước án 3 vái.

Nghi thức khai hoa

Trong lễ cúng đầy tháng sau khi người chủ trì nghi lễ thắp hương và khấn trước hương án. Thì tiếp sau sẽ là nghi thức khai hoa hay còn gọi nghi thức bắt miếng. Nghi thức này mang ý nghĩa cầu chúc cho con sau này có vẻ đẹp khuôn mặt và vẻ đẹp tính cách nết na, ăn nói dịu dàng.

Đặt bé trên bàn gần hương án, người cúng rót trà, thắp hương và xin phép bắt miếng. Tiếp đó, họ bồng đứa trẻ trên tay, đồng thời lấy một cành hoa quơ qua quơ lại. Miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp.

Tiếp theo nghi thức bắt miếng là nghi thức đặt tên cho bé. Bố mẹ đến thắp hương và khấn đọc tên muốn đặt cho bé trước tổ tiên. Sau đó gieo 2 đồng xu bằng bạc vào một chiếc đĩa. Nếu trong hai đồng xu có một mặt úp, một mặt ngửa. Thì chứng tỏ cái tên vừa đặt đã được gia tiên chấp thuận. Ngược lại cả hai mặt đồng xu đều úp hoặc đều ngửa thì phải gieo lại 3 lần. Sau 3 lần vẫn không được thì bố mẹ phải đặt tên khác cho con.

Tuy nhiên, ngày nay, khi trẻ vừa sinh ra bố mẹ liền đặt tên để làm giấy khai sinh cho con. Cho nên, nghi thức đặt tên tại một số gia đình cũng đã lược bỏ.

Kết thúc nghi lễ là việc gia đình mang vàng mã, váy áo đi đốt. Vẩy rượu, gạo, muối đi hóa. Đem các con vật phóng sanh (nếu chuẩn bị) đến các con suối, ao hồ phóng sinh để cầu phúc.

Cúng đầy tháng cho bé gái gồm những gì- Cách xếp mâm cúng

Cúng đầy tháng cho bé gái gồm những gì  và một số vấn đề liên quan

Sự khác nhau của cách cúng đầy tháng cho bé gái ở 3 miền: Bắc, Trung, Nam

Nhìn chung, lễ cúng đầy tháng cho bé gái ở cả ba miền cơ bản giống nhau về cách tổ chức nghi lễ và lễ vật sẽ chia làm hai mâm như trên. Tuy nhiên, tùy theo đặc trưng của từng vùng mà có sự khác nhau giữa các lễ vật trong mâm cúng. Một số ví dụ như:

Khác nhau về xôi cúng

Tại miền Bắc thường cúng xôi vò, miền Trung thì cúng vôi đậu xanh hay xôi gấc. Còn niềm Nam thì bà con hay cúng xôi gấc.

Khác nhau về bộ tam sên: Ốc, thịt heo, trứng, cua hoặc tôm.

Ở miền Bắc thì bà con cúng bằng lễ vật chín, có nghĩa là đem luộc tất cả. Còn ở mâm cúng tại miền Trung hoặc miền Nam thì sẽ để sống hoặc cúng theo vía bé trai 7, bé gái 9.

Khác nhau về đĩa mặn: Gà hay vịt

Theo phong tục miền Bắc thì thường cúng một con gà trống luộc, không cúng vịt.

Ở miền trung thì thường cúng đầy tháng cho bé gái là gà trống luộc còn cho bé trai là gà mái luộc.

Mâm cúng miền Nam thì có thể cúng gà luộc hay vịt quay tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi gia đình.

Ngoài ra, trong mâm lễ cúng ở miền Nam thì thường kèm theo một ít đồ chơi. Còn ở miền Trung và miền Bắc thì không có thêm các đồ chơi.

Cúng đầy tháng cho bé gái theo đạo phật như thế nào là đúng?

Theo Phật giáo, lễ cúng đầy tháng là dịp để cầu nguyện Đức Phật, các vị hộ thần phù hộ cho bé được khỏe mạnh, có cuộc sống bình an. Cho nên mâm cúng sẽ là các lễ vật chay tịnh, lễ đơn giản tránh những gì liên quan đến sát sinh.

Mâm cúng đầy tháng cho bé gái theo đạo phật, bao gồm:

Chè, xôi, cháo trắng, nước: Mỗi thứ được chia ra làm 12 chén nhỏ và một bát lớn.

Thêm vào đó là đĩa bánh hỏi, một đĩa hoa quả lớn, một bình hoa tươi. Và trầu cau, nước trà, nhang, đèn 1 đĩa muối, gạo, bánh ngọt, bánh chưng chay,..

Các con vật nhỏ dùng để phóng sinh: Chim, lươn,..

Ngoài ra còn có các lễ vật để bày trên bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật trong nhà.

Khác nhau với nghi lễ cúng đầy tháng thông thường là khi cúng đầy tháng cho bé gái theo Đạo Phật. Thì cha mẹ cần tụng kinh Địa Tạng để cầu nguyện cho con. Sau đó phóng sanh, ăn chay, làm việc thiện… để tạo phước lành cho con.

Kết luận

Bài viết trên là lời giải đáp cho rất nhiều cha mẹ về vấn đề cúng đầy tháng cho bé gái gồm những gì? Mong rằng, những lời chia sẻ này sẽ hữu ích đối với các phụ huynh còn bối rối trong vấn đề này. Cầu chúc cho tất cả các em bé  sinh ra được bình an và khỏe mạnh lớn lên.

Bài viết tham khảo : https://tapchimebe.com/cung-thoi-noi-cho-be-cung-chuan-nhat-can-biet/
Cúng Thôi Nôi Cho Bé Cưng Chuẩn Và Trọn Vẹn Nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *