Những Dấu Mốc Khi Bé 6 Tháng Tuổi Mà Bố Mẹ Nào Cũng Nên Biết

dấu mốc khi bé 6 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh và khi bé 6 tháng tuổi, con sẽ những biến chuyển mạnh mẽ về cả thể chất lẫn trí tuệ. Do đó có thể nói đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé. Bài viết sau đây sẽ đem lại những thông tin về thay đổi của bé yêu mà bố mẹ nào cũng nên biết cũng như lưu ý gì khi bé bước vào độ tuổi này.

DẤU MỐC PHÁT TRIỂN CỦA BÉ 6 THÁNG TUỔI

Về mặt nhận thức

Thực tế, khi bé 6 tháng tuổi, các bé đã có thể nhận diện và nhớ các âm thanh quen thuộc bố mẹ hay người thân trong gia đình thường nhắc đến, ví dụ như tên, câu đùa giỡn… và biết đáp lại chúng, đồng thời, bé 6 tháng tuổi cũng bắt đầu tập nói những nguyên âm và phụ âm cơ bản như u, bờ, ơ,a… và trả lời người lớn bằng những âm thanh này khi bé nghe giọng nói. Đây là một trong những bước đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển khả năng nói của trẻ sau này.

Bên cạnh đó, ở độ tuổi này, bé cũng bắt đầu trở nên hiếu động và tò mò với mọi vật xung quanh hơn bao giờ hết. Bé 6 tháng tuổi sẽ bị thu hút bởi những đồ vật lạ, bắt mắt cũng như để ý các tiếng động xung quanh hay cố gắng lấy những đồ vật ngoài tầm với.

Về mặt vận động

Bé 6 tháng tuổi là khoảng thời gian có rất nhiều biến đổi về mặt thể chất. Ở độ tuổi này, bé có những khả năng vận động như sau:

Có thể thực hiện lật, bò và ngồi

Khi nằm sấp, hai chân bé có thể đưa thẳng lên cao và hầu như các bé đều đã thành thạo trong việc lật từ ngửa sang sấp và lật từ sấp sang ngửa. Bé cũng có thể dùng hai tay và đầu gối để đỡ thân người, tứ chi của bé đã có thể duỗi thẳng để đẩy người lên trước hoặc về sau.

Đồng thời, trong giai đoạn này, các bé sẽ bắt đầu sử dụng tay và đầu gối để bò, một số bé sẽ dùng chân, bụng trượt trên sàn hoặc thậm chí là cuộn người lại, cũng chính vì bé ở thời điểm này đang tập bò, bố mẹ hãy nên dọn dẹp phòng ốc rộng rãi để con có thể tập bò dễ dàng hơn. Ngoài ra, khi lật ở tư thế nằm sập, bé có thể gập một bên thân người và làm tư thế nửa ngồi.

Khi bố mẹ kéo tay để bé ngồi dậy, bé có thể giữ được thăng bằng lưng và giữ thẳng hông, bé cũng có thể ngẩng đầu và tự do hoạt động.

Bên cạnh đó, khi bé 6 tháng tuổi, bé đã biết chống tay để tự mình ngồi dậy. Đa số các bé 6 tháng tuổi đều bắt đầu tập ngồi và đến 7 đến 9 tháng tuổi mới thành thạo kỹ năng này.

Biết phối hợp tay mắt tốt hơn

Ở độ tuổi này, bé sẽ có những cử động tay chính xác hơn ở độ từ từ 3 đến 4 tháng vì tầm nhìn đã tốt hơn trước. Bé trở nên hiếu động với những đồ chơi, đồ vật lạ mắt và cố gắng giữ lấy và quan sát chúng một cách cẩn thận.

Cố gắng nắm đồ vật

Bố mẹ có thể để ý khi đặt đồ vật bên cạnh bé 6 tháng tuổi, bé sẽ vươn tay đến đồ chơi và cầm gọn chúng trong lòng bàn tay, khi bú sữa, hai tay bé sẽ ôm lấy bình sữa, hay khi bị quần áo che chắn tầm nhìn, bé sẽ tự dùng tay gạt chúng đi… điều này cho thấy hầu  hết các bé ở độ tuổi này đều thích cầm nắm đồ vật, và thậm chí là cho chúng vào miệng.

Khả năng nhận thức độ sâu và màu sắc tăng

Có thể nói thị lực của bé đã cải thiện rất nhiều so với trước. Khi bé 6 tháng tuổi, bé sẽ có khả năng phân biệt màu sắc cũng như có thể ước tính khoảng cách của vật thể đang trong tầm mắt và quan sát chúng.

Về cử chỉ giao tiếp

Khả năng giao tiếp của bé 6 tháng tuổi phát triển khá nhanh, bé đã bắt đầu biết phân biệt các loại âm thanh, biết bập bẹ theo người lớn và biết đáp lại bằng những âm thanh của riêng bé. Ngoài ra, bé còn biết tương tác với bố mẹ hoặc người thân thông qua những biểu cảm khuôn mặt như khóc, cười, nhăn mặt, mếu máo…

cử chỉ giao tiếp của bé 6 tháng tuổi

Đặc biệt, trong thời gian này, bé rất thích nói chuyện cùng bố mẹ bằng cách phát ra những tiếng như a, o, ê, các bé cũng tỏ ra thích thú và hào hứng khi có ai đến gần và trò chuyện với mình. Bên cạnh đó, bé cũng nhận biết tên mình khi có ai đó gọi tên bằng cách quay đầu hoặc ngẩng đầu về phía người đó.

Bé cũng nhận thức được người quen và người lạ. Khi được người bé chưa từng gặp hoặc lâu ngày gặp bế, bé thường sẽ hất tay ra, tìm và ôm chầm lấy mẹ, đồng thời tạo ra những âm thanh như la, khóc để thu hút sự chú ý của bố mẹ và không cho người lạ bế.

Không chỉ vậy, khi bé gặp những đứa trẻ cùng độ tuổi, bé sẽ tỏ ra hiếu kỳ và đưa tay chạm vào chúng.

Về giác quan

giác quan của bé 6 tháng tuổi

Khi trong giai đoạn 6 tháng tuổi, bé thường thích chạm vào những kết cấu đồ vật khác nhau như thức ăn, đồ chơi, đồ dùng trong nhà… để cảm nhận chúng. Do đó bố mẹ nên chú ý để xa những đồ vật nguy hiểm, dễ gây cháy nổ hay bỏng… khỏi tầm tay trẻ em.

Bé đã có thể nhận biết các màu sắc cơ bản cũng như khuôn mặt từng người trong gia đình và những người hay gặp.

Ngoài ra, bé cũng sẽ cảm thấy được an ủi khi được chạm, vỗ về và dỗ bé thằng âm điệu nhẹ nhàng.

Bé cũng có tầm nhìn tốt hơn do đó dễ bị thu hút bởi các vật thể lớn, có màu sắc sặc sỡ và dễ có ấn tượng với chúng hơn.

Về sự truyền đạt ngôn ngữ

Bé 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu tập các nguyên âm và phụ âm đơn giản như: a, ê, ba, i… ứng với các ngữ điệu, âm lượng mà bé nói mà mẹ có thể đoán được các biểu cảm khác nhau.

Khi được bố mẹ tập nói, bé thường sẽ có nhiều động tác tay và chân hơn để đáp lại lời bố mẹ, đặc biệt, bé cũng sẽ chú ý khẩu hình miệng của bố mẹ và vui vẻ cười nói theo nó.

LƯU Ý KHI CHĂM SÓC BÉ 6 THÁNG TUỔI

Bé khi được 6 tháng tuổi sẽ có những chuyển biến rất lớn về thể chất và tinh thần, do đó bố mẹ cũng cần lưu ý những điều sau đây để con có thể phát triển một cách khỏe mạnh và tốt nhất.

Môi trường sống

Môi trường bé lớn lên là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sức khỏe và độ phát triển của bé sau này. Nếu được phát triển trong môi trường lành mạnh, bé sẽ có thể phát triển tối đa thể chất và tinh thần, ngược lại, môi trường sống không tốt sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cách sinh hoạt của bé sau này.

Được 4 tháng tuổi, bé cười nhiều hơn

Cũng bởi vì trẻ con ở độ tuổi này rất hiếu động, bố mẹ hãy cố gắng dành thời gian dọn dẹp phòng ốc, tránh để bụi bẩn bám vào đồ chơi, mền, gối của con dẫn đến các bệnh về hô hấp. Bố mẹ cũng nên chú ý không cho con bỏ những đồ vật như đồ chơi, quần áo… vào miệng để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên thỉnh thoảng cho con đi dạo để hứng khí trời, giúp con mở mang tầm mắt cũng như hít thở không khí trong lành.

Chế độ dinh dưỡng

chế độ dinh dưỡng của bé 6 tháng tuổi

Vì đây là giai đoạn bé phát triển rất nhanh, do đó bố mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé. Điều cần chú ý đó là bé 6 tháng tuổi có thể được bổ sung các loại thực phẩm ngoài sữa mẹ hoặc sữa bột và có thể bắt đầu ăn dặm, tuy nhiên sữa mẹ và sữa bột vẫn nên là thức ăn chính cho bé.

Đối với những bé đang tập ăn dặm, bố mẹ nên cho bé làm quen bằng cách chỉ cho bé ăn từ 1 đến 2 muỗng vào lần đầu, sau đó từ từ tăng dần lượng ăn trong bữa của trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy quan sát biểu hiện của trẻ, nếu bé nôn trớ thường xuyên trong thời gian ăn dặm dù đã thử nhiều cách khắc phục, hãy ngừng ăn dặm và đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và có phương pháp điều trị thích hợp.

Chú ý đồ vật xung quanh

Có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra do bố mẹ bất cẩn để thuốc, những đồ điện gần tầm ngắm bé. Vì vậy, bố mẹ tuyệt đối không cho bé chơi những đồ chơi có chi tiết nhỏ hay để các vật sắc nhọn gần bé, tránh việc bé bị hóc, nghẹt thở khi cho đồ vào miệng hay bò đến cầm những đồ vật nguy hiểm.

Chú ý cảm xúc của bé

Dù bé còn nhỏ nhưng bé cũng đã có những cảm xúc riêng, vì vậy bố mẹ hãy chú ý đến những biểu hiện khác thường của bé. Bé có thể cảm thấy bất an, lo lắng khi không được thực hiện được các động tác ngồi, bò, hay khi tiếp xúc với người lạ, không nghe thấy giọng mẹ… chú ý những biểu hiện đó và tìm cách trấn an bé bằng cách giúp đỡ nếu thấy bé vận động quá khó khăn, hoặc động viên và cười đùa với bé sẽ giúp bé cảm thấy tự tin và vui vẻ hơn.

Tương tác với con

Ngoài việc nói chuyện nhiều với con, các hoạt động như đọc sách, chơi cùng con, đưa con đi dạo sẽ giúp con tăng cường thị lực cũng như kích thích kĩ năng nghe của bé.

Bên cạnh việc bố mẹ, người thân trong gia đình nói chuyện và dành thời gian với con, bố mẹ cũng nên cho con gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người khác nhau để bé trở nên mạnh dạn hơn, đồng thời phát triển các kỹ năng giao tiếp tốt hơn.

KẾT LUẬN

Nhiều bé 6 tháng tuổi có thể làm được tất cả các kỹ năng quan trọng nếu trên trước và trong độ tuổi này, do đó nếu bố mẹ quan sát thấy con phát triển chậm một trong những kĩ năng trên sau 6 tháng, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ chuẩn đoán và can thiệp kịp thời. Bài viết trên đã tổng hợp các dấu mốc khi bé 6 tháng tuổi mà bố mẹ nào cũng nên biết kèm theo đó là những chú ý khi bé bước vào độ tuổi này. Chúc các bé luôn có sức khỏe và phát triển tốt nhất nhé!

Bạn có thể tham khảo cách dạy bé tự lập sớm tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *