Bé Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Phải Làm Thế Nào – 5 Cách Giải Quyết Hiệu Quả

Bé sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng thường gặp trong khoảng thời gian đầu sau sinh khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Mặc dù đây không phải là dấu hiệu nguy hiểm, bố mẹ vẫn nên tìm hiểu cũng như có các biện pháp chữa trị hiệu quả để phòng tránh kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bài viết dưới đây sẽ đem đến một số kiến thức, cách phòng ngừa và chữa trị khi bé sơ sinh bị sôi bụng.

NGUYÊN NHÂN BÉ SƠ SINH BỊ SÔI BỤNG

Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng bé sơ sinh bị sôi bụng là do chế độ ăn uống của trẻ. Sau khi sinh, cơ thể cũng như hệ tiêu hóa của bé còn yếu, do đó nếu mẹ cho bé uống sữa ngoài quá sớm sẽ khiến cơ thể bé chưa kịp thích nghi. Ngoài nguyên nhân trên, bé sơ sinh bị sôi bụng là do một số nguyên nhân sau:

Nguồn sữa mẹ

Sữa mẹ có chứa lượng chất béo, đường, các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, ngoài ra thức ăn mẹ thu nạp vào cơ thế cũng đóng vai trò rất quan trọng quyết định chất lượng sữa cho con, vì vậy nếu mẹ ăn thức ăn lạ, những loại thức ăn không lành mạnh như quá nhiều dầu mỡ, cay nóng, quá nhiều đạm, đồ ăn chưa được nấu chín… sẽ làm cho nguồn sữa bị ảnh hưởng, dẫn đến nguy cơ bé bị sôi bụng, đi ngoài tăng cao.

Bé bú không đúng cách

Nguyên nhân bé sơ sinh bị sôi bụng

Tốc độ sữa chảy cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bé sơ sinh bị sôi bụng. Nếu mẹ cho bé bú quá nhanh hoặc quá chậm, rất có khả năng bé sẽ nuốt nhiều không khí vào dạ dày, từ đó gây sôi bụng.

Bên cạnh đó, đối với những bé đang trong giai đoạn bú bình hoặc dùng sữa mẹ song song với bú bình, nếu mẹ pha sữa không đúng tỷ lệ cho trẻ sơ sinh hay không vệ sinh thường xuyên dụng cụ pha chế cũng sẽ dẫn đến tình trạng trên.

Trẻ không hấp thụ được lactose

Khi bé bú ngoài quá sớm, cơ thể sẽ không sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa lactoso – đường trong sữa và các sản phẩm khác làm từ sữa, khiến cho lactoso không được tiêu hóa hết mà tích tụ lại trong ruột, từ đó dẫn đến hiện tượng bé sơ sinh bị sôi bụng.

Nhiễm khuẩn đường ruột

Bé sơ sinh bị sôi bụng có thể do các loại vi khuẩn trong thực phẩm tái sống hoặc các loại thực phẩm thiếu vệ sinh, những thực phẩm chứa hóa chất, nhiễm nấm, ký sinh như khuẩn salmonella, shigella, khuẩn coli… Các loại vi khuẩn có hại này sẽ gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến bệnh tiêu chảy

Dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh chữa bệnh đôi khi sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ: đi ngoài, sôi bụng, táo bón… Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên với tần suất cao khi sử dụng kháng sinh, ba mẹ hãy dẫn con đến bác sĩ để được tư vấn và thay đổi liều lượng thuốc.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BÉ SƠ SINH BỊ SÔI BỤNG

Khi bé sơ sinh bị sôi bụng sẽ rất dễ để nhận biết, dưới đây là một số dấu hiệu điển hình:

  • Bụng trẻ phát ra âm thanh ùng ục
  • Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài
  • Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi
  • Trẻ hay bị nôn trớ, ọc sữa
  • Trẻ quấy khóc rất nhiều, đặc biệt là vào ban đêm, lười bú

Những biểu hiện trên có thể kéo dài từ 1 đến 2 ngày hoặc có thể là lâu hơn tùy vào cơ địa và tình trạng nghiêm trọng của bệnh.

CÁCH XỬ LÝ KHI BÉ SƠ SINH BỊ SÔI BỤNG

Bên trên là những nguyên nhân và dấu hiệu khi bé sơ sinh bị sôi bụng. Nếu đây là tình trạng trẻ đang gặp, các mẹ hãy thử thực hiện một số phương pháp dưới đây:

Thay đổi tư thế cho bé bú

Một trong những nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị sôi bụng là do tư thế cho con bú không đúng khiến cho bé bú phải nhiều không khí. Chính vì vậy các mẹ cần điều chỉnh tư thế bú phù hợp để hạn chế tối đa tình trạng này.

Mẹ có thể nhận biết tư thế cho con bú cần điều chỉnh bằng cách quan sát thời điểm bé đang bú, nếu bé quấy khóc và mẹ nghe tiếng bụng sôi. Khi có các biểu hiện trên, các mẹ có thể đặt bé lên vai, vỗ nhẹ lưng để bé ợ ra ngoài, hoặc mẹ cũng có thể đặt bé nằm ngửa rồi nhẹ nhàng gập đầu gối chân bé liên tục.

Trong trường hợp bé đang bú bình, các mẹ hãy cho bé ngậm vúm nú vừa phải, không nên để sữa chảy quá nhanh hay quá chậm khiến không khí tích tụ trong ruột, dẫn đến tình trạng sôi bụng.

Tư thế cho con bú đúng cách

Sử dụng men vi sinh

Men vi sinh là chế phẩm chứa các vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa, cải thiện cân bằng hệ tạp khuẩn ruột và tạo một lớp hàng rào bảo vệ, tránh sự xâm nhập của những vi khuẩn có hại và những tác nhân gây bệnh. Vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa được phát triển tốt do đó các mẹ có thể cho con uống men vi sinh để bổ sung các vi khuẩn cho lợi cho hệ tiêu hóa, tránh các tình trạng rối loạn tiêu hóa như sôi bụng, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu… Bố mẹ có thể cho con uống trực tiếp hoặc pha với nước lọc và uống bình thường

Chế độ ăn uống của mẹ

chế độ ăn uống của mẹ

Khi bé sơ sinh bị sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu, các mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình, đó là bởi chế độ dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn sữa cũng như sức khỏe của trẻ. Vì vậy, khi mẹ có một chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý và nghỉ ngơi có khoa học sẽ giúp có trẻ có được đủ chất dinh dưỡng cần thiết và đủ khả năng phòng ngừa bệnh tật.

Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, các sản phẩm từ đậu nành và các loại trái cây như cam, quýt, bắp cải, súp lơ… rất dễ gây ra tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ nên giảm bớt những thực phẩm này đồng thời nên bổ sung thêm nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày.

Thay đổi sữa cho con

thay đổi sữa cho con

Đối với những bé đang sử dụng sữa ngoài hoặc dùng song song sữa mẹ và sữa ngoài, mẹ nên chọn những loại sữa không chứa đường lactoso, bởi loại đường này ở trong sữa chính là nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa với nhiều người, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa còn yếu như ở trẻ sơ sinh.

Sản phẩm sữa không chứa Lactoso cũng có kết cấu, hương vị và thành phần dinh dưỡng gần như là giống hoàn toàn với sữa thông thường, do đó bố mẹ có thể yên tâm khi thay thế sữa không chứa lactoso, vì nó không làm mất đi bất kỳ chất dinh dưỡng nào và hương vị cũng như nhau.

Bạn cũng có thể tham khảo các dòng máy ủ sữa an toàn và chất lượng tại đây.

Đưa trẻ đến khám bác sĩ

Nếu mẹ đã thực hiện đầy đủ và hợp lý các biện pháp trên mà bé vẫn có tình trạng sôi bụng và không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị.

CÁCH PHÒNG NGỪA BÉ SƠ SINH BỊ SÔI BỤNG

Ngoài những cách xử lý khi đang trong tình trạng sôi bụng ở trẻ, các mẹ cũng nên tìm hiểu để phòng ngừa hiện tượng này, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tình trạng ăn uống ngon miệng của con:

cách phòng ngừa bé sơ sinh bị sôi bụng
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng dễ gây nên tình trạng chán ăn, quấy khóc, mệt mỏi

Cho con bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con, do đó bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ giúp trẻ dễ hấp thu dinh dưỡng hơn, đồng thời tăng cường các yếu tố và thành phẩn miễn dịch, bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh và vi khuẩn có hại. Nếu mẹ ít sữa, hãy cho con bú nhiều lần để cơ thể mẹ tự điều chỉnh lượng sữa, ngoài ra mẹ cũng cần tích cực kích sữa và ăn các thực phẩm lợi sữa.

Trong trường hợp mẹ không thể cho con bú sữa mẹ, các mẹ hãy tìm hiểu kỹ các loại sữa, thành phần và mùi vị sao cho giống sữa mẹ nhất, hãy ưu tiên những loại sữa không chứa đường lactoso để tránh bé sơ sinh bị sôi bụng. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý khâu pha chế và vệ sinh dụng cụ pha chế sữa thường xuyên.

Thực đơn ăn uống

Chế độ ăn uống của mẹ cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Mẹ nên có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, ưu tiên ăn nhiều rau củ, hoa quả và tránh những đồ ăn có tính nóng, chứa nhiều dầu mỡ và cố gắng uống đủ nước trong ngày.

Cách cho bú

Ngoài ra, mẹ nên chọn một tư thế thích hợp giúp bé thoải mái nhất khi bú. Mẹ cũng nên xoa bụng, vỗ lưng ợ hơi sau bú để các khí đang kẹt trong dạ dày ra ngoài, giúp bé dễ ợ hơi và cảm thấy dễ chịu hơn.

Sử dụng đủ liều lượng chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa

sử dụng đủ liều lượng hỗ trợ tiêu hóa

Việc dùng các chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa trong thời gian dài không khiến cho tình trạng sôi bụng ở trẻ cải thiện mà thậm chí ngày càng tồi tệ hơn. Sử dụng bừa bãi các sản phẩm này sẽ khiến cơ thể con bị mệt mỏi, suy nhược, đồng thời làm cho chơ thể trở nên “lười biếng”, lâu ngày sẽ không sản sinh ra men tiêu hóa, từ đó làm giảm công suất và trở nên phụ thuộc vào các loại chế phẩm hỗ trợ này.

sử dụng men vi sinh

Đối với men tiêu hóa, bố mẹ không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa ổn định, đồng thời không được sử dụng liên tục, chỉ nên dùng trong khoảng thời gian tối đa là 2 tuần. Ngoài ra bố mẹ nên có con sử dụng men tiêu hóa trong bữa ăn hoặc ngay sau ăn.

Đối với men vi sinh, bố mẹ nên cho con uống ngay tại thời điểm pha men xong, tránh tình trạng pha men vi sinh rồi cho con uống lúc khác, như vậy sẽ không có đem lại tác dụng cho trẻ, đồng thời cũng không nên cho men vi sinh vào cháo, sữa hay nước nóng, bởi như vậy sẽ làm giảm tác dụng của men vi sinh.

Trong trường hợp bé đang sử dụng thuốc kháng sinh, các mẹ nên cho bé uống men vi sinh sau khi uống thuốc khoảng 2 tiếng để tránh vi khuẩn có lợi vô tình bị kháng sinh tiêu diệt.

KẾT LUẬN

Bài viết trên đã chỉ ra những nguyên nhân, dấu hiện, cách xử lý cũng như phòng tránh tính trạng bé sơ sinh bị sôi bụng.Với những thông tin trên, hy vọng các bé sẽ có sức khỏe tốt, mau lớn và không gặp lại tình trạng khó chịu như trên nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *