Có Bầu Có Kinh Không: Điều Không Thể Xảy Ra

Một câu hỏi mà nhiều chị em băn khoăn là liệu rằng có bầu có kinh không, đặc biệt là đối với những người chuẩn bị mang thai lần đầu. Thực tế thì cũng có một số người gặp phải trường hợp chảy máu khi đang mang thai. Để biết hiện tượng này được giải thích như thế nào thì xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Có bầu có kinh không?

Câu trả lời cho câu hỏi “Có bầu có kinh không?” là “Không”. Khi bạn đang có thai thì bạn chắc chắn sẽ không thể nào có kinh nguyệt được.

Hiện tượng chảy máu ở những tháng đầu thai kỳ vẫn có thể xảy ra nhưng đây không phải là kinh nguyệt. Vì chu kỳ kinh nguyệt chỉ có thể xuất hiện khi trứng không được thụ tinh cùng tinh trùng.

Khi đó, nồng độ chất kích tố trong cơ quan sinh sản sẽ giảm xuống do quá trình thụ tinh không diễn ra. Chất này sẽ kiểm soát sự phóng thích của trứng vào ống dẫn trứng, đồng thời làm niêm mạc tử cung dày lên, tạo điều kiện cho trứng đã được thụ tinh vào làm tổ và phát triển thành bào thai. Khi sự thụ tinh không xảy ra thì bộ phận này sẽ tách khỏi thành tử cung và tạo ra kinh nguyệt.

Khi bạn mang thai, niêm mạc tử cung cũng sẽ không bị bong ra và đây cũng là nguyên nhân vì sao trễ kinh được coi là một trong những dấu hiệu ban đầu để nhận biết bạn đang mang thai dễ dàng nhất.

Trường hợp một số người có kết quả dương tính với que thử thai nhưng vẫn chảy máu thì đây không phải máu kinh. Nếu lượng máu chảy ra rất ít, chỉ nhỏ vài giọt và có màu hồng hoặc nâu thì có thể đây là máu báo thai.
Còn nếu lượng máu ra nhiều, đủ để cần phải dùng đến băng vệ sinh hay tampon thì bạn cần phải thận trọng và đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

Phân biệt giữa máu kinh và máu báo thai

Chị em nên tìm hiểu rõ để tránh nhầm lẫn giữa máu kinh và máu báo thai và để có thể lý giải được sự băn khoăn về nguyên nhân tại sao có một số trường hợp tuy mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt bình thường.

có bầu có kinh không 1

Máu kinh

Máu có màu đỏ sẫm, ra nhiều, ồ ạt và kéo dài từ 3 – 5 ngày. Lượng máu sẽ ít dần và kết thúc hẳn ở ngày thứ 7. Tùy theo cơ địa mỗi người mà thời gian hành kinh sẽ kéo dài trong khoảng thời gian khác nhau.

Máu báo thai

Máu tươi, không đi kèm với chất dịch nhầy, ra ít, nhỏ giọt và nó cũng kéo dài từ 3 – 5 ngày. Tùy theo mỗi người sẽ có các yếu tố tác động khác nhau như tư thế làm việc hay bệnh lý mà màu của máu báo thai sẽ ra nhiều và có màu sắc thất thường.

Các nguyên nhân xuất huyết âm đạo khi mang thai

Trong tam cá nguyệt thứ nhất – 3 tháng đầu thai kỳ

Thực tế có khoảng 15 đến 25% phụ nữ gặp phải hiện tượng ra máu nhỏ giọt vào giai đoạn đầu thai kỳ. Có một số nguyên nhân gây nên hiện tượng này như

  • Máu báo thai
  • Dấu hiệu của những sự thay đổi ở cổ tử cung
  • Nhiễm trùng
  • Thai trứng – sự hình thành một khối mô bất thường thay vì bào thai sau khi thụ tinh
  • Thai ngoài tử cung
  • Dấu hiệu của sảy thai

Ngoài hiện tượng chảy máu âm đạo thì còn có một số dấu hiệu khác do các vấn đề trên như co thắt và đau bụng dữ dội, đau hoặc mỏi lưng, choáng váng hoặc ngất xỉu, mệt mỏi, đau, sốt, thay đổi dịch tiết âm đạo, nôn và nôn ói không kiểm soát được. Cùng với các dấu hiệu này thì lượng máu cũng ra nhiều hơn chứ không nhỏ giọt giống như bình thường.

Trong đó có 2 nguyên nhân vô cùng điển hình là

Thai ngoài tử cung

Khái niệm thai ngoài tử cung dùng để chỉ các trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở nơi khác phía bên ngoài tử cung. Khi phụ nữ mang thai, quá trình thụ tinh sẽ được diễn ra trong ống dẫn trứng, sau đó tế bào trứng sẽ di chuyển đến tử cung.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp tế bào trứng đã được thụ tinh sẽ không di chuyển đến tử cung mà lại bám vào thành ống dẫn trứng. Dẫn đến một trình trạng thường thấy nhất là thai ở vòi trứng, khi thai bị vỡ thì máu sẽ chảy ổ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ.

Trường hợp thai ngoài tử cung này thường chiếm tỷ lệ thấp, khoảng từ 4,5‰ – 10,5‰, tương đương với cứ 1000 người mang thai thì sẽ có khoảng 4 – 10 người có thể mang thai ngoài tử cung.

Những người đã từng mang thai ngoài tử cung bị vỡ một lần thì có nguy cơ cao sẽ bị lại ở lần mang thai tiếp theo. Những người rơi vào trường hợp này thường có một trong các dấu hiệu như rong huyết nhẹ, đau bụng dưới, đau nhói bụng, đau một bên cơ thể, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và ói mửa, đau vai, cổ và trực tràng. Lượng máu ra thường ít, có màu bầm đen và không đông lại. Và thai bên ngoài tử cung sẽ không giữ được.

Dấu hiệu của sảy thai

Sau khi chắc chắn rằng đã mang thai bằng que thử thai nhưng vẫn có máu kinh ở tháng đầu tiên. Đợi đến khi siêu âm thì phát hiện túi thai đã không còn nằm trong buồng tử cung. Đây là dấu hiệu của hiện tượng sảy thai sớm và rất nguy hiểm.

Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ 3

Ở giai đoạn sau ba tháng đầu tiên này thì dù máu ra ít hay ra nhiều thì mẹ bầu đều cần phải đến bệnh viện ngay lập tức.

Một số nguyên nhân phổ biến gây chảy máu trong tam cá nguyệt thứ 2 và ba gồm có

  • Sinh non hoặc giãn cổ tử cung
  • Sảy thai
  • Nhau tiền đạo
  • Nhau bong non
  • Vỡ tử cung
  • Mạch máu tiền đạo – trường hợp này khá hiếm gặp

Sinh non

Trường hợp này thai nhi chào đời khi chưa đủ 37 tuần tuổi. Trước khi chuyển dạ sinh non thì một số thai phụ sẽ gặp các triệu chứng tương tự như kinh nguyệt với một lượng dịch nhầy lớn.

Có Bầu Có Kinh Không 2

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác của sinh non còn có đau lưng, cảm giác tức nặng ở bụng dưới, chuột rút nhẹ ở bụng, đau quặn bụng giống đau bụng kinh hoặc đau kèm với các cơn co thắt liên tục và thay đổi dịch tiết âm đạo (rỉ dịch lỏng, nhầy hơn hoặc có máu).

Những thai nhi khi được sinh non sẽ phải đối diện với một số rủi ro nhất định do được sinh ra quá sớm và chưa phát triển đầy đủ, chẳng hạn như khiếm khuyết về nhận thức, bại não…

Nhau tiền đạo

Tình trạng này xảy ra khi nhau thai bám ở vị trí quá thấp trong tử cung, dưới cổ tử cung, che mất một phần hoặc che phủ cổ tử cung, gây cản trở đường đi của thai nhi khi chuyển dạ và có thể phải mổ để lấy thai.
Một số dạng nhau tiền đạo thường gặp

Có Bầu Có Kinh Không 3

Tùy vào mỗi người mà mức độ ra máu khi bị nhau tiền đạo sẽ khác nhau và bất thường ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Bên cạnh đó, thai phụ có thể phải đối diện với tính trạng xuất huyết kèm với các cơn đau bụng do co thắt cổ tử cung.

Nhau tiền đạo có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết trong thai kỳ và ngay cả sau khi sinh, gây nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của cả thai phụ lẫn thai nhi.

Nhau bong non

Thường xảy ra trong vài tháng cuối của thai kỳ, diễn biến bệnh rất nhanh và có thể gây ra tử vong cả mẹ và con. Đây là trạng thái mà nhau thai tách ra một phần hay hoàn toàn trước khi thai nhi được sinh ra ngoài. Điều này cũng sẽ đồng nghĩa với việc khi ấy dòng máu nuôi dưỡng thai nhi cũng bị cắt đứt. Do đó, cần phải mau chóng đưa thai nhi ra ngoài.

Một số triệu chứng thường gặp của nhau bong non có thể xuất hiện như đau bụng đột ngột và dữ dội, bụng cứng như gỗ, rau máu âm đạo loãng và sẫm màu, tim thai bất thường.

Các biến chứng của nhau bong non gồm có choáng do mất máu, cháy máu do giảm sinh sợi huyết, suy thận cấp, sinh non và có thể gây tử vong cả mẹ và con.

Vỡ tử cung

Vỡ tử cung trong chuyển dạ là một tai biến trong sản khoa, đây là tình trạng tử cung bị xé rách từ niêm mạc quá lớp cơ.

Vỡ tử cung được chia ra làm hai nhóm là vỡ tử cung tự nhiên không phải do can thiệp thủ thuật và vỡ tử cung do sự can thiệp của các thủ thuật sản khoa như nội xoay thai, đẻ thủ thuật forceps, giác hút…

Vấn đề này thường xảy ra phổ biến ở những thai phụ đã từng trải qua sinh mổ, tử cung sẽ bị rách dọc theo vết sẹo cũ, khiến cho máu chảy ồ ạt.

Để hạ thấp tỷ lệ vỡ tử cung trong chuyển dạ thì thai phụ nên đi khám thai thường xuyên, đúng định kỳ để kịp thời phát hiện ra các nguyên nhân gây vỡ tử cung.

Trường hợp xuất huyết như nào thì mẹ bầu nên đi khám

Trong thời kỳ mang thai thì tình trạng xuất huyết tử cũng và xuất huyết cổ tử cung không phải là hiếm gặp, một số trường hợp không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên, tình trạng ra máu âm đạo vẫn có nguy cơ là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến cả thai phụ và thai nhi.

Nếu thai phụ gặp phải những dấu hiệu bất thường như

  • Dịch âm đạo có màu đỏ tươi
  • Xuất huyết nhiều hoặc có cục máu đông
  • Choáng váng, ngất xỉu
  • Đau bụng dữ dội
  • Đau vùng xương chậu

Thì nên đi đến bệnh viện ngay để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt là giai đoạn đầu thai kỳ để tránh những tình huống không mong muốn xảy ra.

Tổng kết

Hiện tượng xuất huyết ở giai đoạn đầu thai kỳ khiến không ít chị em lầm tưởng và băn khoăn liệu có bầu có kinh không, chị em nên nhớ rằng chuyện đó sẽ không thể xảy ra nhé. Tuy nhiên, tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể sẽ nguy hiểm nên chị em cần phải hết sức lưu ý nhé.

Hy vọng với những gì mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên sẽ giúp cho chị em giải quyết được thắc mắc có bầu có kinh không của mình và biết được những bệnh lý liên quan đến tình trạng xuất huyết khi mang thai để có được tình trạng sức khỏe sinh sản tốt nhất.

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *